Chủ Tịch Đảng Việt Tân hội kiến Thủ Tướng Chính Phủ Tây Tạng Lưu Vong

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đáp lời mời của Bộ Ngoại Giao & Thông Tin của chính phủ Tây Tạng lưu vong, ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch Đảng Việt Tân đã tham dự Đại Hội Quốc Tế Ủng Hộ Dân Tộc Tây Tạng tại Dharamsala vào trung tuần tháng 11/2012.

Trong dịp này, Thủ Tướng Lobsang Sangay đã có cuộc họp riêng khoảng 1 tiếng đồng hồ với ông Đỗ Hoàng Điềm tại Văn Phòng Thủ Tướng vào ngày 15/11/2012.

Thay mặt cho các đảng viên Việt Tân và nhiều người quan tâm khác, ông Đỗ Hoàng Điềm trân trọng chia buồn về việc gần 70 người dân Tây Tạng, bao gồm cả các tu sĩ, đã tự thiêu để đòi Bắc Kinh ngưng chính sách đàn áp và xóa bỏ văn hóa Tây Tạng. Ông cũng bày tỏ sự cảm phục đối với nỗ lực đấu tranh bền bỉ suốt 50 năm qua của dân tộc Tây Tạng trong nước và trên khắp thế giới, và đặc biệt cảm phục những thành quả của chính phủ Tây Tạng lưu vong trong nỗ lực chăm lo cho người dân của mình dù với phương tiện vô cùng hạn hẹp.

Thủ Tướng Sangay chia sẻ về những nỗ lực mà chính phủ của ông đã thực hiện trong 15 tháng qua kể từ khi ông đảm nhận trách vụ Thủ tướng. Ông đã đặc biệt tập trung đối phó với làn sóng gia tăng đàn áp của binh lính Bắc Kinh tại Tây Tạng, dẫn đến hành động phản kháng bằng ngọn lửa tự thiêu của hơn 70 người; cố gắng giải quyết vấn đề dân sinh cho người dân Tây Tạng lưu vong; và nỗ lực vận động quốc tế gia tăng áp lực lên bàn tay bạo hành của Bắc Kinh.

Về sự tương đồng giữa 2 dân tộc, ông Điềm trình bày một số nhận xét:

  • Dân tộc Việt Nam cũng đang bị cai trị bởi nhà nước độc tài CSVN dựa trên bạo lực. Vì vậy tình trạng thiếu tự do, dân chủ, nhân quyền, công lý, công bằng tại Việt Nam cũng không khác nhiều những gì dân tộc Tây Tạng đang gánh chịu dưới sự cai trị của Trung Quốc.
  • Cả hai dân tộc Việt Nam và Tây Tạng đang phải đối đầu với cùng một thế lực nguy hiểm là giới lãnh đạo Bắc Kinh. Tây Tạng thì bị họ trực tiếp cai trị. Việt Nam thì bị gián tiếp qua tay sai là giới lãnh đạo CSVN. Ngoài ra, lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam cũng đang bị Trung Quốc chiếm đoạt dần từng phần.
  • Vì vậy, hai dân tộc Việt Nam và Tây Tạng cần liên kết với nhau để cùng chống lại chính sách xâm lấn của Bắc Kinh. Đây là nhu cầu cấp thiết để gia tăng sức mạnh chung hầu có thể tạo áp lực hữu hiệu hơn lên Trung Quốc.

Thủ Tướng Sangay chia sẻ các quan tâm của ông về tình hình Việt Nam, đặc biệt là phản ứng của người Việt Nam khắp nơi trước sự xâm lấn của Trung Quốc.

  • Ông chia sẻ các loại phản ứng tương tự của người Tây Tạng. Chính phủ của ông đã kiên trì tiến hành chủ trương đấu tranh bất bạo động, và cùng lúc cố gắng duy trì sự đoàn kết trong nội bộ dân tộc Tây Tạng, nhất là trước sự nôn nóng của giới trẻ muốn có những hành động mạnh bạo hơn đối với Bắc Kinh.
  • Ông trình bày sự lạc quan tin tưởng vào trào lưu dân chủ từ Đông Âu, Bắc Phi rồi sẽ tới Á châu, trong đó có Tây Tạng và Việt Nam. Ông cũng nhấn mạnh tới yếu tố phải kiên nhẫn vì nỗ lực đấu tranh sẽ còn nhiều cam go cho cả 2 dân tộc.
  • Ông hân hoan đón nhận đề nghị hợp tác, đồng ý duy trì mối liên lạc, và tìm kiếm những cơ hội hợp tác cụ thể trong những ngày tháng tới.

Thủ tướng Lobsang Sangay vừa được tín nhiệm vào trách vụ lãnh đạo chính phủ lưu vong Tây Tạng, tiếp nối Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là lần đầu tiên trong 400 năm qua đã có sự chuyển quyền lãnh đạo từ vị đứng đầu giáo hội Phật Giáo Tây Tạng sang một người không phải tu sĩ. Đức Đạt Lai Lạt Ma nay chỉ còn đóng vai cố vấn tâm linh và giao lại trách nhiệm lãnh đạo chính trị cho Thủ Tướng Sangay.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Cựu TNLT Châu Văn Khảm cảm tạ đồng hương đã trong thời gian dài góp phần vận động áp lực quốc tế buộc nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho ông trước thời hạn trong buổi gặp gỡ thân hữu cùng đồng hương vùng Little Sài Gòn, Nam California hôm 11/5/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Orange County

Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Hoa Kỳ

Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ, ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân, người đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam trong gần 5 năm qua bản án 12 năm tù giam với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân,” đã có một buổi gặp gỡ đồng hương và thân hữu tại Orange County, Nam California hôm 11/5/2024.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.