Hoa Kỳ cần lưu ý gì để tiếp tục hỗ trợ dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam?

TBT Nguyễn Phú Trọng (trái) và TT Hoa Kỳ Joe Biden (phải) đã từng gặp nhau vào năm 2015, khi đó Biden đang trong cương vị phó tổng thống. Ảnh: AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một khi quan hệ đối tác ở tầm mức mới được thiết lập giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có thể giúp Việt Nam thoát khỏi khỏi ‘ảnh hưởng quá nặng nề’ của Trung Quốc, giúp Hoa Kỳ đạt được thuận lợi hơn các mục tiêu của Hoa Kỳ tại Việt Nam và khu vực, Chính phủ và lưỡng viện Hoa Kỳ cần và nên tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tiến bộ hơn về các mặt tự do, dân chủ và nhân quyền.

Đây là ý kiến của Cựu Biên tập viên Tạp chí Cộng sản, nhà hoạt động Nguyễn Vũ Bình từ Hà Nội nêu ra với RFA ngày 4/9.

‘Bất thường xảy ra ngay trước chuyến thăm của Tổng thống Biden’

Trước hết ông Nguyễn Vũ Bình nhắc lại điều mà theo ông là ‘diễn biến bất thường’ ngay trước chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden. Đó là việc quấy nhiễu, đe dọa các tù nhân lương tâm như Trần Huỳnh Duy Thức,  Đặng Đình Bách và những người khác đang bị giam giữ trong các nhà tù tại Việt Nam mới đây.

 “Trong nội bộ của Việt Nam thực sự ra cũng rất phức tạp, có rất nhiều phe cánh, người thì ‘thân’ Trung Quốc, người thì có xu hướng ‘ngả’ về Mỹ, những quyết định là quyết định tập thể, tức là dựa trên một số nào đó, chẳng hạn như là Bộ Chính trị, cho nên những việc như đã nêu có khả năng xảy ra. Trước đây, trường hợp như ông TBT Lê Khả Phiêu (đổi thái độ khi đang tiếp Ngoại trưởng Madeleine Albright) đã xảy ra rồi, thì việc ‘hành hung’ anh Trần Huỳnh Duy Thức hay một luật sư ở trong lĩnh vực môi trường, mà tự nhiên họ bị mấy người ‘cầm dao’ xông vào (buồng giam) là hiện tượng rất là lạ, từ trước đến giờ trong lĩnh vực tù nhân lương tâm hiếm có chuyện đó, mà tự nhiên lại nảy ra chuyện đó, thì đúng là cũng nên đặt dấu hỏi.

Và vì môi trường (chính trị nội bộ) của Việt Nam rất phức tạp, cho nên không loại trừ là có một số người, một số nhóm không muốn quan hệ của Việt Nam nâng cấp lên, như là báo chí nói, hướng tới, người ta có thể sử dụng cách này, cách khác, mà trong đấy có thể có việc ‘kích động tù nhân lương tâm.’ Thực ra, nếu chúng ta muốn biết chính xác, chúng ta phải ở trong nội bộ cấp cao của họ, nhưng dựa vào kinh nghiệm, chúng ta thấy là nó cũng có thể xảy ra, bởi vì hiện tượng đó khá là lạ – hiện tượng mà các tù nhân (thường phạm) mà ‘cầm dao’ sang khu vực của tù nhân chính trị để đe dọa thì hơi là lạ, cho nên chúng ta không loại trừ trường hợp đó.”

Mới đây, hôm 30/8/2023, tờ báo Mỹ Washington Post đã thu hút sự chú ý của công luận trên bài xã luận của mình đặt vấn đề làm thế nào mà Tổng thống Joe Biden có thể vừa tiếp cận thân thiện chính quyền Việt Nam, vừa có thể giúp đỡ ‘những người bị mắc kẹt sau song sắt’ (*), bài báo nhấn mạnh:

“Hoa Kỳ và Việt Nam đang trên đà nâng cấp đáng kể trong mối quan hệ của họ, sẽ được ấn định khi Tổng thống Biden đến thăm Hà Nội vào ngày 10 tháng Chín. Kế hoạch của chính quyền nhằm thiết lập ‘quan hệ đối tác chiến lược’ với Việt Nam được thúc đẩy bởi mong muốn chống lại Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nhưng trước khi ông Biden nâng cốc chúc mừng các nhà lãnh đạo Việt Nam, ông nên chỉ ra thành tích nhân quyền đang ngày càng xấu đi của Việt Nam và thúc đẩy sự thay đổi. Tổng thống có nhiều công cụ để khuyến khích cải cách hơn những gì tưởng tượng.”

