Chào Mừng Đức Tân Giáo Hoàng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chưa đầy 24 giờ họp kín trong Nhà Nguyện Sixtine, Hồng Y Viện gồm 115 vị đã tuyển cử được Đức Tân Giáo Hoàng lúc 17 giờ 30 ngày Thứ Ba 19/4/2005. Làn khói trắng đã bay ra từ ống khói trên nóc nhà thờ. Trên Quảng Trường Thánh Phêrô, nhiều người còn ngờ ngợ vì không tin là có kết quả sớm vậy. Nhưng, 10 phút sau, tất cả các chuông trong Thành Vatican đã rộn rã đổ liên hồi. Tiếng hoan hô, vỗ tay của hàng vạn tín đồ đứng đợi trên quảng trường đã vang lên trong niềm hân hoan vui sướng. Cũng những khuôn mặt này cách đó mười ngày đã u sầu, nhỏ lệ thương tiếc đức Cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô Đệ Nhị. Một triều đại giáo hoàng mới bắt đầu.

Sau 4 vòng bầu, Đức Hồng Y Giuse Ratzinger, niên trưởng Hồng Y Đoàn cử tri đã đạt được 2/3 tổng số phiếu và đã tuyên bố chấp nhận kết quả này cũng như trọng trách Giáo Hoàng, kế vị Đức Gioan-Phaolô Đệ Nhị trên ngôi Thánh Phêrô. Phát biểu ngay sau đó, ngài nói “Tôi lấy niên hiệu là Bênêdictô XVI vì Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XV đã lên ngôi Giáo Hoàng trong một thời đại cực kỳ hỗn loạn, ngài đã bắt đầu triều đại của ngài vào năm 1914 và ngài đã có câu nói bất hủ về Đệ Nhất Thế Chiến rằng :”Cuộc chiến này là một cuộc giết chóc vô ích” Sau đó, ngài đã là một trong những tác nhân đem lại hòa bình và hòa giải”. Ngài nói tiếp: “Đó cũng chính là chương trình của tôi : hành động để mang lại hòa bình và hòa giải. Tôi muốn triều đại của tôi là một triều đại hành động và lao động”. Theo lời kể của một vài vị Hồng Y thì ngài còn nói thêm: “Triều đại của Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XV ngắn ngủi, tôi nghĩ triều đại của tôi cũng như thế”.

Đức Giáo Hoàng Giuse Ratzinger, niên hiệu Bênêdicto XVI, năm nay 78 tuổi, sinh ngày 16/4/1927 tại Maktl-am-Inn, giáo phận Passau, vùng Bavière, nước Cộng Hòa Liên Bang Đức. Ngài thụ phong linh mục năm 1951. Là một nhà thần học lỗi lạc, ngài đã từng làm giáo sư giảng dạy môn này tại trường đại học Muenchen. Ngài được thụ phong Tổng Giám Mục giáo phận Muenchen vào tháng 3/1977 và được Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục tấn phong Hồng Y bốn tháng sau đó. Cũng nên biết, ngài là một trong 3 vị Hồng Y cử tri lần này không do Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô Đệ Nhị tấn phong. Trước khi lên ngôi Giáo Hoàng, ngài là vị Hồng Y niên trưởng của Hồng Y Viện và là chủ tịch Hội Đồng Tín Lý và Đức Tin. Ở chức vụ này, ngài có bổn phận bảo vệ tín lý của Giáo Hội Công Giáo trên toàn cầu. Ngài đã là cộng sự viên đắc lực và được sự tin tưởng tuyệt đối của Đức Giáo Hoàng tiền nhiệm, Gioan-Phaolô Đệ Nhị trong suốt 27 năm. Chính vì vậy mà giới thân cận Vatican chắc chắn là ngài sẽ tiếp tục sự nghiệp của Đức Gioan-Phaolô Đệ Nhị. Nhất là ngài đã giữ lại tất cả những vị Hồng Y thuộc giáo triều trước, trong đó có Đức Hồng Y Angelo Sodano trong chức vụ “thủ tướng” Tòa Thánh. Trong bài giảng bằng tiếng La tinh, đại ý ngài chủ trương Giáo Hội Hiệp Nhất , đối thoại với các tôn giáo bạn trên thế giới và tiếp nối con đường của Đức Giáo Hoàng tiền nhiệm.

