Chùa Liên Trì bị hủy diệt, 500 tro cốt vất vưởng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

SÀI GÒN – Sáng hôm qua, ngày 8 Tháng 9 giờ Việt Nam, hơn 500 công an đủ loại đã bao vây Chùa Liên Trì tại Quận 2, Sài Gòn, bắt giữ tất cả Chư tăng, Phật tử và bắt đầu đập nát nơi thờ tự đã hiện hữu hơn 70 năm qua.

Hòa Thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì đã bị đem đi trong tình trạng ngất xỉu vì kiệt sức và hiện đang nằm trong bệnh viện. Hầu hết các phật tử từng sát cánh với Chùa đều bị cấm ra khỏi nhà và canh gác nghiêm ngặt từ mấy ngày trước, kể cả những người đem thức ăn chay vào chùa cho các chư tăng và phật tử canh gác chùa.

JPEG - 44.8 kb
Hòa Thượng Thích Không Tánh được cấp cứu tại bệnh viện Quận 2, Sài Gòn, sáng ngày 8 Tháng 9. Ảnh: TMCNN

Điều mà nhiều người quan ngại hơn nữa là tình trạng của 500 tro cốt đã từng được các gia đình Phật tử mang về Chùa để nương cõi Phật không biết sẽ ra sao. Trong tiến trình đập phá toàn bộ khu vực Chùa như hiện nay, khó có thể giữ toàn vẹn các tro cốt này. Đồng thời trong tương lai chưa biết số phận của các tro cốt này sẽ bị đưa đi đâu hoặc bị ném bỏ.

Chủ trương chiếm đoạt chùa Liên Trì đã có từ lâu và đã bị phản đối kịch liệt bởi các Chư tăng và chức sắc thuộc mọi tôn giáo, cũng như đại diện các sứ quán nước ngoài. Theo các vị này thì lý do chính là vì Chùa Liên Trì đã đóng góp nhiều cho việc hàn gắn các vết thương xã hội, kể cả các buổi chăm sóc y tế cho các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Quận 2 là người trực tiếp chỉ huy cuộc đập phá Chùa Liên Trì vào sáng mồng 8 tháng 9.

Nhận định về sự việc này, ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư Đảng Việt Tân nói: “Chúng tôi chia sẻ sự phẫn nộ của quí Chư tăng và bà con Phật tử thuộc Chùa Liên Trì, cũng như sự sát cánh phản đối mạnh mẽ của các vị chức sắc thuộc Hội Đồng Liên Tôn. Đây là hành động không chỉ vi phạm trầm trọng Quyền Tự Do Tôn giáo được minh định trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân quyền, mà còn phá hoại nỗ lực băng bó xã hội rất đáng kính phục của Hòa Thượng Thích Không Tánh và các Phật tử Chùa Liên Trì trong nhiều năm qua. Nhà cầm quyền đã không làm gì đáng kể trước tình trạng băng hoại xã hội mà còn ra sức cản trở, phá hoại những nỗ lực từ thiện, giúp đời. Những hành động này chỉ càng làm rõ bản chất chỉ biết hủy hoại của nhà cầm quyền hiện nay trước mắt toàn thể người Việt Nam và quốc tế.”

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng an nguy của Hòa Thượng Thích Không Tánh và phản ứng của công luận trước sự việc này.

Nguồn: Chân Trời Mới Media

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.