Biden có quay lưng với nhân quyền?

Tổng Thống Joe Biden (trái) và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng duyệt binh tại Phủ Chủ Tịch ở Hà Nội, Việt Nam, hôm 10/9/2023. Ảnh minh họa: Saul Loeb/ AFP via Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tổng Thống Joe Biden kết thúc chuyến thăm Ấn Độ và Việt Nam và đã trở về thủ đô Washington, DC nhưng chuyến công du năm ngày của ông vẫn còn được giới phân tích chính trị bàn luận sôi nổi. Điểm mới mà người ta chú ý trong chuyến đi là tổng thống Mỹ đã đặt sang một bên các vấn đề chiến tranh Nga-Ukraine, dân chủ, nhân quyền… mà tập trung vào việc mở rộng, củng cố quan hệ đối tác với một số nước chuyên chế để có thêm lợi thế trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc.

Một câu hỏi thú vị là phải chăng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ bắt đầu thay đổi theo hướng thực dụng, theo đuổi các lợi ích về địa chính trị thay vì khuếch trương giá trị tự do mà người Mỹ vẫn thường khoe khoang. Và một sự thay đổi như vậy, nếu có, sẽ tác động như thế nào đến công cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam?

Vấn đề Ukraine bị gác lại?

Trong chuyến đi với lịch trình dày đặc, ông Biden đã tiếp xúc gần gũi và hội đàm với Thủ Tướng Narendra Modi của Ấn Độ, Thái Tử Mohammed bin Salman (MBS) – nhà lãnh đạo thực sự của Saudi Arabia, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng của đảng CSVN. Cho đến nay, cả ba nước Ấn Độ, Saudi Arabia, và Việt Nam đều không phản đối cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine mà giữ thái độ “trung lập,” đều bỏ phiếu trắng mỗi khi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đưa ra nghị quyết lên án Nga hoặc đòi Moscow rút quân ngay tức khắc khỏi Ukraine.

Cá biệt, Ấn Độ vẫn tiếp tục mua dầu thô giá rẻ của Nga, chế biến rồi xuất cảng xăng sang các nước Châu Âu thu lợi lớn. Saudi Arabia toa rập với Nga, giảm sản lượng dầu thô khai thác hằng ngày để đẩy giá xăng dầu thế giới lên cao, khiến cho lạm phát ở Mỹ và các nước phát triển khác tăng vọt như con ngựa bất kham. Việt Nam thì trong lúc nâng cấp quan hệ song phương Việt – Mỹ lên mức “đối tác chiến lược toàn diện” thì cũng đồng thời bí mật ký kết mua vũ khí của Nga, dù vẫn biết làm như vậy là vi phạm luật của Mỹ, cấm các nước mua bán vũ khí với quân đội và tình báo Nga.

Tưởng cần nhắc lại, ông Biden nhiều lần nói rằng, cuộc chiến tranh đang diễn ra giữa Nga và Ukraine không chỉ là xung đột giữa hai nước láng giềng mà còn là “cuộc chiến giữa dân chủ và độc tài,” ảnh hưởng tới vận mệnh toàn thế giới. Ngoại Trưởng Antony Blinken của Mỹ cũng nhiều lần nói rằng, trong cuộc chiến Nga-Ukraine không có cái gọi là “trung lập,” các quốc gia khác hoặc đứng về phía dân chủ hoặc về phía độc tài chuyên chế. Vì những lý lẽ như vậy, Hoa Kỳ – và Liên Âu dân chủ – đã không tiếc tiền của viện trợ cho cuộc kháng chiến của Ukraine, cho đến lúc nào nước này còn cần.

Sự kiện Tổng Thống Biden kết thân với các nước không đứng về phía dân chủ lên án chiến tranh xâm lược ở Ukraine, dù vô tình hay cố ý, gây sốc cho những người theo dõi thời cuộc vì nó đi ngược với những phát biểu đanh thép của chính các nhà lãnh đạo Mỹ.

Nhân quyền cũng bị gác lại

Trong lĩnh vực tự do và nhân quyền, cả Ấn Độ, Saudi Arabia, và Việt Nam đều là những nước có “thành tích bất hảo,” thường xuyên đàn áp những tiếng nói đối lập, tước đoạt quyền tự do căn bản của người dân.