‘Đàn áp, vi phạm nghiêm trọng và có hệ thống’

Đề cập tình hình nhân quyền tại Việt Nam, bài xã luận của Washington Post có đoạn cho hay:

“Việt Nam là một quốc gia độc đảng do đảng Cộng sản Việt Nam cai trị. Kể từ năm 2016, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư có đường lối cứng rắn Nguyễn Phú Trọng, chính phủ đã tiến hành đàn áp trên diện rộng các hoạt động, bất đồng chính kiến, xã hội dân sự và tự do tôn giáo. Toàn bộ ban lãnh đạo phong trào biến đổi khí hậu của đất nước hiện đang bị tống giam, và việc bỏ tù đã phá hủy các nỗ lực tổ chức và liên minh vận động của phong trào này. Vào ngày 1 tháng
Sáu, Việt Nam chính thức buộc tội nhà hoạt động khí hậu hàng đầu của đất nước, Hoàng Thị Minh Hồng, tội trốn thuế, khiến bà trở thành nhà hoạt động môi trường thứ năm phải đối mặt với cáo buộc như vậy trong hai năm qua. Một cuộc điều tra nhân quyền do Dự án 88 công bố vào tháng 4 cho thấy chính quyền đã vũ khí hóa luật trốn thuế như thế nào để bịt miệng các nhà bảo vệ môi trường.

Việc Việt Nam đàn áp những nhà hoạt động này đi ngược lại thỏa thuận của Việt Nam với Liên minh Châu Âu và Nhóm Bảy quốc gia, cũng như Đan Mạch và Na Uy, được gọi là Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng, nhằm giúp Việt Nam huy động ít nhất 15,5 tỷ USD từ các nhà đầu tư công và tư nhân để đáp ứng cam kết của mình đạt mức phát thải ròng bằng zero vào năm 2050. Thỏa thuận quy định rằng ‘để quá trình chuyển đổi diễn ra công bằng và hợp lý, cần phải tham vấn thường xuyên, bao gồm cả với giới truyền thông, các tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan khác để đảm bảo sự đồng thuận rộng rãi trong xã hội.’”

Nhà hoạt động Đặng Đình Bách trong phiên toà phúc thẩm năm 2022
Nhà hoạt động Đặng Đình Bách trong phiên toà phúc thẩm năm 2022

 

Về số lượng các nhà hoạt động bị bắt giam và đang bị ‘kẹt sau song sắt’ cũng như về tình hình được cho là nạn trấn áp của chính quyền đối với giới hoạt động tự do, dân chủ, nhân quyền ôn hòa ở Việt Nam hiện nay và nhất là gần đây, tờ Washington Post nhấn mạnh và cho hay:

“Có 193 nhà hoạt động đang bị cầm tù ở Việt Nam. Điều này không bao gồm những người bị buộc phải lưu vong hoặc bị buộc phải im lặng. Nhiều người trong tù bị buộc tội với những điều khoản mơ hồ trong bộ luật hình sự, chẳng hạn như Điều 117 hình sự hóa việc ‘làm, tàng trữ, phổ biến hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, sản phẩm nhằm chống Nhà nước’ hay Điều 331, trong đó cấm ‘lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước.’ Ví dụ, tác giả và nhà báo Việt Nam Phạm Đoan Trang, người năm ngoái đã nhận được Giải thưởng Phụ nữ Dũng cảm Quốc tế của bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đang thụ án 9 năm tù vì bị cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. Khi ở Hà Nội, ông Biden phải nói với cai ngục: Hãy để cô ấy đi cùng với tất cả các tù nhân chính trị khác.