Cũng nên biết thêm là trải qua 450 năm, ngôi Giáo Hoàng liên tục được các vị Giáo Hoàng người Ý Đại Lợi ngự trị. Chuỗi dài này chỉ được bẻ gẫy vào năm 1978 khi Đức Hồng Y Wojtyla lên ngôi với niên hiệu Gioan-Phaolô Đệ Nhị. Ngài là vị Giáo Hoàng thứ nhì kế tiếp không phải người Ý. Nhìn lại lịch sử Giáo Hội thì từ 2000 năm nay, chỉ có 4 vị Giáo Hoàng người Đức trước ngài. Vị cuối cùng là Đức Giáo Hoàng Victor II, đăng quang ngày 16/4/1055, cách đây 950 năm. Phần lớn thời gian cuộc đời ngài đã phục vụ tại giáo triều Vatican. Ngài chỉ làm tổng giám mục Munchen có 4 năm.

Có thể ngài là người rất thông thạo công việc của Tòa Thánh, của Giáo Hội Hoàn Vũ. Ngài sẽ không bỡ ngỡ khi phải lãnh gánh nặng khủng khiếp của vị đứng đầu Giáo Hội, giữa lúc thế giời đang có rất nhiều việc phức tạp liên quan đến con người và Đức Tin. Do chức vụ trước đây của ngài là vị “bảo vệ Tín Lý và Đức Tin”, nhiều người cho rằng ngài sẽ là một vị Giáo Hoàng bảo thủ, cứng rắn, cực đoan. Nhưng tựu chung, những lời chúc tụng tốt đẹp vẫn là đa số. Các vị nguyên thủ quốc gia trên khắp thế giới, các nhà lãnh đạo tôn giáo đã đánh điện mừng gửi về Tòa Thánh. Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc trong điện văn chúc mùng đã viết: “LHQ và Tòa thánh cùng chia xẻ sự dấn thân trong mục tiêu tranh thủ hòa bình, công bằng xã hội, nhân phẩn con người, tự do tôn giáo và sự tương kính giữa tất cả các tín ngưỡng trên thế giới”.

Thủ tướng Cộng Hòa Liên Bang Đức Gerhard Schroeder đã nói lên niềm hãnh diện của Đức vì Đức Giáo Hoàng là công dân Đức. Tổng Thống Chirac chúc mừng nồng nhiệt và hứa tiếp tục đối thoại trong niềm tin truyền thống giữa nước Pháp và Tòa Thánh. Tổng thống Phi Luật Tân, bà Gloria Arroyo chào mừng Đức Giáo Hoàng như “ngọn hải đăng” của tín đồ. Tổng Thống Nam Phi phát biểu coi Đức Giáo Hoàng như là một “đồng minh” để chống nạn kỳ thị chủng tộc và để xây dựng một thế giới công bằng. Tổng Thống Brasil thấy nơi Đức Giáo Hoàng người bảo vệ hòa bình và công bằng xã hội…. Đặc biệt Trung Quốc, vốn là nước không có quan hệ với Vatican, thì người phát ngôn Bộ Ngoại Giao cũng tuyên bố trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh cho biết là Bắc Kinh chúc mừng Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội; ông nhắc lại 2 yêu sách của Bắc Kinh để bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Vatican đã bị Mao Trạch Đông cắt đứt vào năm 1951. Hai điều kiện đó là : Vatican phải cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và Vatican không được xen vào công việc nội bộ của Trung Quốc, dù là trong các vấn đề tôn giáo.

Trong lúc đó, Ông Trần Thủy Biển, tổng thống Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) đã gửi điện mừng Đức Tân Giáo Hoàng do Tòa Đại Sứ Đài Loan bên cạnh Tòa Thánh với nội dung mong mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước lâu bền. Có nhiều xác suất là ông Trần Thủy Biển sẽ không đích thân tới dự lễ đăng quang vào ngày Chúa Nhật 24/4/3005 tới đây vì ông đã tới dự tang lễ Đức Gioan-Phaolô Đệ Nhị rồi. Đặc biệt nữa là cộng sản Việt Nam : phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao, Lê Dũng, ngày 20/4/2005 đã tuyên bố: “Chúng tôi chúc mừng Hồng Y Joseph Ratzinger đã được bầu làm Giáo Hoàng tại Tòa Thánh Vatican. Chúng tôi hợp thông với niềm vui của cộng đồng Công Giáo thế giới và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, đồng thời cầu chức Giáo Hoàng Benedict XVI tiếp tục lãnh đạo Giáo Hội thực hiện tốt nguyện vọng phục vụ hòa bình và công lý trên thế giới”. Lê Dũng cho biết trong quá khứ, việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hà Nội và Vatican có những tiến triển tốt đẹp. Cùng ngày, Phan Văn Khải đã có điện mừng. Các nhà lãnh đạo tôn giáo như Do Thái Giáo, Hồi Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành, Phật Giáo đều có điện văn chúc mừng.

