Chủ tịch đảng Việt Tân gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Đức

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong những ngày cuối tuần vừa qua Chủ tịch đảng Việt Tân ông Lý Thái Hùng đã ghé đến thành phố Frankfurt, Đức Quốc để gặp gỡ và nói chuyện với các đảng viên, các thân hữu và đồng hương. Tuy thời tiết còn khá lạnh nhưng trong căn phòng ấm cúng tình đồng bào đã tạo được một bầu không khí phấn chấn, lạc quan và quyết tâm.

Mở đầu phần thuyết trình về “Việt Nam trước cơn lốc xung đột toàn cầu,” ông Lý Thái Hùng đã chia xẻ về buổi họp mặt với tổ chức Liên Minh Dân Chủ Á Châu tại Tokyo, gồm có những tổ chức sắc tộc như Tây Tạng, Đài Loan, Tân Cương, Thái Lan, Miến Điện, Việt Nam, Campuchia… Nơi đây quan tâm chính của họ không phải là chiến tranh xâm lược của Nga tại Ukraine nhưng là thời điểm nào Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan. Và nếu Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan thì chắc chắn sẽ tạo ảnh hưởng rất lớn đến cục diện Đông Á.

Ông Lý Thái Hùng nhận định Trung Quốc có năm cái lợi ích cốt lõi mà họ đã và đang nỗ lực giải quyết trước khi đối đầu với Hoa Kỳ:

1) Họ đã chiếm xong Tây Tạng vì đây là vị trí chiến lược nhìn xuống cao nguyên Nam Á để khống chế Ấn Độ Dương.

2) Họ đã khống chế Tân Cương vì đây là vùng đất họ dùng để ngăn chặn sự xâm nhập của Hồi Giáo.

3) Họ cũng đã khống chế được Hong Kong, được coi là cái gai có thể tạo cách mạng dân chủ tại Bắc Kinh và Thượng Hải.

4) Còn lại hai nơi là Đài Loan và Biển Đông. Đài Loan được coi là lực lượng phản động, chủ trương độc lập muốn tách rời Trung Quốc.

5) Và Biển Đông thì Trung Quốc chủ trương khống chế để ngăn chận lực lượng hải quân của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương.

Một khi Trung Quốc nắm được năm lợi ích cốt lõi trên đây thì họ sẽ vươn ra thống trị toàn cầu. Một vành đai khống chế 60 quốc gia để thực hiện “Made in China 2025.”

Chủ tịch đảng Việt Tân Lý Thái Hùng nói chuyện trong buổi gặp gỡ các đảng viên, các thân hữu và đồng hương tại thành phố Frankfurt, Đức Quốc
Chủ tịch đảng Việt Tân Lý Thái Hùng nói chuyện trong buổi gặp gỡ các đảng viên, các thân hữu và đồng hương tại thành phố Frankfurt, Đức Quốc

 

Ông Lý Thái Hùng trình bày tiếp về năm biến cố thay đổi thế giới có ảnh hưởng lên Việt Nam:

a) Trước chiến tranh tại Ukraine có 27 quốc gia Liên Minh Âu Châu lệ thuộc 65% vào nguồn năng lượng của Nga. Ngày hôm nay chỉ còn lệ thuộc 12%. Họ đẩy nhanh xây dựng nguồn năng lượng tái tạo để cùng lúc đáp ứng những thách thức khí hậu thay đổi, giảm bớt nhiều hệ lụy khác. Chấm dứt sự lệ thuộc là cô lập nền kinh tế và tách Nga ra khỏi Liên Âu. Và Nga sẽ trở thành một ốc đảo. Kinh tế sẽ bị suy sụp.

b) Từ năm 1980 hàng ngàn công ty của Hoa Kỳ qua Trung Quốc đầu tư. Và nền kinh tế của hai nước gắn liền với nhau đến nỗi không ai nghĩ rằng có thể tách ra được. Sự trao đổi thương mại lên đến 600 tỷ Mỹ kim hàng năm. Hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc được tiêu thụ tại Mỹ. Nguồn lợi tức của các công ty Hoa Kỳ đa số đến từ Trung Quốc. Nhưng chỉ trong vòng mấy tháng sau khi Tổng thống Biden ban hành đạo luật ngăn chặn Trung Quốc ảnh hưởng lên công nghệ cao, thì các công ty Hoa Kỳ đã rút nhanh ra khỏi Trung Quốc, chuyển sang Ấn Độ và các quốc gia tại Đông Nam Á, để Hoa Kỳ sẽ không trở thành nạn nhân khi Trung Quốc tấn công Đài Loan.

c) Chiến tranh xâm lược của Nga đã đưa Nhật Bản đi đến quyết định nâng ngân sách quốc phòng lên gấp đôi. 65% dân chúng Nhật cho rằng phải đứng lên bảo vệ Đài Loan và Nam Hàn. Philippines đồng ý cho Hoa Kỳ sử dụng 9 căn cứ quân sự. Trong đó có chỗ chỉ cách Đài Loan 48 hải lý. Không khí chuẩn bị đối phó sự tấn công từ Trung Quốc hiện lên rõ rệt.

d) Chiến tranh xâm lược của Putin đã bộc lộ sự yếu kém của quân đội Nga. Và họ đã trở thành lệ thuộc vào Trung Quốc. Phải bám vào Trung Quốc để giữ cái thế của họ.

e) Thế giới đang tách làm đôi. Một bên là thế giới tự do với Hoa Kỳ dẫn đầu. Bên kia là những quốc gia chuyên chế, chuyên quyền, độc tài như Nga, Trung Quốc và Iran… Trận chiến hiện nay là trận chiến giữa chuyên chế độc tài và tự do dân chủ.

