quan hệ Việt-Mỹ

Nguyễn Phú Trọng tiếp Tập Cận Bình tại Hà Nội. Ảnh: AFP

Trung Quốc, chứ không phải Mỹ, mới là mối bận tâm số một của Việt Nam

Việc ông Tập Cận Bình tới Việt Nam thực ra nằm trong một kế hoạch bận rộn của mối quan hệ song phương Việt-Trung, và nó diễn ra song hành, thậm chí là tất bật hơn, với mối quan hệ Việt-Mỹ ở cùng thời điểm. Dù rằng ở bề ngoài thì mối quan hệ Việt-Mỹ tốn giấy mực của báo giới hơn.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội ngày 10/9/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Tận dụng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Bài viết không hề coi Hoa Kỳ như một “hiệp sĩ” giúp Việt Nam vô vị lợi, mà xem như một nguồn lực rất quý báu mà Việt Nam có thể sử dụng để phát triển nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh. Nguồn lực này xuất phát từ sự song hành quyền lợi của hai quốc gia. Chắc chắn, siêu cường này không nghĩ tới việc chiếm một tấc đất hay một tấc biển đảo nào của Việt Nam vì quyền lợi của Hoa Kỳ không nằm trong việc chiếm đất!

Tổng Thống Joe Biden (trái) và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng duyệt binh tại Phủ Chủ Tịch ở Hà Nội, Việt Nam, hôm 10/9/2023. Ảnh minh họa: Saul Loeb/ AFP via Getty Images

Biden có quay lưng với nhân quyền?

Một câu hỏi thú vị là phải chăng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ bắt đầu thay đổi theo hướng thực dụng, theo đuổi các lợi ích về địa chính trị thay vì khuếch trương giá trị tự do mà người Mỹ vẫn thường khoe khoang. Và một sự thay đổi như vậy, nếu có, sẽ tác động như thế nào đến công cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam?

Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức họp báo tại Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2023. Ảnh: Reuters

Truyền thông nhà nước Việt Nam kiểm duyệt phát biểu của TT Biden về nhân quyền

Phát biểu của ông Biden về nhân quyền, theo bản ghi do Nhà Trắng công bố và theo video thu trực tiếp tại hiện trường, nói:

“Tôi cũng đã nêu lên tầm quan trọng của việc tôn trọng nhân quyền là ưu tiên hàng đầu của cả chính quyền của tôi và người dân Mỹ. Và chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại thẳng thắn về vấn đề đó.”

Trong khi đó, phiên bản được sử dụng trên truyền thông nhà nước Việt Nam chỉ nói: “Tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền con người.”

Việt Nam đến lúc lựa chọn

Việc Hà Nội sắp nâng cấp quan hệ với Washington là bước đi đúng hướng. Bước tiến này cần được tiếp nối với việc bảo đảm các quyền tự do cơ bản cho người dân Việt Nam.

Chủ Tịch Đảng Việt Tân Lý Thái Hùng nhận định về sự nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ

Phỏng vấn đặc biệt Chủ tịch đảng Việt Tân Lý Thái Hùng về chuyến công du Việt Nam vào ngày 10/9 sắp tới đây của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, sau khi ông tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở New Delhi, Ấn Độ và trên đường trở về nước.

Quan hệ Việt – Mỹ sẽ được nâng cấp? Việt Nam được lợi gì và Mỹ được lợi gì khi hai bên nâng cấp quan hệ?

TBT Nguyễn Phú Trọng (trái) và TT Hoa Kỳ Joe Biden (phải) đã từng gặp nhau vào năm 2015, khi đó Biden đang trong cương vị phó tổng thống. Ảnh: AFP

Hoa Kỳ cần lưu ý gì để tiếp tục hỗ trợ dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam?

Một khi quan hệ đối tác ở tầm mức mới được thiết lập giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có thể giúp Việt Nam thoát khỏi khỏi ‘ảnh hưởng quá nặng nề’ của Trung Quốc, giúp Hoa Kỳ đạt được thuận lợi hơn các mục tiêu của Hoa Kỳ tại Việt Nam và khu vực, Chính phủ và lưỡng viện Hoa Kỳ cần và nên tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tiến bộ hơn về các mặt tự do, dân chủ và nhân quyền.

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư Việt Tân, nói với tờ Washington Post, Washington nên kiên quyết đòi hỏi phải có tiến bộ về nhân quyền và tự do dân sự, ngay cả khi thực hiện điều này một cách lặng lẽ. Và để có một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, chúng ta cần phải có các xã hội tự do và cởi mở.

Cảnh giác về Trung Quốc, Mỹ xích lại gần hơn với cựu thù Việt Nam

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư Việt Tân, một tổ chức chính trị vì dân chủ ở Việt Nam, cho biết, Washington nên kiên quyết đòi hỏi phải có tiến bộ về nhân quyền và tự do dân sự, ngay cả khi thực hiện điều này một cách lặng lẽ. “Để có một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở,” ông nói, “chúng ta cần phải có các xã hội tự do và cởi mở.”

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Thượng đỉnh ASEAN ở Phnom Penh, Campuchia hôm 12/11/2022. Ảnh minh họa: AFP

Chuyên gia: Việt-Mỹ nâng cấp “đối tác chiến lược” sẽ có lợi cho cả hai bên

Việc thiết lập quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ở cấp độ chiến lược gần như là một khả năng chắc chắn và nếu diễn ra, đây sẽ là một diễn biến có tính ‘tích cực’ đối với Việt Nam, mặc dù vẫn còn cần thêm thời gian để kiểm nghiệm thực chất chất lượng của mối quan hệ này…

Quan điểm của Đảng Việt Tân: Nâng quan hệ Việt-Mỹ để đổi mới Việt Nam

Việc nâng cấp ngoại giao với Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây trong lúc này mang nhiều yếu tố chiến lược. Việt Nam cần gia tăng quan hệ với Hoa Kỳ để thúc đẩy hợp tác an ninh, gia tăng trang bị quân sự chống lại sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông và bảo toàn sự ổn định trong vùng.

Ngoài ra, Việt Nam cần sự hỗ trợ của thế giới để áp lực Trung Quốc đòi lại Quần Đảo Hoàng Sa và các hòn đảo tại Trường Sa đã bị Trung Quốc đánh chiếm phi pháp…

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội hôm 15/4/2023. Ảnh: AFP

Nâng cấp Việt – Mỹ lên “đối tác chiến lược” không chỉ là câu chuyện của ngoại giao

Việc nâng cấp “đối tác chiến lược” hay “đối tác chiến lược toàn diện” không chỉ đơn thuần là câu chuyện của ngoại giao. Ngoại giao nhưng thực chất là nội trị.

Trên nền hội nhập với các đối tác là những quốc gia dân chủ, đất nước nương theo các quy luật thị trường, nhà nước pháp quyền, tôn trọng các thang giá trị phổ quát. Các thế hệ, trước hết là thế hệ trẻ, trí thức trẻ sẽ được hưởng lợi từ những xu hướng tiến bộ của thế giới.