Trung Quốc, chứ không phải Mỹ, mới là mối bận tâm số một của Việt Nam

Nguyễn Phú Trọng tiếp Tập Cận Bình tại Hà Nội. Ảnh: AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn Việt Nam trở thành điểm đến của lãnh đạo hai siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Mở màn với chuyến thăm của Tổng thống Mỹ, Joe Biden, hồi tháng 9 cùng với sự kiện mối quan hệ Việt-Mỹ được nâng cấp lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện. Giờ đây, truyền thông quốc tế đang rộ lên tin tức về một chuyến thăm đang được hai phía chuẩn bị Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, tới Việt Nam dự kiến vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11. 

Chuyến thăm của Tổng thống Biden tới Hà Nội và việc Việt-Mỹ nâng cấp quan hệ rõ ràng là tâm điểm của hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong năm 2023, thế nhưng trên thực tế, ở một mức độ ít được chú ý hơn, thì Hà Nội chưa bao giờ lơ là việc giữ gìn quan hệ với nước láng giềng phía bắc.

Chuyến thăm dự kiến của lãnh đạo Trung Quốc, Tập Cận Bình, tới Việt Nam thực ra đã được chuẩn bị từ trước.

Tháng 11 năm 2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm Trung Quốc, và nhân dịp này đã đưa ra lời mời đối với người đồng cấp phía Trung Quốc về việc sang thăm Việt Nam.

Không rõ liệu trong chuyến đi kể trên thì người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam có thông báo cho phía Trung Quốc về kế hoạch nâng cấp quan hệ với Mỹ hay không. Nhưng xét theo truyền thống chính trị của Việt Nam, đó là luôn thông báo trước với các nước thân cận, bao gồm cả Trung Quốc, về các hoạt động đối ngoại quan trọng, đặc biệt là khi liên quan đến Hoa Kỳ, thì đây là một khả năng.

Hồi tháng 6 năm 2023, ba tháng trước khi tổng thống Mỹ tới Việt Nam, thì Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã tới thăm Trung Quốc. Đây là chuyến thăm nước Cộng sản đàn anh đầu tiên của vị đương kim thủ tướng kể từ khi nhận chức. Trong lần này thì ông Chính cũng đã có cuộc hội kiến với ông Tập Cận Bình.

Và cũng phải kể đến chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từ ngày 17 đến ngày 20 tháng 10 năm nay.

Như vậy, việc ông Tập Cận Bình tới Việt Nam thực ra nằm trong một kế hoạch bận rộn của mối quan hệ song phương Việt-Trung, và nó diễn ra song hành, thậm chí là tất bật hơn, với mối quan hệ Việt-Mỹ ở cùng thời điểm. Dù rằng ở bề ngoài thì mối quan hệ Việt-Mỹ tốn giấy mực của báo giới hơn.

Tất cả những hoạt động trên, theo ông Zachary Abuza, giáo sư trường Đại học Chiến tranh ở Hoa Kỳ, là nhằm trấn an Trung Quốc về sự thăng hạng của mối quan hệ Việt-Mỹ:

“Chuyến thăm tới Việt Nam của ông Tập Cận Bình cuối tháng này là một phần của nỗ lực cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ của chính quyền Hà Nội. Lãnh đạo Việt Nam đã phải cố hết sức để truyền tải thông điệp tới Trung Quốc rằng việc nâng cấp quan hệ với Mỹ không hề gây ra bất cứ thiệt hại nào đến lợi ích của họ. Và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cần phải thể hiện rằng chính sách ngoại giao và an ninh của chế độ do ông ta lãnh đạo, không hề có bất cứ sự thay đổi nào về mặt nguyên tắc.”

Cả Mỹ và Trung Quốc đều là các đối tác quan trọng bậc nhất đối với Việt Nam, do vậy, việc duy trì mối quan hệ tích cực với cả hai là điều cần thiết, nhưng quan trọng hơn là không để bên nào có ấn tượng sai lầm rằng Việt Nam đứng về một phe nào đó, bởi Mỹ và Trung Quốc hiện đang cạnh tranh nhau quyết liệt.

