quan hệ Việt-Mỹ

Ông Nguyễn Phú Trọng (phải), Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, tiếp ông Anthony Blinken, Ngoại trưởng Mỹ, ngày 15/4/2023 ở Hà Nội. Ảnh minh họa: Andrew Harnik/ Pool/ AFP via Getty Images

Biden sẽ ký đối tác chiến lược với Việt Nam để đối phó với Trung Quốc

Tổng thống Joe Biden sẽ ký thỏa thuận đối tác chiến lược với Việt Nam nhân dịp đến thăm cấp nhà nước tại Hà Nội vào tháng Chín, trong nỗ lực ứng phó với Trung Quốc trong khu vực.

Báo mạng Politico hôm 18/8 cho biết như vậy, dựa theo ba người biết về kế hoạch của thỏa thuận. Họ đề nghị ẩn danh vì không được phép phát biểu trong hồ sơ về thỏa thuận.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ tiến vào cảng ở Đà Nẵng hôm 25/6/2023. Ảnh: AFP

Đà Nẵng đón tàu sân bay Ronald Reagan, VTV làm live show về hải quân chống ‘đế quốc Mỹ’

Theo quan sát của VOA, đội tàu hùng mạnh của Hải quân Mỹ cập cảng Đà Nẵng vào trưa 25/6, đến tối cùng ngày, trong khung giờ vàng, đài truyền hình quốc gia Việt Nam VTV phát sóng trực tiếp một chương trình nói về chiến công của Hải quân Việt Nam thời những năm 1960, 1970 trong cuộc chiến “chống đế quốc Mỹ.”

TBT CSVN Nguyễn Phú Trọng và TT Mỹ Joe Biden (khi đó là phó tổng thống) đã từng gặp nhau vào năm 2015. Ảnh: AFP

Chuyên gia: VN nên nâng cấp quan hệ với Mỹ càng sớm càng tốt

“Trong dài hạn, nếu Việt Nam không thể hiện sự nhiệt thành đáp lại thiện chí của Hoa Kỳ thì họ có thể nản lòng và họ sẽ chuyển sang các đối tác khác, để thúc đẩy các mục tiêu chiến lược của họ.

Bởi vì mục tiêu của họ thì họ phải theo đuổi và họ phải tìm những đối tác để cùng hướng tới những mục tiêu đó. Trong trường hợp đối tác mà họ mong muốn không có sự phản hồi lại thì bắt buộc họ phải tìm đối tác khác mà thôi…” [TS Lê Hồng Hiệp]

Hội chứng Bắc Kinh của giới cầm quyền Hà Nội. Ảnh: Việt Tân

Hội chứng Bắc Kinh của chính quyền Hà Nội

Để bày tỏ sự phục tùng và tôn kính Bắc Kinh, Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố từ chối mọi liên minh quân sự và không cho phép bất kỳ nước nào đặt căn cứ quân sự trên đất Việt Nam. Đúng là, đây là chính sách của CS Việt Nam từ lâu. Nhưng lần này, ông Trọng đã đi xa hơn bất kỳ nhà lãnh đạo cộng sản nào khác của Việt Nam trong việc ưu tiên quan hệ với Trung Quốc.

Ông Phạm Minh Chính nói chuyện tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) ở Washington hôm 11/5/2022 nhân chuyến tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN. Ảnh chụp màn hình Youtube CSIS

Lòng Tin và Chân Thành

Trong bài nói chuyện tại Trung tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) ở Washington hôm 11/5, Thủ Tướng Phạm Minh Chính đã nói rằng, Việt Nam coi trọng “vai trò của sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm trong một thế giới đầy biến động hiện nay.” Ông Chính đã lặp đi lặp lại nhóm từ này đến gần 20 lần trong suốt bài phát biểu của mình.

Đây chỉ là những lời hoa mỹ nói lên mặc cảm xấu hổ của lãnh đạo CSVN, vì chưa bao giờ trong chính sách đối ngoại của Hà Nội thể hiện đủ sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm với bất cứ ai.

