“…Chính trị phức tạp lắm, biết gì mà nói”*

Ảnh minh họa: Luật Khoa Tạp chí
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mỗi khi tôi bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề Ukraine, trong khi không biết tôi đã đọc những gì và từ bao giờ, thì luôn có những người vào bình luận kiểu “tỏ ra nguy hiểm”: “Chính trị phức tạp lắm, biết gì mà nói; tốt nhất là ông chỉ nên viết văn hoặc bàn về giáo dục Việt Nam thôi.” Lối suy nghĩ này rất bất ổn.

Thứ nhất, chính trị là gì và ai mới là người có thẩm quyền bàn về các vấn đề chính trị? Nếu nói về một lĩnh vực học thuật riêng biệt thì cơ bản đúng, đó là câu chuyện của các nhà chuyên môn. Còn hiểu chính trị là mọi thứ có quan hệ gần hay xa với quyền lực của các nhà nước, thì người dân trên thế giới không những cần tham dự mà còn phải tham dự, như một trách nhiệm công dân (trong đó có tư cách “công dân toàn cầu.”)

Lập luận như trên của những người đã nhắc là rất buồn cười, vì ngay như chính Trump, một “tay mơ,” người hoàn toàn không phải chính trị gia, đã ngồi vào ghế tổng thống của một siêu cường số 1 thế giới. Nếu cứ theo lối nghĩ đó, thì có lẽ người đầu tiên nên im lặng là Trump.

Tôi không có số liệu thống kê nhưng tin rằng, trên thế giới từ cổ chí kim, số người xuất thân không phải là “dân chuyên ngành chính trị học” đã nắm giữ hiểu biết hoặc có nhiều thảo luận giá trị hơn một mình giới chuyên môn. Trong giới nhà văn, bác sĩ, kỹ sư, diễn viên và tất cả mọi tầng lớp khác luôn có những người am hiểu sâu sắc và có những ý tưởng đột phá. Tôi chưa biết một nhà văn lớn nào lại không đồng thời là một kẻ quan tâm sâu sắc tới chính trị, thậm chí, nhiều trong số họ thường là các nhà tư tưởng lừng lẫy của nhân loại. Những Tolstoy, Camus, Sartre, Brodsky, v.v… là ai nếu họ mù tịt chính trị hoặc chỉ ngồi tỉa tót câu chữ?

Thứ hai, trước bất kỳ một quan điểm nào được đưa ra (ví dụ như quan điểm của tôi đối với vấn đề Ukraine), nếu là một sự phản biện lành mạnh thì phải chỉ ra xem nó sai đúng ở đâu, chỗ nào không chính xác, không logic…, và cái đúng là gì, chính xác là phải thế nào… Còn nếu chỉ nói theo kiểu “mày biết gì mà nói” thì đó chính xác là một lỗi ngụy biện kinh điển có tên là “ngụy biện tấn công cá nhân” (chứ không hề phản bác quan điểm).

Chúng ta luôn gặp lỗi tư duy này trong các tranh cãi ở môi trường Việt Nam, và nó nguy hiểm. Khi nhà trường cho rằng “học sinh biết gì mà dám cãi thầy cô,” đó là tư duy phản giáo dục. Tai hại hơn khi người ta nhân danh lối nghĩ này để nói “dân biết gì mà ý kiến” – đó là tiền đề của “7 củ rưỡi,” và hơn thế! Bởi vậy, bất cứ ai hiểu và yêu mến tự do sẽ không bao giờ thở ra những câu bịt miệng và độc đoán như thế.

Thứ ba, việc người dân tham gia vào các thảo luận thời sự, chính sách, chính trị…, luôn là điều tốt hơn là việc họ không hề quan tâm. Chính những thực hành này giúp người dân dần trưởng thành và nâng cao ý thức công dân. Không có các thảo luận xã hội một cách rộng rãi thì con người công dân không thể ra đời và phát triển, ngược lại người ta mãi chỉ thấy những thần dân.

Thứ tư, có một điều hết sức quan trọng mà không nhiều người để ý đến, đó là việc đòi hỏi một năng lực công dân cơ bản đối với mọi tầng lớp dân chúng trong bất kỳ xã hội nào. Đừng nghĩ chính trị là cái gì cao siêu: Chính trị có trong bó rau muống bạn ăn, trong hóa đơn tiền điện, trong không khí bạn thở…, không gì không có chính trị.

Trong năng lực ấy, những hiểu biết về luật pháp, về chính sách, về hành chính, về tổ chức và vận hành của nhà nước…, là cốt lõi và không thể thiếu. Một dân chúng không quan tâm và không thể quan tâm tới chính trị (cả trong nước và thế giới) là một dân chúng chưa thể trưởng thành. Bởi thế, thay vì dè bỉu hay tỏ ra tinh tướng, thì phải coi việc trang bị những hiểu biết ấy là đòi hỏi sơ đẳng và dứt khoát phải có. Bất kỳ ai, từ nông dân, công nhân, giáo viên, bác sĩ, lao công, tất cả phải có hiểu biết phổ thông và thái độ công dân này. Nó không những không phải đặc quyền của giới chuyên môn, ngược lại: nó phải là thường thức đối với mọi người dân.

Và tôi nghĩ, sau khi tốt nghiệp phổ thông, bất kỳ học sinh nào cũng phải được trang bị những vốn liếng này, nếu còn muốn xã hội phát triển theo hướng văn minh.

Thái Hạo

Nguồn: FB Thái Hạo

* Tựa do BBT chọn

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lê Đức Anh và lệnh ‘không được nổ súng’

“Không được nổ súng,” là mệnh lệnh từ thượng cấp và là nguyên nhân dẫn đến cái chết chóng vánh của 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988. Gạc Ma, 14/3/1988, là ngày giỗ chung của 64 gia đình liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là thủ phạm chính trong cuộc tàn sát này.

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng? Ảnh chụp màn hình youtube RFA

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng?

Tuy nhiên những bộ đội công binh và chiến sĩ Hải quân Việt Nam khi đó nhận được lệnh không được nổ súng chống trả phía Trung Quốc. Vậy ai trực tiếp đã ra lệnh cho binh sĩ Việt Nam không được nổ súng chống trả quân Trung Quốc trong cuộc chiến dù không cân sức đó?

18 tháng 3 - người dân không quên! Ảnh: FB Phuc Dinh Kim

Gạc Ma 14 tháng Ba: Dân Việt không thể quên*

Phần lớn xương cốt của các anh đã nằm lại vĩnh viễn trong lòng Biển Đông.

Nhớ đến các anh, những người anh hùng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, chúng tôi thề bằng bất cứ giá nào cũng không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông đối với Trung Quốc!