Bình luận về khía cạnh này, bà Hạnh Nguyễn, nghiên cứu sinh tiến sĩ Đại học Quốc gia Úc và nhà nghiên cứu của Yokosuka Council on Asia Pacific (YCAPS), cho biết quan điểm của mình:

“Việc Việt Nam cùng lúc thực hiện các hoạt động đối ngoại cấp cao với cả Mỹ và Trung Quốc cho thấy Việt Nam vẫn theo đuổi chính sách ngoại giao cân bằng ảnh hưởng của các cường quốc. Chính sách này nhằm tránh khiến Mỹ hoặc Trung Quốc có ấn tượng rằng Việt Nam đang ủng hộ một bên trong cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung. 

Hiện nay cả Mỹ và Trung Quốc là hai đối tác quan trọng hàng đầu với Việt Nam cả về mặt kinh tế và chính trị, nên Hà Nội muốn tiếp tục duy trì quan hệ hữu hảo vi cả hai bên. 

Ngoài ra, chính sách cân bằng ảnh hưởng này sẽ giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trong mắt hai cường quốc, giúp Việt Nam tận dụng các cơ hội đầu tư, thương mại, hợp tác an ninh, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển khoa học công nghệ mà Trung Quốc và Mỹ đưa ra.” 

Chính sách của phía Việt Nam là vậy, còn về phía hai siêu cường thì theo các chuyên gia, không phải ai cũng muốn Việt Nam trung lập. Rõ ràng, Trung Quốc là nước có nhiều thứ phải lo hơn nếu Việt Nam tỏ ra thân thiện với Hoa Kỳ, bởi vị trí địa lý cũng như thể chế chính trị của Việt Nam có vai trò trọng yếu đối với an ninh của Trung Quốc.

Cũng chính vì vậy mà Việt Nam phải nỗ lực để trấn an Trung Quốc nhiều hơn. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là Trung Quốc phải tỏ ra lo ngại quá nhiều về mối quan hệ Việt-Mỹ, bởi theo Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế và an ninh khu vực Châu Á-Thái Bình dương, thì so với Hoa Kỳ, Trung Quốc có lợi thế lớn và đi trước một bước trong mối bang giao với Việt Nam. Ông nói thêm:

“Hoa Kỳ đang phải bám đuổi Trung Quốc trong việc quan hệ với Việt Nam. Việt-Trung bình thường hoá quan hệ ngoại giao vào năm 1991, theo sau thập kỷ Campuchia. Hai nước cũng thành lập Uỷ ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương, với lãnh đạo là cấp phó thủ tướng và thường là thành viên Bộ Chính trị. Tuy vấn đề Biển Đông là trở ngại lớn nhất, nhưng Trung Quốc lại là đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Ngoài ra, cả hai nước cùng theo chế độ Xã hội Chủ nghĩa.” 

Sự tương đồng về thể chế chính trị rõ ràng vẫn là thế mạnh lớn nhất mà Trung Quốc có so với Hoa Kỳ, một nước vẫn được coi là đối tượng cần phải dè chừng của các thể chế độc đảng. Việt Nam đã từng chịu sức ép rất lớn về các vấn đề nhân quyền và tự do chính trị từ các đời tổng thống Hoa Kỳ trước đây, và mọi chuyện chỉ thay đổi từ thời Tổng thống Donald Trump, theo Giáo sư Carlyle Thayer.

Trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Việt Nam tới đây, theo giới quan sát, thì Hà Nội vẫn sẽ tiếp tục nhấn mạnh sự tương đồng về chế độ chính trị, nhằm khẳng định với Trung Quốc rằng Việt Nam sẽ không trở nên quá gần gũi với Hoa Kỳ. Qua đó hy vọng vào việc Trung Quốc sẽ để yên cho Việt Nam hợp tác với Mỹ, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào việc hợp tác với Phương tây.

Trường Sơn

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”