Chào Mừng Tổng Thống Barack Obama

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lễ Đăng Quang của Thượng Nghị Sĩ Barack Obama, nhận trách vụ Tổng Thống thứ 44 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã diễn ra vào trưa ngày 20 tháng 1 năm 2009, giờ Hoa Thịnh Đốn, mang một dấu ấn đặc biệt. Gần 2 triệu người tham dự tại chỗ dưới một độ lạnh khắc nghiệt, cùng với hàng chục triệu thính giả theo dõi qua mạng truyền hình, truyền thanh và Internet trên toàn thế giới. Có lẽ đây là buổi lễ đăng quang của một tân Tổng thống được dân chúng Hoa Kỳ và thế giới theo dõi nhiều nhất và đông nhất từ trước đến nay, không chỉ vì ông là vị Tổng thống da đen đầu tiên của nước Mỹ mà ông còn là niềm hy vọng của nước Mỹ nói riêng và của nhân loại nói chung trong bối cảnh suy trầm của thế giới hiện nay.

Trong bài phát biểu nhậm chức dài 20 phút, Tổng Thống Barack Obama đã nói với nhân dân Hoa Kỳ rằng xứ sở này đang đối diện với cuộc khủng hoảng toàn diện mà ai cũng đều biết rõ. Quốc gia đang trong chiến tranh chống lại mạng lưới rộng lớn của bạo lực và căm thù. Nền kinh tế bị suy yếu vì lòng tham của một số người: nhiều người mất nhà, mất việc làm, kinh doanh suy yếu, bảo hiểm y tế quá tốn kém, số trường học yếu kém quá nhiều…. Ông Obama cho rằng đây là những thách đố của nước Mỹ và những khủng hoảng này không dễ gì giải quyết trong một thời gian ngắn. Nhưng ông kêu gọi mọi công dân Hoa Kỳ: Hãy chọn hy vọng hơn là sợ hãi, đoàn kết thay vì xung khắc và chia rẽ. Tân Tổng thống Obama cho rằng tất cả những khủng hoảng và khó khăn hiện nay đều do con người tạo ra vì thế mà chỉ có con người mới có đủ khả năng giải quyết nó. Ông kêu gọi mọi người hãy tin vào giá trị của tự do và niềm hy vọng ở tương lại để chiến đấu và sẽ thành công.

JPEG - 38.4 kb
Gần 2 triệu người tham dự lễ nhậm chức Tổng Thống tại Washington DC

Trong bài diễn văn đọc vào đêm mồng 2 tháng 11 năm 2008 khi có kết quả thắng cử, ông Obama ca ngợi tinh thần dân chủ của nước Mỹ và chính nhờ tinh thần này mà ông đã chiến thắng. Non ba tháng sau, đối diện với những thực tế của nước Mỹ mà ông sẽ lèo lái trong 4 năm trước mặt, trong bài diễn văn nhậm chức, ông Obama đã kêu gọi mọi người phải đặt nền tảng trên sự hy vọng để chiến đấu. Với hiện tình nước Mỹ nói riêng và cả thế giới nói chung hiện nay, khó có một từ ngữ nào khác hơn là chữ HY VỌNG để mà đặt trọng tâm cho những kêu gọi tương lai. Điều phát biểu sau đây đã được ông Obama nhấn mạnh và đã được sự đồng tình của những người tham dự Lễ đăng quang với những tràng pháo tay dài nhất:

“Ngày hôm nay, chúng ta đến đây để tuyên bố sự cáo chung của những lời than phiền nhỏ nhặt và những lời hứa hão huyền, những cáo buộc qua lại và những giáo điều lỗi thời, đã bóp nghẹt nền chính trị của chúng ta quá lâu”.

