Lòng Tin và Chân Thành

Ông Phạm Minh Chính nói chuyện tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) ở Washington hôm 11/5/2022 nhân chuyến tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN. Ảnh chụp màn hình Youtube CSIS
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 11 tháng Năm trong chuyến đi tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ – ASEAN, ông Phạm Minh Chính, Thủ Tướng CSVN đã đến phát biểu tại Trung tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) ở Washington, D.C.

Gần như đây là cái mốt của các lãnh đạo CSVN mỗi khi đến Hoa Kỳ vì bất cứ lý do gì, đều phải đến phát biểu tại CSIS như một hình thức đáng tự hào. Nhưng ai cũng biết, CSIS cho lên phát biểu không phải vì muốn nghe lời vàng ý ngọc của các lãnh đạo cộng sản mà vì chính phủ Việt Nam đã từng quyên tặng (donate) khá hậu hĩ cho cơ quan tư vấn này. Từ Trương Tấn Sang năm 2013 đến Nguyễn Phú Trọng năm 2015, sau đó là Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh đều đến đây trong quá khứ. Lần này ông Phạm Minh Chính cũng không thua các ông đi trước, đến đăng đàn CSIS nhằm mục đích khoa trương thành tích của chế độ cực quyền.

Trong một bài viết khá dài được soạn sẵn, Phạm Minh Chính không quên nhắc lại những phát biểu của Hồ Chí Minh và của Nguyễn Phú Trọng trước đây đề cập đến mối quan hệ Việt – Mỹ qua nhiều thập niên để chứng minh sự phát triển tất yếu của nó. Dĩ nhiên đây là quan điểm chủ quan của Hà Nội phảng phất mùi vị của một chế độ coi trọng sự tráo trở.

Nhưng lần này xuyên qua bài trình bày trước cử tọa, người ta nhận ra có hai điều nổi bật nhất, giống như hai hạt cát trong con mắt. Ông Chính đã nói rằng:

1/ Việt Nam coi trọng “vai trò của sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm trong một thế giới đầy biến động hiện nay. Ông Chính đã lặp đi lặp lại nhóm từ này đến gần 20 lần trong suốt bài phát biểu của mình để nhấn mạnh vào thái độ “nhất quán” của Hà Nội trên mọi chính sách. Nhưng điều này cũng cho người ta thấy rõ ràng là ông ta và những lãnh đạo ờ Hà Nội đang rất khao khát cái gọi là lòng tin và sự chân thành ở những người khác để khoác lên tấm áo chủ nghĩa hòa bình, thân thiện.

Nhưng khách quan mà nói, đây chỉ là những lời hoa mỹ nói lên mặc cảm xấu hổ của lãnh đạo CSVN, vì chưa bao giờ trong chính sách đối ngoại của Hà Nội thể hiện đủ sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm với bất cứ ai. Chỉ cần nghe qua lời ông Chính chửi thề “…mẹ nó” – chỉ hai ngày sau đó trong video*) được thu và phát trực tuyến trên trang nhà của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và kênh Youtube của Bộ nầy – đủ cho mọi người thấy được sự lật lọng, tráo trở kiểu giang hồ đá cá lăn dưa. Sự coi thường của Phạm Minh Chính và Tô Lâm với đối tác Hoa Kỳ cũng như của đám viên chức lao nhao tháp tùng cũng cho thấy chủ trương nói một đàng làm một nẻo của họ. Qua đó người ta cũng không khỏi khinh bỉ một phái đoàn do thủ tướng dẫn đầu đi làm công tác ngoại giao mà khinh suất đến mức để  công chúng nghe được những trao đổi riêng tư thiếu ngoại giao.

Đáng lý ra câu “chân thành, lòng tin và trách nhiệm” phải để cho nước chủ nhà là Hoa Kỳ nói với Hà Nội mới đúng. Vì trong khi thăm Việt Nam vào tháng Tám, 2021, Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris đã đề nghị nâng quan hệ hai nước lên đối tác chiến lược toàn diện, nhưng Việt Nam vẫn trả lời ỡm ờ. Từ khi dịch bệnh hoành hành, Việt Nam nhận được nhiều ưu đãi về vaccine và tài chánh của chính phủ Hoa Kỳ nhưng do Hà Nội sợ Trung Quốc và phụ thuộc vào vũ khí mua của Nga nên không dám chân thành đi với Hoa Kỳ mà cũng không dám nói ra.

2/ Cũng trong bài phát biểu tại CSIS, Phạm Minh Chính còn nói: Trong một thế giới đầy biến động, cạnh tranh chiến lược và nhiều sự lựa chọn, Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến Chương Liên Hợp Quốc; bình đẳng, tất cả cùng có lợi, tất cả cùng chiến thắng.Lời nói của Phạm Minh Chính khi  mới nghe qua thì rất hợp đạo lý, rất hay, rất phù hợp với khuôn khổ luật pháp quốc tế. Nhưng khi so với hành động thực tế của Việt Nam trong thời gian vừa qua thì hoàn toàn đi ngược lại những gì ông Chính hùng hồn trên diễn đàn CSIS.

Trong cuộc chiến tranh Nga xâm lăng Ukraine, Liên Hiệp Quốc đã tổ chức 3 lần bỏ phiếu: Lần đầu tiên để lên án Nga xâm lăng, Việt Nam bỏ phiếu trắng; lần thứ hai để bảo vệ thường dân Ukraine vì lý do nhân đạo, Việt Nam cũng bỏ phiếu trắng; lần thứ ba nhằm trục xuất Nga ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, Việt Nam lại dứt khoát bỏ phiếu chống!

Ông Chính khẳng định trước mọi người, Việt Nam không chọn phe mà chọn chính nghĩa. Thử hỏi trong 3 lần bỏ phiếu Việt Nam đều ủng hộ Nga, gần với lập trường Trung Quốc hơn các nước ASEAN khác, vậy Việt Nam đã chọn phe nào và phe đó có chính nghĩa hay không? Nói khác đi, đối với Việt Nam, việc coi Nga dùng vũ lực xâm chiếm Ukraine là chính nghĩa cũng không có gì lạ, vì năm 1975 chính họ đã mang cái “chính nghĩa” ấy để xâm lăng Việt Nam Cộng Hỏa.

Nói tóm lại, đây là bài phát biểu vừa lòng vòng vừa phô trương, không có Tâm mà cũng không có Tầm, không đáp ứng được mong muốn của người nghe về một nước Việt Nam đang hội nhập trên con đường phát triển chung.

Phạm Nhật Bình

*) Theo lịch thông báo chính thức trên trang nhà của Bộ Ngoại Giao Mỹ, buổi gặp gỡ giữa Ngoại Trưởng Blinken và Thủ Tướng Phạm Minh Chính sẽ được quay video phần đầu và live-streamed trên trang nhà và kênh Youtube của Bộ nầy. Video nầy đã gây chú ý trong công luận và đã được Bộ lấy xuống một thời gian ngắn sau đó.

(Theo RFA)

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”