Chuyên gia: Việt-Mỹ nâng cấp “đối tác chiến lược” sẽ có lợi cho cả hai bên

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Thượng đỉnh ASEAN ở Phnom Penh, Campuchia hôm 12/11/2022. Ảnh minh họa: AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việc thiết lập quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ở cấp độ chiến lược gần như là một khả năng chắc chắn và nếu diễn ra, đây sẽ là một diễn biến có tính ‘tích cực’ đối với Việt Nam, mặc dù vẫn còn cần thêm thời gian để kiểm nghiệm thực chất chất lượng của mối quan hệ này, một nhà nghiên cứu bang giao quốc tế và an ninh, chính trị khu vực từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Singapore) nói với Đài Á Châu Tự Do hôm 31/8/2023.

Trước hết, bình luận về chuyến thăm chính thức Việt Nam được dự kiến vào ngày 10/9 tới đây của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang cho rằng đây là một nỗ lực đặc biệt của nhà lãnh đạo chính quyền Mỹ, vì hai lý do, như ông chia sẻ với RFA hôm 31/8:

“Tôi nghĩ rằng để sang thăm Việt Nam trong dịp này, ông Biden đã phải làm hai việc quan trọng, thứ nhất là ông phải bỏ qua cuộc tọa đàm cấp cao Thượng đỉnh ASEAN mà đối với nhiều chuyên gia thì đó là một trong những cuộc tọa đàm rất quan trọng để kết nối giữa Mỹ và ASEAN. Thứ hai nữa là Tổng thống Biden cũng sẽ phải dành thời gian ở Việt Nam, thay vì tập trung vào chiến dịch tranh cử của ông, đặc biệt trong bối cảnh gần đây cho thấy ông Donald Trump là một ứng cử viên rất mạnh của bên Đảng Cộng Hòa, mà có lẽ ông Trump sẽ là ứng cử viên tranh cử Tổng thống được đề cử của Đảng Cộng hòa.

Tôi nghĩ lý do Tổng thống Biden sang Việt Nam giữa bối cảnh như vậy, điều này có lẽ hàm ý rằng Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ nâng cấp mối quan hệ đối tác. Nhiều ý kiến cho rằng có thể là ‘nhảy cóc’ từ mối quan hệ ‘đối tác toàn diện’ hiện tại lên mức ‘đối tác chiến lược toàn diện’, cũng có ý kiến cho rằng việc như vậy sẽ đi ngược lại với những nguyên tắc ngoại giao rất cẩn trọng của Việt Nam, tôi nghĩ rằng có lẽ chúng ta cần phải có thêm thời gian để chờ thông báo chính thức mức độ nâng cấp như thế nào, nhưng khả năng nâng cấp mối quan hệ có lẽ gần như là chắc chắn.”

Tổng bí thư mời khách, chủ tịch nước sẽ ký kết?

Đề cập khả năng ai sẽ đại diện nhà nước Việt Nam ký kết cùng với lãnh đạo chính phủ Mỹ một khi mối quan hệ đối tác được thiết lập ở mức độ mới trong dịp Tổng thống Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam vào đầu tháng sau, như kế hoạch đã được thông báo, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang nói với RFA:

“Tôi nghĩ đương nhiên về mặt ký kết, chắc chắn sẽ là ký kết giữa Tổng thống Biden và ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước của Việt Nam, theo mặt nguyên tắc của nhà nước. Tuy nhiên, nếu chúng ta để ý, trong vòng một chục năm trở lại đây, Hoa Kỳ đã rất khôn ngoan trong việc tập trung xử lý những mối quan hệ về mặt ngoại giao giữa Việt Nam mà dựa trên mối quan hệ của Hoa Kỳ với đảng Cộng sản Việt Nam, thay vì với (chỉ riêng) chính quyền. Tất nhiên chính quyền có vai trò rất quan trọng, song họ (Hoa Kỳ) nhận ra rằng với Việt Nam, để xử lý được những vướng mắc và những bước đột phá về mặt quan hệ ngoại giao, thì họ phải đi qua bước là kết nối với đảng Cộng sản.

Và đấy là một trong những lý do vì sao mà lời mời đến thăm Việt Nam lần này đến từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Điều này đã được bên Việt Nam chính thức xác nhận. Tôi nghĩ, về mặt hình thức có lẽ sẽ không khác gì so với những ký kết khác giữa hai nguyên thủ quốc gia, nhưng về mặt thực tế mà nói, tất cả những quyết định liên quan nâng cấp mối quan hệ giữa hai nước có lẽ phụ thuộc rất nhiều vào lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam.”

Theo nhà nghiên cứu khách mời thuộc viện nghiên cứu Đông Nam Á Iseas của Singapore này, Việt Nam đã có sự cân nhắc phản ứng từ phía Trung Quốc, nhưng ông cũng cho rằng việc Việt Nam ra quyết định về các mối quan hệ đối ngoại hay bang giao quốc tế của mình là một vấn đề thuộc quyền tự quyết và tự chủ của Việt Nam, ông Giang nói tiếp với RFA:

“Tôi nghĩ khi nâng cấp mối quan hệ với Mỹ, Việt Nam có lẽ đã có những tính toán nhất định và có lẽ đã có những giao thiệp nhất định về mặt quan điểm với Trung Quốc, đặc biệt là sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc vào năm ngoái và chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Trung Quốc vào tháng 6/2023 vừa qua. Thứ hai là việc nâng cấp mối quan hệ với một quốc gia như Mỹ, ví dụ từ đối tác toàn diện lên đối tác (chiến lược) thì Mỹ ‘chỉ’ là đối tác chiến lược thứ 18 của Việt Nam mà thôi, trong rất nhiều những đối tác khác và nếu Mỹ là đối tác ‘chiến lược toàn diện’, thì cũng chỉ là đối tác chiến lược toàn diện thứ sáu, thứ bảy của Việt Nam, sau hai quốc gia vừa mới được Việt Nam đồng ý nâng cấp mối quan hệ là Singapore và Australia.

