Chính quyền đập phá chùa, bắt sư thầy nhập Giáo hội Phật giáo của nhà nước

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chùa Sơn Linh Tự, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, là ngôi chùa đầu tiên trong năm 2019, bị nhà cầm quyền Việt Nam đập phá bất ngờ, nhân lúc thầy trụ trì đi nằm bệnh viện. Mục đích chính của nhà cầm quyền là muốn thầy trụ trì Thích Đồng Quang phải gia nhập giáo hội của nhà nước quản lý, bên cạnh đó còn vòi vĩnh hối lộ để cho giấy phép xây chùa.

Thầy Thích Đồng Quang, mua đất dựng tịnh thất từ năm 2009 tại thị trấn Plei Kần. Chỉ là 50m2 đất, nhưng chính quyền ở đây nhất quyết không cho xây kiên cố. Tịnh thất chỉ là ván bìa, vách gỗ làm chỗ thờ phụng của thầy Thích Đồng Quang. Từ năm 2015, thầy đi đi lại lại để xin phép nhưng chính quyền ở đây không cho, lại làm áp lực với thầy cũng như với Phật tử.

Khi bài phỏng vấn này đưa lên, những Phật tử chung quanh thầy Thích Đồng Quang có cảnh báo rằng phía nhà cầm quyền địa phương đang có những biểu hiện cử các an ninh thường phục hoặc côn đồ thuê mướn theo đuổi, có khả năng làm hại thầy Thích Đồng Quang, chỉ vì thầy dám lên tiếng với truyền thông tự do trong và ngoài nước.

Tuấn Khanh: Chính quyền địa phương đã nói gì về việc đập phá chùa của thầy trong lúc thầy đi vắng? Hoặc trước đó họ có giấy thông báo gì cho thầy không?

Thích Đồng Quang: Dạ, thưa anh, trước đây chính quyền địa phương cũng có đánh giấy mời, gọi lên làm việc. Thầy cũng mang đơn lên xin dựng chùa nhiều lần nhưng họ không cho. Khi hỏi lý do vì sao không cho, thì họ nói rằng đất này nằm trong khu quy hoạch mà họ sẽ giải tỏa. Thầy có yêu cầu họ cho xem các sơ đồ và quyết định giải tỏa nhưng họ nói không có, và nói là chỉ có xác định trước như vậy thôi.

Lúc đó, thầy mới chứng minh rằng chung quanh, các công ty,doanh nghiệp… thậm chí nhà dân đều xây dựng vẫn được nhưng tại sao riêng tịnh thất của thầy lại gặp khó khăn? Chính quyền ở đây không trả lời được. Nhưng qua nhiều năm, nhiều lần thì thầy hiểu rằng mục đích của họ đàn áp tôn giáo.

Rồi ngày 11/1/2019, khi thầy đang nằm trị bệnh ở bệnh viện ngoài Đà Nẳng, vì có dấu hiệu là ung thư đại tràng giai đoạn đầu, thì nghe điện thoại của Phật tử gọi vào, nói rằng chùa đã bị đập phá. Đây là việc hoàn toàn bất ngờ vì việc xảy ra khi thầy đang nằm viện. Phật tử cho biết chính quyền ùn ùn đưa người và xe ủi đến phá sập chùa. Lúc đó thì thầy chỉ còn biết dặn dò đệ tử là chụp hình ảnh lại để biết, rồi thu gom kinh sách, tượng Phật ngổn ngang chờ thầy về rồi tính. Ngày hôm sau, thầy cố chạy về xem tình hình thì thấy mọi thứ tan hoang rất là đau thương.

Nhiều tủ, tượng không đập hết thì chính quyền mang về trụ sở Ủy ban rồi sau đó tự động mang qua một ngôi chùa của nhà nước quản lý và gửi ở đó. Thầy khuyên đạo hữu bình tĩnh và đừng làm gì rồi để bị tội vạ.

Tuấn Khanh: Sau sự kiện đó, chính quyền địa phương có gặp thầy để nói rõ về hành động này không?

Thích Đồng Quang: Dạ sau đó thầy có lên Ủy ban, rồi gặp Chánh văn phòng của Huyện ủy… nhưng người ta chuyển đi khắp nơi, cuối cùng chỉ qua nơi tiếp dân gọi là Phòng một cửa. Rồi khi thầy đến thì người ta lại nói không trúng ngày tiếp dân nên hẹn lại.

Trong sự việc phá chùa, đập tượng này, thầy không nhận được bất kỳ một văn bản nào. Trước đó, nhận giấy mời làm việc, chính quyền ở đây không giải quyết rõ ràng mà đẩy qua đẩy lại. Mọi thứ y kiểu Cắc ké mẹ Kỳ nhông, Kỳ nhông ông Kỳ đà, Kỳ đà cha Cắc ké… nghĩa là không có ai giải quyết mà mục đích cuối cùng là làm mình mỏi mệt và cùng đường mà thôi.

Tuấn Khanh: Điều kiện của chính quyền là gì, để đổi lại việc thầy được dựng chùa?

Thích Đồng Quang: Họ gây khó khăn rất nhiều, nhưng lại có mở ngỏ bằng cách khuyên là nên gia nhập vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam do nhà nước quản lý. Nhưng thưa anh, thầy biết rất rõ điều này, là giáo hội đó hiện nay rất ô hợp. Nghiêng về Phật giáo chánh thống thì thầy nghĩ rằng không có đâu. Bởi khi xuất gia, thầy có phát nguyện rằng mình không nằm trong tổ chức nào hết, không dính vào chuyện chính trị và tránh không va chạm về mặt pháp luật với nhà nước. Nhưng chính quyền địa phương thì mãi luôn gây áp lực với thầy từ năm 2009 cho đến nay.

Tuấn Khanh: Nhưng với nhận định của thầy, mọi chuyện xảy ra cho thấy chính quyền muốn giải tỏa đất hay muốn thầy phải gia nhập giáo hội của Nhà nước?

Thích Đồng Quang: Thầy biết họ muốn đưa mình vào hệ thống Phật giáo quốc doanh để họ quản lý. Mục đích chính là vậy. Đất là thầy sở hữu nên mình che chòi ở tạm thì được, chứ xây dựng chắc chắn thì họ sẽ làm khó. Trước đây họ có gợi ý là chi một số tiền để được cấp giấy xây chùa. Nhưng thầy từ chối. Thầy có nói rằng tiền của bá tánh thập phương góp giúp để xây chùa, thì thầy chỉ có thể làm vào việc đó chứ không thể dùng vào việc hối lộ.

Họ có nói là đưa cho họ 20 triệu thì chuyện sẽ êm. Tiếc là khi đó, họ đặt vấn đề thầy lại không lanh trí để ghi âm làm chứng cứ. Nhưng thầy là người đi tu, thầy không thể nói gian để hại người khác.

Tuấn Khanh: Lúc này, giữa những khó khăn vây quanh như vậy, và giới Phật tử lại có nỗi lo là chính quyền địa phương sẽ dùng côn đồ tấn công làm hại, thầy có suy nghĩ gì?

Thích Đồng Quang: Dạ, nghĩ thật đau lòng, thưa anh. Chế độ Cộng sản này tàn ác quá. Với một người đi tu, không màng thế sự như mình mà họ vẫn không chừa, luôn gây áp lực, làm khó mình đến tận cùng.

Mục đích chính của họ là đưa mình vào hệ thống Phật giáo quốc doanh để quản lý. Nhưng làm sao được, thầy đi tu, thầy lạy Phật chứ không thể lạy Cộng sản.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.