Cuộc đàn áp cũng dẫn đến việc giải thể các nhóm môi trường, nhà xuất bản độc lập, hiệp hội các nhà báo độc lập của đất nước và một tổ chức chống tham nhũng phi chính phủ. Những người không có lịch sử hoạt động có tổ chức nhưng đang sử dụng mạng xã hội để lên tiếng bất bình về tham nhũng, kiểm soát đại dịch và lạm dụng tài nguyên công cũng đang phải đối mặt với việc bị truy tố. Các biện pháp kiểm soát đối với xã hội dân sự đã trở nên nghiêm ngặt hơn, bao gồm các hạn chế đối với học thuật và hội nghị quốc tế, tăng cường giám sát các tổ chức trong nước dựa vào nguồn tài trợ nước ngoài và kiểm duyệt truyền thông xã hội. Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ đã phát hiện ‘những vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng đang diễn ra và có hệ thống’ ở Việt Nam và đã kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ liệt Việt Nam vào danh sách ‘quốc gia cần quan tâm đặc biệt’ theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998.”

Bình luận về quan điểm của bài báo này của Washington Post, từ Hà Nội, ông Nguyễn Vũ Bình nói với Đài Á Châu Tự Do:

“Hai vấn đề này thực ra đôi khi mâu thuẫn nhau, tức là lợi ích trái ngược nhau, bởi vì trong việc nâng cấp quan hệ, Việt Nam rất cần Mỹ, cũng như Mỹ rất cần Việt Nam, thế nhưng Việt Nam có mối quan hệ cũng rất mật thiết với Trung Quốc, cho nên họ phải cân nhắc, cân đối mối quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ và Việt Nam với Trung Quốc, vì vậy nó không có tiến triển nhanh như là người dân hay nhiều người mong muốn, cho nên đã rất nhiều lần Mỹ đã ‘chìa cành ô-liu,’ hay đã rất muốn quan hệ với Việt Nam, nâng cấp quan hệ lên, nhưng Việt Nam vẫn rất thận trọng trong việc này. Việc tăng cường hay nâng cấp quan hệ ở thế ‘vừa muốn mà lại vừa sợ,’ ‘sợ’ là sợ Trung Quốc, cho nên Việt Nam rất chậm trong chuyện này.

Còn về việc mà Mỹ tác động để giảm sự đàn áp hay giải phóng một số tù nhân lương tâm, chúng ta biết trong suốt quá trình vừa qua nó rất hạn chế. Nhưng với tư cách của một người dân Việt Nam và với tư cách của một người đấu tranh cho tự do, dân chủ, tôi đều mong muốn Việt Nam và Mỹ nâng cấp quan hệ lên một tầm cao mới, ít nhất là để cân bằng để tránh được ảnh hưởng quá nặng nề của Trung Quốc đối với Việt Nam. Với việc nâng cấp quan hệ như vậy, không ít thì nhiều vấn đề dân chủ, nhân quyền cũng sẽ được quan tâm một cách sâu sát hơn; đó là một điều chắc chắn, còn đến mức độ nào thì chưa dám nói. Còn đối với lưỡng viện (Quốc hội) Hoa Kỳ, về mặt mong muốn, bao giờ cũng mong muốn có những sức ép để làm sao Việt Nam tôn trọng những điều mà Việt Nam đã ký kết về quyền con người, như là Công ước Quốc tế về Quyền Con người, để Việt Nam làm sao hội nhập và phát triển được hơn, ít nhất là như vậy.”

Chấm dứt bắt bớ tù nhân lương tâm và ưu tiên trao trả tự do

Theo ông Nguyễn Vũ Bình, nếu Việt Nam tôn trọng các quyền con người, tôn trọng công ước quốc tế về các quyền này mà đã ký kết, thì quốc tế sẽ ‘giao hảo, làm ăn’ nhiều hơn với Việt Nam, và đất nước sẽ ‘phát triển tốt hơn,’ ông nói thêm:

“Đấy là một điều mà ai cũng nhìn thấy như vậy, còn nếu cứ rời xa, cứ như từ trước tới nay, thì việc quan hệ chắc chắn sẽ khó khăn, làm ăn sẽ khó khăn. Tất nhiên là một người trong phong trào dân chủ, đấu tranh cho dân chủ cũng vài chục năm rồi, tôi hoàn toàn đồng ý rằng điều quan trọng các chính sách đối với Việt Nam là phải được thành lập và phải có chế tài, nếu không có chế tài thì họ muốn làm thế nào thì làm, thì sẽ không có hiệu quả. Từ trước đến giờ đã có nhiều yêu cầu nọ kia rồi, thế nhưng không có chế tài, thậm chí vừa rồi như châu Âu với Việt Nam cũng có ký kết Hiệp định (EVFTA), các vị luật sư về môi trường, như anh Đặng Đình Bách, cũng dựa vào sự ký kết với Việt Nam đã mở ra những trung tâm ở Việt Nam về bảo vệ môi trường, nhưng cuối cùng vẫn bị bắt, tức là không có chế tài gì cả, cho nên việc này đối với Việt Nam khó như vậy.”

