Truyền thông nhà nước Việt Nam kiểm duyệt phát biểu của TT Biden về nhân quyền

Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức họp báo tại Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2023. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Các cơ quan truyền thông do nhà nước kiểm soát của Việt Nam cắt cụt phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden về vấn đề nhân quyền của nước này trong những phiên bản được gọi là “toàn văn phát biểu” của ông sau cuộc hội đàm với Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng về việc nâng cấp quan hệ hôm 10 tháng 9.

Khảo sát những video thời sự có phần dịch lồng tiếng, được phát sóng trên các đài truyền hình nhà nước, cùng bài đăng trên một số website báo mạng khác cho thấy phát biểu vốn đã ngắn ngủi của tổng thống Mỹ, được đưa ra sau cuộc họp với nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, đã bị cắt bỏ chỉ chừa lại một vế.

Phát biểu của ông Biden về nhân quyền, theo bản ghi do Nhà Trắng công bố và theo video thu trực tiếp tại hiện trường, nói:

“Tôi cũng đã nêu lên tầm quan trọng của việc tôn trọng nhân quyền là ưu tiên hàng đầu của cả chính quyền của tôi và người dân Mỹ. Và chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại thẳng thắn về vấn đề đó.”

Trong khi đó, phiên bản được sử dụng trên truyền thông nhà nước Việt Nam chỉ nói: “Tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền con người.”

Nhân quyền là một trong những vấn đề gai góc nhất trong quan hệ giữa hai nước và Việt Nam luôn tỏ ra nhạy cảm về những chỉ trích mà họ cho là thiếu khách quan.

Các tổ chức theo dõi nhân quyền nhận định nhà chức trách Việt Nam trong những năm qua đã tăng cường trấn áp xã hội dân sự, nhắm mục tiêu không chỉ vào những người bất đồng chính kiến mà còn mở rộng sang những người vận động vì môi trường.

Nhiều cá nhân và tổ chức trước đó đã hối thúc ông Biden mạnh mẽ lên tiếng về thành tích nhân quyền của Hà Nội khi ông hội đàm với các nhà lãnh đạo nước này. Một số nhà lập pháp Mỹ nói với VOA sẽ là một sai lầm nếu nâng cấp quan hệ mà không có sự cải thiện về nhân quyền.

Việt Nam luôn bác bỏ những cáo buộc vi phạm nhân quyền, nói rằng họ chỉ bắt giữ những người vi phạm pháp luật Việt Nam. Các quan chức Mỹ thì nói rằng họ có nêu lên những quan ngại với phía Việt Nam nhưng làm điều đó một cách kín đáo và tế nhị.

Trong cuộc họp báo vào cuối ngày 10 tháng 9, ông Biden khẳng định ông không đặt “bất cứ thứ gì” lên trước nhân quyền.

Thông cáo của Nhà Trắng về việc Mỹ và Việt Nam nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện đề cập tới nhiều vấn đề, trong đó có tầm quan trọng của nhân quyền.

Thông cáo nói rằng Tổng thống Biden “nhấn mạnh tính phổ quát của nhân quyền và tầm quan trọng của sự hợp tác song phương nhằm thúc đẩy nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, lập hội, hội họp ôn hòa, tôn giáo hay tín ngưỡng, trong và ngoài nước.”

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…