Chủ tịch Nhà nước đã hết thời?

Chủ tịch nhà nước CHXHCNVN Trần Đại Quang gặp cử tri ở TP.HCM, tháng 6/2018. (Screenshot of Tuoi Tre)
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Quyết định xử phạt báo điện tử VietNamNet 50 triệu đồng vì “thông tin sai sự thật” về chuyện ông Trần Đại Quang đồng tình với cử tri rằng cần có Luật Biểu tình và hứa sẽ báo cáo với Quốc hội mong muốn ấy của họ – là bằng chứng cho thấy, dường như Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã hết thời.

***

Ngày 16 tháng 7, dư luận từng rúng động trước quyết định của Bộ Thông tin – Truyền thông của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Phạt tờ Tuổi Trẻ 220 triệu đồng, đồng thời buộc tờ báo này phải đình bản Tuổi Trẻ Online trong ba tháng vì “thông tin sai sự thật” và “gây mất đoàn kết dân tộc”.

Cáo buộc “thông tin sai sự thật” liên quan tới bài tường thuật buổi gặp gỡ giữa ông Trần Đại Quang với cử tri TP.HCM hôm 19 tháng 6: Theo bài tường thuật này, ông Quang đồng tình với cử tri rằng cần có Luật Biểu tình và hứa sẽ báo cáo với Quốc hội mong muốn ấy của cử tri! Một tháng sau Bộ Thông tin – Truyền thông mới xác định ông Quang không hề nói như vậy và đó là lý do tờ Tuổi Trẻ bị phạt như vừa kể!

Quyết định phạt tờ Tuổi Trẻ khiến nhiều người, nhiều giới vừa nghi ngờ, vừa bất bình. Rất ít người tin tờ Tuổi Trẻ tường thuật sai, đặc biệt là dám “ăn không, nói có” nếu ông Quang – Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – không biểu thị sự đồng tình và không hứa. Nhiều người bất bình vì thông qua sự kiện tờ Tuổi Trẻ bị phạt, ai cũng thấy ông Quang – Đại biểu Quốc hội, không đứng về phía nhân dân, trong khi Luật Biểu tình đã được xác định là một món nợ mà hệ thống công quyền Việt Nam lần lữa không chịu trả, chẳng riêng dân chúng mà còn có hàng chục Đại biểu Quốc hội liên tục hối thúc hệ thống công quyền sớm trả nợ.

Chính khách nào cũng tìm đủ mọi cách để tạo dựng, phát triển sự tin cậy và thiện cảm của công chúng, trong khi xét về mặt chính trị, quyết định phạt tờ Tuổi Trẻ lại gây tổn hại nghiêm trọng cho cả thanh danh lẫn uy tín của ông Quang. Bộ Thông tin – Truyền thông của Chính phủ CHXHCNVN đã biến một Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Nhà nước Việt Nam thành một thứ bung xung cho dân chúng nhắm vào để trút đủ loại chỉ trích, miệt thị.

Dư luận vừa tạm lắng, Bộ Thông tin – Truyền thông của Chính phủ CHXHCNVN bồi thêm cho Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thêm một đòn nữa: Phạt báo điện tử VietNamNet 50 triệu đồng vì sai phạm y hệt sai phạm của tờ Tuổi Trẻ. Một tờ báo thuộc hệ thống truyền thông chính thức dám “ăn không, nói có”, xuyên tạc phát biểu của một Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã là hi hữu, đáng ngờ nhưng khi có tới hai tờ báo cùng mắc lỗi như vậy thì đó không phải là xuyên tạc nữa. Quyết định phạt báo điện tử VietNamNet chẳng khác gì xác nhận, đúng là khi gặp gỡ cử tri TP.HCM, ông Quang đã đồng tình với cử tri rằng cần có Luật Biểu tình và hứa sẽ báo cáo với Quốc hội mong muốn ấy của họ.

Có một chi tiết đáng chú ý mà không cơ quan truyền thông chính thức nào ở Việt Nam bỏ qua khi tường thuật về sự kiện báo điện tử VietNamNet bị phạt vì “thông tin sai sự thật” về phát biểu của ông Quang: Hành vi “thông tin sai sự thật” về phát biểu của ông Quang xảy ra ngày 19 tháng 6 nhưng đến cuối ngày 19 tháng 7 – sau khi Bộ Thông tin Truyền thông của Chính phủ CHXHCNVN công bố quyết định xử phạt – báo điện tử VietNamNet mới “đính chính” và “xin lỗi” Chủ tịch Nhà nước CHXHCNVN!