Blogger Nguyễn Tường Thụy cầm hoa tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội hôm 19/1/2014. Ảnh minh họa: Reuters
Blogger Nguyễn Tường Thụy cầm hoa tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội hôm 19/1/2014. Ảnh minh họa: Reuters

 

Bình luận điều mà bài xã luận trên báo Washington Post đề cập như một chiến dịch ‘đàn áp có hệ thống’ với giới hoạt động tự do, dân chủ, nhân quyền, phản biện chính sách và đề nghị chính quyền Mỹ nhân dịp chuyến thăm của Tổng thống Biden đến Việt Nam dự kiến hôm 10/9 tới đây, dành sự quan tâm đến các tù nhân lương tâm ở Việt Nam, ông Nguyễn Vũ Bình nói tiếp với Đài Á Châu Tự Do:

“Những trường hợp như các ông Hoàng Ngọc Giao và một vài vị khác, khi họ bị bắt, chúng tôi cũng rất ngạc nhiên, bởi vì các ông ấy vẫn ở trong hệ thống và việc mà các ông làm cũng như các ông nói cũng rất nhẹ nhàng thôi, nên không hiểu làm sao mà lại bị bắt. Cho nên, tôi nghĩ rằng nếu dịp này tác động để những người như vậy mà được trả tự do thì rất là tốt. Bởi vì những trường hợp đấu tranh như chúng tôi thì không nói làm gì, thực ra nhà nước Việt Nam đã đối xử từ trước như vậy rồi, nhưng những trường hợp ‘rất nhẹ nhàng’ như là ông Giao hay mấy người hoạt động về môi trường, chúng tôi rất ngạc nhiên, họ không đáng bị đối xử như thế. Cho nên, nếu như có sự tác động, để những người này được tự do thì rất là tốt, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ. Tất nhiên là những người đấu tranh mà lên tiếng phản biện, thì đúng theo luật và các quyền con người họ không vi phạm gì cả; tất nhiên yêu cầu và đòi hỏi thì muốn với tất cả, nhưng trong mức độ cho phép, những người như ông Hoàng Ngọc Giao và mấy người hoạt động về môi trường được trả tự do là tốt nhất, bởi vì (việc bắt họ) vừa mang tiếng cho Việt Nam trước thế giới, vì đúng là người ta không có vấn đề gì mà lại bắt trong bối cảnh như thế, cho nên tôi ủng hộ để tác động cho những người này sớm được tự do.”

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp mà theo ông Nguyễn Vũ Bình là không thể kể hết và lẽ ra phải trao trả tự do toàn bộ, vô điều kiện, ngay lập tức và chấm dứt luôn việc bắt bớ tù nhân lương tâm, vị cựu Biên tập viên Tạp chí Cộng sản đề cập thêm một số trường hợp tù nhân lương tâm khác nữa còn đang bị bỏ tù ở Việt Nam, mà theo ông phía Hoa Kỳ và đặc biệt phái đoàn chính phủ của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nên quan tâm, tác động để họ được trao trả tự do:

“Anh Trần Huỳnh Duy Thức ở tù quá lâu, rồi những người có tuổi mà án dài, ví dụ như anh Trần Anh Kim, anh Nguyễn Tường Thụy, anh Phạm Thành, những người đó có tuổi, sức khỏe yếu rồi, cũng nên trả tự do cho những người đó trước. Những người lớn tuổi mà án dài, nhiều người bảy mươi mấy tuổi rồi, giam cầm người ta thì có khi người ta không sống được để ra khỏi tù. Tôi nói chung như vậy vì có thể không nhớ hết, ví dụ như là cô Đoan Trang cũng như vậy thôi, tôi rất mong muốn cô ấy được tự do vì sức khỏe của cô không tốt, chân tay đau yếu. Rồi những người như là anh Trần Ba, rất là yếu, có khối u, v.v… cơ bản là những người có tuổi,” ông Nguyễn Vũ Bình nói với Đài Á Châu Tự Do trên quan điểm riêng từ Hà Nội, hôm 04/9/2023.

Quốc Phương

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.