Việt Nam là quốc gia điển hình của chế độ độc tài toàn trị, trong đó mọi quyền dân sự và chính trị của người dân đều chỉ có trên giấy. Nhà cầm quyền đặt ra và sử dụng nhiều điều luật mơ hồ để đàn áp mọi tiếng nói đối lập, các luật sư nhân quyền, nhà báo, người viết Facebook và các tổ chức xã hội dân sự. Việc sử dụng guồng máy đàn áp đông đảo cộng với guồng máy tuyên truyền và kiểm soát tư tưởng của người dân làm cho xã hội rất ngột ngạt giống như những gì được mô tả trong tiểu thuyết của George Orwell nhiều thập niên trước.

Theo tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch – HRW), vào lúc đón tiếp phái đoàn Tổng Thống Biden, Việt Nam đang giam giữ 159 tù nhân lương tâm, hay tù nhân chính trị, là những người bị kết án tù chỉ vì thực thi một cách ôn hòa các quyền chính trị và dân sự của mình. Ngoài ra, có ít nhất 22 người khác đang bị tạm giam chờ đưa ra xét xử tại các phiên tòa do đảng Cộng Sản kiểm soát, với “bản án bỏ túi” đã định sẵn. Cũng theo HRW, trong tám tháng đầu năm 2023, các tòa án bù nhìn ở Việt Nam đã tuyên phạt 15 người với bản án dài một cách bất thường, vi phạm trầm trọng quyền được xét xử công bằng của họ.

Ấy vậy mà, trong buổi tiếp và làm việc với phái đoàn của Tổng Thống Biden, người ta thấy ngồi bên cạnh Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng là Đại Tướng Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An – người chỉ huy cao nhất mọi chiến dịch đàn áp tự do nhân quyền, kể cả những kế hoạch liều lĩnh bắt cóc công dân Việt ở các nước đưa về Việt Nam giam cầm và xử tội. Trong chế độ công an trị hiện hành, ông Tô Lâm thực sự là một hung thần, thao túng cả guồng máy quyền lực quốc gia và biến công an thành cơn ác mộng của mọi người dân, kể cả những quan chức cao cấp trong hệ thống đảng và nhà nước.

Bài phát biểu của Tổng Thống Biden ở Hà Nội, theo bản ghi của Tòa Bạch Ốc, có 2.600 chữ nhưng trong đó chỉ có 112 chữ đề cập tới nhân quyền. Đã vậy, bản ghi mà chính phủ Việt Nam công bố cho dân chúng trong nước còn cắt xén lời của ông Biden, lược bỏ những từ ngữ phê phán trong lời ông tổng thống Mỹ. Công an Việt Nam còn có biện pháp ngăn cản người dân Hà Nội ra đường, tụ tập để chào đón Tổng Thống Biden, giống như cảnh đã diễn ra khi Tổng Thống Bill Clinton và Tổng Thống Barack Obama mấy năm trước, bởi vì họ không muốn đề cao sự có mặt của ông Biden và cũng không muốn làm phật lòng các quan thầy của họ ở Bắc Kinh.

Các nhà báo tháp tùng phái đoàn Hoa Kỳ công du Châu Á cũng ghi nhận, các nhà lãnh đạo Ấn Độ và Saudi Arabia đều phớt lờ những nhận xét phê phán mà Tổng Thống Biden nói với Thủ Tướng Narendra Modi và Thái Tử MBS về tình trạng xâm phạm nhân quyền ở đất nước của họ.

Ông Biden khó có lựa chọn khác

Thật ra đây không phải là lần đầu tiên Tổng Thống Joe Biden bị lên án là coi nhẹ vấn đề tự do và nhân quyền. Năm ngoái, khi đến Saudi Arabia gặp Thái Tử MBS, ông cũng bị phê phán là coi trọng dầu mỏ hơn các giá trị đạo đức như dân chủ, tự do mà Mỹ đại diện. Các nhà hoạt động nhân quyền có lý khi chê trách cách ứng xử thiếu nhất quán của chính quyền Biden và cho rằng thái độ đó sẽ có ảnh hưởng xấu đến các phong trào đấu tranh vì dân chủ trên thế giới. “Làm như thế chắc chắn sẽ khuyến khích các nước này [Việt Nam], và nhiều nước khác, như Saudi Arabia, cứ tiếp tục công việc [đàn áp] của họ,” ông Derek Grossman, chuyên gia về Châu Á của tổ chức RAND Corp., nhận xét.