Các khách quân đội từ Việt Nam đang xem xe tăng T-90MS của Nga tại một triển lãm quân sự hàng năm ở Alabino, ngoại ô Moscow hôm 23/8/2020. Ảnh: AP

Quan hệ Nga-Việt đặt Mỹ vào tình thế khó xử liên quan đến lệnh trừng phạt

Kế hoạch tổ chức tập trận quân sự của Việt Nam với Nga có thể làm sống lại các lời kêu gọi trừng phạt Hà Nội bằng các lệnh trừng phạt liên quan đến CAATSA (Đạo Luật Chống Đối Thủ của Mỹ thông qua các Biện Pháp Trừng Phạt).

Việt Nam có thể sớm bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ vì tiếp tục quan hệ quân sự với Nga khi phương Tây tìm kiếm các cách gây áp lực thứ cấp mới để trừng phạt Matxcơva vì cuộc xâm lược Ukraine.

Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính (trái) tiếp Phó Tổng Thống Mỹ Kamala Harris vào sáng 25/8/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ Pool/ AFP via Getty Images

Về chuyến đi Mỹ của Phạm Minh Chính

Ông Phạm Minh Chính, thủ tướng Cộng Sản Việt Nam, sẽ đến Washington dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN vào ngày 12 và 13 tháng Năm sắp tới. Đây sẽ là một chuyến đi khó khăn, và có thể là tủi nhục, của ông Chính sau những diễn biến gần đây cho thấy Hà Nội đang đi theo sự dẫn dắt của Nga và Trung Quốc, ra mặt đối lập với Hoa Kỳ trên bàn cờ chính trị thế giới.

Một người đứng cạnh cờ Mỹ và Việt Nam bày bán ở quầy hàng của mình ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Người Việt thích Mỹ và Trung Quốc không thể thay đổi điều đó

Các nhà quan sát bên ngoài từ lâu đã phải vật lộn để hiểu được sự thiếu ác cảm với Hoa Kỳ trong giới trẻ Việt Nam, bất chấp một cuộc chiến tàn khốc đã gần như xóa sổ đất nước của họ. Nhưng đối với thế hệ sau chiến tranh, chính sách ngoại giao sức mạnh mềm của Mỹ và sức hấp dẫn văn hóa của những gì Chú Sam thể hiện, dường như đã thành công.

Việt Nam và Sự Xung Đột Mỹ Trung

Những chuyển biến nói trên đã và đang tác động lên tình hình Việt Nam như thế nào, và người Việt Nam có thể khai dụng được gì để có thể giữ vững độc lập và thoát ra khỏi những hệ quả tại hại từ sự xung đột Mỹ Trung hiện nay? Bài viết này, nhằm trả lời ba câu hỏi sau đây: 1) Tại sao xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ; 2) Sự xung đột này có lợi, hại ra sao đối với Việt Nam; 3) Chúng ta có thể làm gì để khai dụng tình hình hiện nay.

Tàu mang số hiệu 8021 của Cảnh Sát Biển Việt Nam - nguyên là tàu tuần tra John Midgett của lực lượng Tuần Duyên Hoa Kỳ - do Mỹ chuyển giao cho Việt Nam, rời Puget Sound (Seattle, bang Washington) hôm 1/6/2021 đến Việt Nam. Ảnh: FB Đại Sứ Quán Mỹ tại Việt Nam

Những giới hạn trong hợp tác an ninh Việt Mỹ

Liệu sẽ có một liên minh chính thức Hoa Kỳ – Việt Nam, tuân theo các cam kết quốc phòng chính thức của Hoa Kỳ tương tự với các “đối tác cùng chí hướng” khác, như Nhật Bản và Úc? Hay mối quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam sẽ kết thúc như những cuộc “kết hôn giả,” phụ thuộc nhiều hơn vào sự hung hăng của Trung Quốc hơn là động lực nội tại giữa Hà Nội và Washington? Đây là một câu hỏi quan trọng vì nó đặt ra những kỳ vọng có tính thực tiễn và đặt ra những cạm bẫy tiềm ẩn trong mối quan hệ song phương.