Ông Lý Thái Hùng cho rằng qua 5 biến cố thay đổi thế giới trên đây Cộng Sản Việt Nam đã hưởng được 3 cái lợi sau:

1) Các công ty ngoại quốc rời Trung Quốc thì di chuyển sang Việt Nam cũng như các quốc gia lân cận, giúp cho Việt Nam có mức tổng sản lượng quốc gia (GDP) lên tới 700 tỷ Mỹ Kim năm 2022. Người dân có công ăn việc làm và người dân hài lòng với những gì họ đang có.

2) Việt Nam có địa điểm chiến lược ở Biển Đông để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc, nên CSVN đu dây, ỡm ờ để hưởng lợi.

3) Khi công luận chú tâm vào chiến tranh xâm lược của Nga, và Mỹ cũng như Trung Cộng o bế Việt Nam thì Cộng Sản Việt Nam thẳng tay đàn áp những ai bất đồng chính kiến, các phong trào dân chủ…

Song song cũng mang đến sự phân hóa trầm trọng trong nội bộ CSVN vì tranh giành quyền và tiền qua chiến dịch “đốt lò” của Nguyễn Phú Trọng; làm tê liệt bộ máy hành chánh, ảnh hưởng lên đời sống của người dân.

Mức độ phát triển kinh tế dự định là 6% nhưng chỉ đạt được 3%.

85% nền kinh tế Việt Nam là dựa vào đầu tư nước ngoài.

Hệ quả của đại dịch Covid vẫn còn tại Việt Nam. Số người thất nghiệp và nghèo khó lên tới mấy chục triệu người. Vì đại dịch họ mất công ăn việc làm trong khi chính phủ lại không có tiền giúp đỡ.

Xã hội Việt Nam đang ở trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn vì gánh nặng hậu đại dịch. Chiến dịch đốt lò tạo e sợ lên tầng lớp có tiền không dám tiêu xài. Qua đó tầng lớp dân nghèo lại càng ít đi cơ hội có công ăn việc làm.

Sự bất ổn chính trị trên thượng tầng ảnh hưởng lên đầu tư nước ngoài. Và khi đầu tư nước ngoài giảm thì tạo khó khăn cho đời sống người dân. Họ sẽ ra đường để đòi hỏi quyền lợi và quyền sống.

Sau phần phân tích ở trên ông Lý Thái Hùng đã chia xẻ về 4 nỗ lực của Việt Tân đang tiến hành:

Gia tăng phát triển hạ tầng cơ sở và nhân sự trong nước và hải ngoại để nhiều người đang mong muốn thay đổi có cơ hội đến với Việt Tân.

Đảng Việt Tân không thể đấu tranh một mình song chủ trương liên kết với nhiều lực lượng và nhiều tổ chức. Hỗ trợ cho những lực lượng đang bị đàn áp hay là những tổ chức đang gặp khó khăn để họ cùng đồng hành đấu tranh. Kể cả những người ở trong guồng máy của chế độ gặp khó khăn khi chống lại.

Việt Tân nỗ lực vận động quốc tế và những phong trào sắc tộc nạn nhân của Trung Quốc như Hong Kong, Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan, Miến Điện… Họ là những người đồng minh của chúng ta…

Cộng đồng hải ngoại là chỗ dựa quan trọng. Sau hơn 40 năm thì cũng có những vấn đề khó khăn khách quan và chủ quan. Vì thế Việt Tân nỗ lực hỗ trợ để củng cố tinh thần đoàn kết, vì đó là sức mạnh và sinh khí để chuyển vào trong nước.

Ông Lý Thái Hùng cho rằng trong 5 tới 10 năm trước mặt Đông Nam Á sẽ là điểm nóng. Sau Ukraine sẽ là Biển Đông, sẽ là Philippines, sẽ là Nhật Bản. Đây là bài toán trước mặt mà người Việt phải chuẩn bị.

CSVN qua 10 năm “đốt lò” chống tham nhũng đã phá nát sự đoàn kết của chính họ và đã làm cho xã hội bị tê liệt. Thêm vào đó hiện nay tại Nhật Bản, Đài Loan và Thái Lan có gần hai triệu người trẻ Việt Nam lao động. Họ đều khao khát đất nước phải thay đổi để họ không phải còn làm những công việc “cu-ly” ở nước ngoài.

Ông kết thúc rằng dân tộc Việt Nam có triển vọng. Chúng ta phải nhìn lạc quan để có sự thay đổi. Đảng Việt Tân luôn đồng hành với dân tộc trên con đường đấu tranh chấm dứt độc tài Cộng Sản để canh tân một nước Việt Nam tự do, dân chủ và tiến bộ.

Một đóng góp rất đặc biệt cho buổi nói chuyện là những ca khúc “Bản Sắc Dân Tộc” và “Nhận Diện Nào Cho Quê Hương?” do ca sĩ Thụy Uyển và nhạc sĩ Cao Thình trình bày.

Ca sĩ Thụy Uyển và nhạc sĩ Cao Thình đóng góp các bài hát đặc sắc cho buổi nói chuyện
Ca sĩ Thụy Uyển và nhạc sĩ Cao Thình đóng góp các bài hát đặc sắc cho buổi nói chuyện

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.