Chuyến Đi Vận Động Can Thiệp Trả Tự Do Cho TS Nguyễn Quốc Quân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Washington DC, 11 tháng 3, 2008

Lẽ ra ngày hôm nay tôi đã đặt chân đến Sài Gòn bằng chuyến bay của hãng United Airlines cùng với hy vọng là được tháp tùng tòa lãnh sự viếng thăm chồng tôi vào đợt thăm nuôi tháng ba này. Nhưng như đã thông báo trong thư ngỏ, bà Phương Trần phó tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco báo cho tôi biết là visa của tôi đã bị hủy bỏ. Do đó tôi đã quyết định đáp chuyến bay đi Washington DC vào ngày 10 tháng 3 để vận động cho chồng tôi. Sau đây tôi xin tường thuật một số diễn biến xảy ra ngày hôm nay, 11 tháng 3 năm 2008, đến quí đồng hương, các hội đoàn, đoàn thể người Việt quốc gia, các cơ quan truyền thông báo chí đã hết lòng hỗ trợ cho gia đình tôi trong những ngày qua.

Trong buổi gặp gỡ sáng nay tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ với các ông Brett Blackshaw, Michael Orona và Yoshi Gotoh tôi đã được xác nhận là trong chuyến viếng thăm Việt Nam vừa qua của vị Thứ trưởng đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, ông Christopher Hill đã chính thức lên tiếng với chính quyền Hà Nội về việc trả tự do cho anh Quân. Ngoài ra ông cũng đang vận động để tôi được đi Việt Nam thăm chồng tôi.

Bộ Ngoại Giao cũng cho tôi biết Đại sứ Hoa Kỳ Michalak và ông phó Đại sứ Aloisi trong mấy ngày gần đây đã liên tiếp lên tiếng với chính quyền Việt Nam về vấn đề anh Quân. Cũng theo ông Michael Orona, Thứ trưởng đặc trách về dân chủ nhân quyền, ông Johnathan Farrar đã nêu vấn đề nhiều lần với ông Đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn. Ông Johnathan Farrar cũng nói với Đại sứ Lê Công Phụng là ông không muốn phải nhắc lại vấn đề này trong cuộc đối thoại về nhân quyền vào tháng Năm tại Hà Nội. Được biết sẽ có một cuộc đối thoại về nhân quyền ở cấp cao giữa Hà Nội và Hoa Kỳ vào tháng Năm tới đây.

Thưa quí vị,

Tính đến nay là đã sắp tới thời hạn bốn tháng mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải kết thúc phần điều tra đối với anh Quân. Có thể họ sẽ phải tuyên án hay kết tội chồng tôi. Nếu tội của anh thuộc về di trú thì chính quyền Việt Nam không thể giữ anh đến bốn tháng. Như vậy Hà Nội coi như là tội của anh thuộc về chính trị. Và nếu điều này xảy ra, Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận vì đối với Hoa Kỳ bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa không thể bị kết tội.

JPEG - 87.3 kb
Bà Ngô Mai Hương và dân biểu Ed Royce

Vào chiều hôm nay tôi cũng đã ghé văn phòng dân biểu Ed Royce. Ông Ed Royce cho biết ông rất bất bình vì chính quyền Việt Nam đáng lẽ phải trả tự do cho anh Quân lâu rồi. Ông đã nhiều lần gọi cho ông Đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội để thúc dục ông Đại sứ lên tiếng với chính quyền Việt Nam. Tối nay ông sẽ thức đêm để gọi cho ông Đại sứ lần nữa để yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam giải quyết trong dịp kết thúc bốn tháng điều tra này. Ông Ed Royce cũng cho biết ông đã và đang nghiên cứu những biện pháp khác để tạo áp lực lên chính quyền Hà Nội.

JPEG - 85 kb
Bà Ngô Mai Hương và dân biểu Dan Lungren.

Sau cùng chúng tôi đã ghé văn phòng dân biểu Dan Lungren. Dân biểu Dan Lungren cho biết ông và một số dân biểu thuộc đảng Cộng Hoà đã ký chung một bức thư gởi cho ông Nguyễn Tấn Dũng đòi hỏi trả tự do cho anh Quân. Điều làm tôi rất xúc động là một nhân viên của ông đã cho tôi biết là trong mấy ngày nay văn phòng họ nhận rất nhiều email, điện thoại gọi vào cám ơn và xin họ tiếp tục hổ trợ anh Quân và gia đình tôi. Người nhân viên này còn an ủi tôi: “Tôi hiểu được những âu lo của bà, cảm giác đơn độc vì phải gánh gánh nặng trên đôi vai của bà, nhưng xin bà yên tâm, chúng tôi và rất nhiều người rất quan tâm đến chuyện của Tiến Sĩ Quân.”

Kính thưa quí vị,

Những kết quả diễn tiến tốt đẹp ngày hôm nay là do sự hỗ trợ mạnh mẽ từ quí vị. Một lần nữa tôi xin thay mặt anh Quân và hai cháu gởi lời chân thành tri ân đến quí vị.

Tôi cũng xin thông báo đến quí vị, ngày mai, 12 tháng 3 năm 2008, sẽ có một buổi điều trần tại Thượng viện Quốc hội Hoa Kỳ về quan hệ Việt Mỹ, được biết sẽ có phần điều trần của ông Thứ Trưởng Ngoại Giao Christopher Hill, về phía người Việt có ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch đảng Việt Tân, và cô Janet Nguyễn. Trước buổi điểu trần tôi sẽ có dịp gặp mặt Thượng nghị sĩ Barbara Boxer là người sẽ chủ tọa buổi điều trần này. Đặc biệt sẽ có cuộc tiếp kiến riêng với ông Thứ trưởng Ngoại Giao Christopher Hill vào buổi sáng. Cùng đi với tôi để gặp các vị ấy là ông Đỗ Hoàng Điềm và ông Hoàng Tứ Duy thuộc đảng Việt Tân.

Kính thưa quí vị, vài hàng tường trình đến quí vị, tôi xin được tiếp tục tường trình về những diễn biến sau cuộc điều trần ngày mai. Xin chân thành cám ơn quí vị.

Ngô Mai Hương

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.