Theo tin tức báo chí thì Đức Hồng Y Joseph Ratzinger lên ngôi Giáo Hoàng đã khiến cho một số dư luận trong và ngoài Giáo Hội bàn tán. Tại Nam Mỹ, nơi quy tụ khoảng 50% trong tổng số 1,1 tỷ người cộng sản trên thế giới, một số giáo dân ở đây có vẻ bất mãn vì họ hy vọng Đức Tân Giáo Hoàng sẽ là người Nam Mỹ. Một số giáo dân khác ở Âu Châu, đặc biệt là ở Đức thì cho rằng với Đức Tân Giáo Hoàng, Giáo Hội sẽ không cởi mở vì Đức Giáo Hoàng là người bảo thủ… Đối với những người ngoài Công Giáo hoặc không có thiện cảm với Tòa Thánh Vatican thì khỏi cần nói, họ đã tấn công vào cá nhân của Đức Tân Giáo Hoàng, khơi lại dĩ vãng lúc trẻ, ngài đã trong đoàn thanh niên Hitler vv… Nhưng tất cả những bàn tán, những thất vọng này so với niềm hân hoan của đại đa số giáo dân là không đáng kể. Đức Tân Giáo Hoàng có thời gian để chứng minh trong những ngày tháng tới. Đức Giáo Hoàng Benedict XVI mới được tuyển chọn được mấy ngày. Nhưng như ngài đã hẹn với tuổi trẻ một cuộc gặp gỡ trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giói (JMJ) tại Koehn trong ngày gần đây.

Nhận chức Giáo Hoàng vào thời điểm này, Đức Benedict XVI phải là người rất can đảm vì vị Giáo Hoàng tiền nhiệm quá vĩ đại. Thừa hưởng gia nghiệp của người quá cố là một việc quá nặng nề. Bao nhiêu khó khăn đang chờ đợi ngài. Trước hết, sức khỏe ngài không được tốt lắm. Thứ nhì, thế giới đang còn có những cuộc chiến tranh đẫm máu. Xu hướng thời đại, trong thời toàn cầu hóa đang đi vào lối sống hưởng thụ, vô luận. Ở nhiều nơi trên thế giới nhân phẩm, nhân quyền và tự do tôn giáo còn bị chà đạp… Giáo Hội và Giáo Hoàng không thể đứng ngoài thế giới được. Ước mong ngài sẽ có đủ Ơn Trên, nghị lực và sức khỏe cũng như sự trợ giúp của các cộng sự viên có tài, có đức để ngài có thể hoàn thành nhiệm vụ của ngài.

Chúng ta mong mỏi vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam là một trong những vấn đề sẽ lôi kéo sự lưu tâm của Đức Tân Giáo Hoàng.

Trong quá khứ, nhiều lúc sức khỏe ngài sa sút. Ngài đã thưa với Đức Gioan-Phaolô Đệ Nhị cho ngài lui về quê hương của ngài cai quản giáo phận. Nhưng Đức Cố Giáo Hoàng đã trả lời: “Sức yếu thì làm việc bớt đi một chút, nhưng xin hãy ở lại”. Hôm ngài được tuyển chọn, sau lời ngài phát biểu ngắn ngủi khi xuất hiện trước bao lơn Đền Thánh Phêrô: “Anh chị em thân mến, Tiếp theo Đức Gioan-Phaolô vĩ đại, quý vị Hồng Y đã tuyển chọn tôi, một người thợ bình thường và nhỏ bé trong vườn nho của Chúa. Vì Chúa cũng biết cách làm việc và tác động bằng những dụng cụ yếu kém khiến tôi cũng an lòng và nhất là nhờ vào lời cầu nguyện của quý anh chị em, trong niềm vui Chúa Phục Sinh, tôi tin tưởng vào sự phù trợ liên tục của Ngài. Chúng ta cùng tiến lên. Chúa sẽ giúp đỡ ta và Mẹ Thánh Ngài luôn ở cạnh chúng ta. Cảm ơn”, một vị hồng y đã nói một câu bông đùa mang nhiều ý nghĩa: “Thấy không? Đức Gioan-Phaolô Đệ Nhị đã mất rồi mà ngài vẫn không cho Đức Benedict về quê”.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.