Tôi nghĩ rằng với hoàn cảnh như vậy, Trung Quốc sẽ khó có lý do để phản ứng quá mạnh về câu chuyện đó. Tất nhiên là họ có thể phản ứng một cách gián tiếp bằng việc là tiếp tục những hành động gây hấn trên Biển Đông như họ vẫn làm trong năm nay, hay là có những kênh giao tiếp ngoại giao mà chúng ta không được biết, thì điều đó là câu chuyện mà có lẽ chúng ta không biết, tuy nhiên việc nâng cấp giữa quan hệ của một nước với một nước khác, theo tôi đấy là vấn đề liên quan chủ quyền của Việt Nam và Việt Nam rõ ràng là có quyền và nên được làm những điều mà chúng ta nghĩ là tốt nhất cho lợi ích quốc gia của Việt Nam.”

Với phân tích trên, ông Giang cho rằng câu chuyện với Trung Quốc, đương nhiên là một vấn đề hệ trọng. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng Việt Nam không nên vì điều đó mà làm ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại độc lập của mình.

TBT Nguyễn Phú Trọng nhận Huân chương Hữu nghị từ TBT Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hôm 31/10/2022. Ảnh: Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
TBT Nguyễn Phú Trọng nhận Huân chương Hữu nghị từ TBT Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hôm 31/10/2022. Ảnh: Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao

 

Hai ảnh hưởng tích cực từ việc nâng cấp quan hệ

Vẫn theo ông Nguyễn Khắc Giang, ít nhất sẽ có hai tác động được ông cho là có tính tích cực từ việc nâng cấp quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Biden. Ông Nguyễn Khắc Giang nói:

“Tất nhiên việc nâng cấp quan hệ đối tác với bất kỳ một nước nào cũng đều có những ảnh hưởng tích cực nhất định, đặc biệt liên quan mối quan hệ kinh tế khi Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, cũng như trong chiến lược giảm thiểu rủi ro (de-risking) của Mỹ, khi mà Mỹ và Trung Quốc đang có những cạnh tranh rất gay gắt. Với Việt Nam, nâng cấp mối quan hệ tạo điều kiện nhiều hơn cho Việt Nam có thể hợp tác và phát triển kinh tế với những nước khác, đặc biệt là với Mỹ và những nước đồng minh của Mỹ.

Thứ hai là khi nâng cao mối quan hệ hợp tác, nó sẽ tạo điều kiện để Việt Nam có thể tiếp cận được những hợp tác quốc phòng và an ninh, đặc biệt là an ninh hàng hải, với các quốc gia mà có rất nhiều kinh nghiệm và có năng lực hàng hải tốt như là Mỹ, Nhật Bản rồi Australia. Tôi nghĩ về mặt tích cực mà nói, việc này luôn luôn là điều tích cực, tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, nâng cấp mối quan hệ lên thành cấp đối tác chiến lược hoặc chiến lược toàn diện về mặt cơ bản là một diễn ngôn mà thôi, còn thực tế hợp tác như thế nào mới là quan trọng. Điều đó có lẽ chúng ta cần phải có nhiều thời gian hơn để mà đánh giá.” – TS. Nguyễn Khắc Giang, nguyên trưởng nhóm nghiên cứu chính trị tại Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Đại học Kinh tế, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, nói với RFA trên quan điểm riêng.

Cũng trong dịp này, Tiến sĩ Bích Trần, thành viên nghiên cứu không thường trú của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược & Quốc tế (CSIS), từ Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore, đưa ra bình luận cũng trên quan điểm riêng với Đài Á Châu Tự Do, bà nói:

“Tôi thấy nếu Mỹ và Việt Nam có thể thực sự nâng cấp được mối quan hệ lên mức đối tác chiến lược thì sẽ là điều có lợi cho cả hai bên. Đối với phía Việt Nam, tất nhiên Việt Nam sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ của Mỹ hơn, đặc biệt về mặt an ninh và quốc phòng, và sẽ rất có lợi cho Việt Nam để bảo vệ chủ quyền của mình ở Biển Đông. Còn về phía Mỹ, việc nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền và an ninh của Việt Nam ở Biển Đông lại quay ngược trở lại giúp ích cho Mỹ. Bởi vì Mỹ và đồng minh của họ phụ thuộc vào tự do đi lại ở trong Biển Đông, tức là có lợi cả hai bên và việc chính thức nâng cấp mối quan hệ này của hai nước giúp cho phía Nhà Trắng sẽ dễ dàng thuyết phục Quốc hội của Mỹ hơn để tiếp tục có thể cung cấp những trợ giúp khác cho Việt Nam.”

Quốc Phương

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.