Thật ra, vì quyền lợi của nước Mỹ, ông Biden khó mà có hành động khác. Cuộc cạnh tranh với một nước Trung Quốc đang trỗi dậy thách thức vị thế của Mỹ và hung hăng đòi thay đổi trật tự thế giới, cùng với một nước Nga hiếu chiến và điên rồ, là trọng tâm lớn nhất chi phối mọi chương trình đối ngoại của chính quyền Biden. Theo ông Grossman, mục đích hàng đầu của ông Biden [trong chuyến đi] là lôi kéo Ấn Độ và Việt Nam tham gia vào chiến lược Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương của Mỹ để đối kháng Trung Quốc. Vì thế, ông có khuynh hướng coi nhẹ hoặc né tránh việc lên tiếng về nhân quyền. Việc xử trí hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích chiến lược của nước Mỹ và hệ giá trị tự do mà Mỹ đại diện luôn là bài toán khó, không chỉ riêng cho chính quyền Biden.

Không thể phủ nhận Việt Nam và Ấn Độ là hết sức cần thiết cho chiến lược của Mỹ cả về quân sự và an ninh lẫn về thương mại và chuỗi cung ứng hàng hóa. Sau khi đã củng cố được NATO để chống Nga ở Châu Âu, đã đoàn kết được Nhật và Nam Hàn vào một mặt trận kiềm chế Trung Quốc ở Đông Á thì bước kế tiếp của ông Biden chắc chắn phải là lôi kéo Ấn Độ và Việt Nam ở phía Nam Trung Quốc. Chưa biết Việt Nam và Ấn Độ có toàn tâm toàn ý tham gia cùng Mỹ trong đại chiến lược này hay không, nhưng rõ ràng từ kế sách của ông Biden đã hình thành một vành đai bao vây Trung Quốc ở phía Đông và phía Nam, hạn chế đáng kể ảnh hưởng kinh tế và quân sự của Bắc Kinh.

Trong đại chiến lược đó, vấn đề dân chủ, nhân quyền dường như tạm thời bị gác lại để theo đuổi mục tiêu lớn hơn. Xét cho cùng, nếu nước Mỹ thất bại trong cuộc cạnh tranh ở Châu Á, Trung Quốc thực hiện được giấc mộng bành trướng của ông Tập Cận Bình thì tình trạng dân chủ, nhân quyền của các dân tộc láng giềng sẽ càng tồi tệ hơn, ước mơ tự do càng trở nên xa vời hơn nữa.

Chính quyền Biden cũng không hoàn toàn quay lưng với vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Tuyên bố chung Biden-Nguyễn Phú Trọng nói hai bên “nâng cao cam kết đối thoại có ý nghĩa trong khuôn khổ Đối Thoại Nhân Quyền Mỹ-Việt (US-Vietnam Human Rights Dialogue) hằng năm, cuộc đối thoại mà hiện nay nhiều quan chức Mỹ cho rằng không có thực chất.

Những người đấu tranh dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam có thể thất vọng với chuyến đi của Tổng Thống Biden. Sự kiện nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ có thể làm cho các nhà lãnh đạo Hà Nội cảm thấy an tâm về sự hậu thuẫn của người Mỹ, do đó sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc đàn áp để bảo vệ quyền lực của chế độ, sẽ có thêm nhiều người vô tội bị biến thành tù nhân lương tâm. Nhưng nhìn ở chiều ngược lại, quan hệ mật thiết hơn với Mỹ sẽ góp phần giúp xã hội Việt Nam thông thoáng hơn, tiếp cận những chuẩn mực dân chủ cao hơn và điều đó có thể có lợi cho dân trí, về lâu dài sẽ có lợi cho phong trào đấu tranh ở trong nước.

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…