Trong nhiệm kỳ 8 năm (2001-2008) của cựu Tổng thống George W Bush, đã có hai cuộc khủng hoảng lớn xảy ra cho nước Mỹ: cuộc chiến chống khủng bố khởi sự vào tháng 9 năm 2001 và cuộc chiến chống suy thoái kinh tế khởi sự vào tháng 9 năm 2008. Đây có thể nói là cuộc khủng hoảng mang tầm vóc thế kỷ. Người ta có thể trách cựu Tổng Thống George W Bush đã không có những chính sách thỏa đáng hay bất lực trong việc ngăn chận hai cuộc khủng hoảng; nhưng chính hai cuộc khủng hoảng này đã làm cho người dân Hoa Kỳ và cả thế giới đều thấy rằng không có quốc gia nào ngoài Hoa Kỳ có thể đủ khả năng để giải quyết những vấn đề tiêu cực hiện nay. Chính sự kỳ vọng này đã làm gia tăng sự tin tưởng của dư luận vào khả năng “kinh bang tế thế của ông Obama”. Điều mà người ta kỳ vọng không phải là khả năng của ông Obama – vì ông chưa chính thức cầm quyền cho đến hôm nay; nhưng chính cung cách và thái độ khiêm cung của ông đã toát ra một tinh thần chiến đấu bền bỉ, dũng cảm và luôn luôn đặt tổ quốc lên trên mọi tính toán cá nhân. Ở tân Tổng thống Obama, người ta đã cảm nhận ba điều:

Thứ nhất, ông là một người không thuộc những thế hệ đã có ít nhiều va chạm của quá khứ. Chính những va chạm này đã làm cản trở rất nhiều cho những nỗ lực tạo sự đoàn kết của các khuynh hướng chính trị trên toàn nước Mỹ và cả thế giới. Có lẽ đây là điều đã giúp cho ông Obama thu hút được sự ủng hộ của nhiều khuynh hướng chính trị của người Mỹ từ trước đến nay.

Thứ hai, sự trẻ trung và nhất là sự quan tâm đến tầng lớp trẻ của ông Obama, ngay từ những ngày đầu của cuộc tranh cử và sử dụng người trẻ (đa số dưới 30 tuổi) vào các trách vụ chỉ huy, điều hành của cuộc vận động, đã làm cho người ta nhìn thấy ông Obama đã biết vận dụng tiềm năng trẻ tham gia giải quyết các nan đề chính trị của nước Mỹ trong vòng nửa thế kỷ qua.

Thứ ba, ông đã tạo một ấn tượng mới đối với dư luận thế giới, đặc biệt là ở những quốc gia không có nhiều thiện cảm với Hoa Kỳ vì một số những hành xử ăn trùm, kể cả của các chính quyền Mỹ trước đây. Điều mà người ta đặc biệt quan tâm nơi ông Obama là ông thật sự muốn có một cuộc hòa giải giữa các dân tộc để “tìm một hướng mới về phía trước, dựa trên ích lợi hỗ tương và kính trọng lẫn nhau”.

So với nhiều vị tân tổng thống Hoa Kỳ sau ngày nhậm chức, ông Obama là người đã đạt được tỷ số ủng hộ của cử tri Mỹ cao nhất trong vòng 3 thập niên trở lại đây. Đây là niềm hãnh diện cho ông Obama và cho cộng đồng người Mỹ đa đen, nhưng cũng là một gánh nặng tinh thần – sẽ khiến cho ông Obama và nội các của ông mất ăn mất ngủ nếu không nhanh chóng giải quyết cuộc chiến tại Iraq và phục hồi nền kinh tế trong năm 2009.

Nói tóm lại, Thượng nghị sĩ Barack Obama đang mang lại cho nước Mỹ nói riêng và trên toàn thế giới một sinh khí mới với niềm Hy Vọng vào chính sức lực của mỗi người. Niềm Hy Vọng mà ông Obama nói đến chính là giá trị của tự do và tinh thần tôn trọng dân chủ mà người Mỹ đã cùng nhau chia xẻ trong hơn 200 năm lập quốc.

Tân tổng thống Obama đã nói trong phần cuối bài diễn văn nhậm chức rằng: “Đối mặt với những mối nguy hiểm chung, trong mùa đông của gian khổ, hãy cùng nhớ lại những lời lẽ vượt thời gian này. Với hy vọng và đức hạnh, chúng ta hãy một lần nữa can đảm vượt qua dòng nước băng giá và chịu đựng bất cứ cơn bão nào sẽ đến. Hãy để cho con cháu chúng ta nhắc lại rằng khi bị thử thách, chúng ta đã từ chối không để cuộc hành trình bị ngưng nghỉ, rằng chúng ta đã không quay bước hay nao núng; hãy dõi mắt tận cuối chân trời và với ân sủng của Thượng Đế, chúng ta hãy mang món quà vĩ đại của tự do và giao lại an toàn cho thế hệ mai hậu.”

Trung Điền
Jan 20 2009

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.