Hệ quả đương nhiên của cả hai quyết định xử phạt hai cơ quan truyền thông ắt hẳn sẽ là: Trong mắt công chúng thì ông Quang hèn, nói xong rồi nín, không dám xác nhận là đã nói mặc kệ báo chí cách mạng bị cách… mạng! Đối với các cơ quan truyền thông chính thức, ắt hẳn từ nay, Chủ tịch Nhà nước CHXHCNVN có phát biểu nào hay ho, đáng chú ý, họ cũng sẽ lờ đi, gạt ra, không thèm đếm xỉa đến cho… lành! Theo logic ấy, Chủ tịch Nhà nước CHXHCNVN dường như đã hết thời…

***

Nếu đem quá khứ so với hiện tại, có thể sẽ dễ tìm thấy câu trả lời cho thắc mắc, phải chăng Chủ tịch Nhà nước CHXHCNVN đã hết thời – hơn…

Năm 2014, giữa lúc dân chúng Việt Nam đang hết sức hoài nghi về việc tại sao nhiều tình tiết liên quan đến việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng (cựu Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, bị kết án tử hình vì “tham ô”, 28 năm tù vì “cố ý làm trái qui định về quản lý gây hậu quả nghiêm trọng” – 366 tỉ đồng), cũng như tại sao ông Dũng kịp đào thoát ra ngoại quốc trước khi công an thực thi lệnh bắt vẫn không được tòa án cấp phúc thẩm làm rõ, BBC Việt ngữ đăng bài “Dương Chí Dũng và những triệu đô la”.

“Dương Chí Dũng và những triệu đô la” hệ thống một số lời khai của ông Dũng tại các phiên xử vốn là công khai, cho thấy ông có quan hệ mật thiết với một số ông tướng của ngành công an và ông Dũng không chỉ giao tiền cho các ông tướng này để họ hỗ trợ mình mà còn giúp người khác chuyển tiền cho các ông tướng. “Dương Chí Dũng và những triệu đô la” chỉ khác hàng ngàn bài viết liên quan đến ông Dũng trên hệ thống truyền thông chính thức của Việt Nam ở chỗ nêu đích danh các ông tướng, trong đó có ông Trần Đại Quang – lúc ấy là Đại tướng, Bộ trưởng Công an, kèm thắc mắc: Bao giờ thì kết quả điều tra những lời khai của ông Dũng được công bố?

Chỉ chừng đó thôi đã đủ để Bộ Công an Việt Nam thực hiện hành động chưa từng có: Công bố quyết định khởi tố nhà báo Nguyễn Hùng, phóng viên BBC vì có hành vi… “vu khống”. Qua hệ thống truyền thông chính thức của Việt Nam, Trung tướng Hoàng Kông Tư, lúc ấy là Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra của Bộ Công an, phân trần với công chúng Việt Nam: Ông Tiệp mà ông Dũng khai là người chuyển tiền cho ông không phải là Thiếu tướng Trần Quang Tiệp, Trợ lý Bộ trưởng Trần Đại Quang…

Vụ án “vu khống” do một công dân… Anh, thực hiện trên lãnh thổ… Anh mà công an Việt Nam hăm hở khởi tố, tất nhiên là chẳng đi đến đâu song quyết định khởi tố vụ án và quyết định khởi tố bị can khiến cả báo giới lẫn công chúng Việt Nam… kinh! Tướng Trần Đại Quang rõ ràng là thuộc loại không thể giỡn mặt. Những lời xì xầm lắng xuống. Hai năm sau, tướng Trần Đại Quang cởi bỏ cảnh phục, chuyển sang làm Chủ tịch Nhà nước CHXHCNVN.

Đối chiếu cách hành xử trước hành vi “xuyên tạc” của hai tờ Tuổi Trẻ, VietNamNet mới đây với hành vi “vu khống” của BBC trước kia với ông Quang, ắt sẽ thấy ngay, chỉ trong vòng bốn năm, Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang đã rất khác với Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang. Khác biệt đó khiến người ta liên tưởng đến văn bản số 13-TB/TW.

Sau khi vượt qua những đàm tiếu vì có đầy đủ chứng cứ cho thấy đã gian lận về tuổi (nhờ Chủ tịch tỉnh Ninh Bình xác nhận sinh năm 1956 chứ không phải sinh năm 1950 như đã được ghi nhân trên rất nhiều loại giấy tờ cá nhân khác) để không phải về hưu, ông Quang bước vào Bộ Chính trị Đảng CSVN và được phân công làm Chủ tịch Nhà nước CHXHCNVN.

Bốn tháng sau khi ông Quang đảm nhận vai trò Chủ tịch Nhà nước CHXHCNVN, Ban Bí thư Đảng CSVN thông báo, bởi “việc sửa lại tuổi của một số cán bộ, đảng viên, nhất là vào thời điểm chuẩn bị đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp hoặc trước khi xem xét quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử và khi cán bộ chuẩn bị đến tuổi nghỉ hưu… đã gây ra những khó khăn, vướng mắc, bất cập đối với các cấp ủy, tổ chức đảng và cơ quan, đơn vị ở các cấp trong công tác cán bộ; đồng thời tạo ra dư luận không tốt trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân” nên từ tháng 8 năm 2016 trở đi, việc xác định tuổi của đảng viên CSVN sẽ căn cứ vào “tuổi khai trong hồ sơ lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng” để “xem xét khi quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử bố, trí, sử dụng”.

Cũng kể từ đó, ông Quang và cách hành xử của hệ thống công quyền với Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam càng ngày càng khác, khác tới mức người ta ái ngại cho ông, bất kể ai cũng biết nhân – quả là quy luật.

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”