Chuyên gia: Việt Nam đứng trước ‘cơ hội vàng’ về chip và bán dẫn, nhưng phải biết thay đổi tư duy

Chất bán dẫn gắn trên bảng mạch trong bức ảnh minh họa này được chụp vào ngày 17 tháng 2 năm 2023. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam đang đứng trước “cơ hội vàng” trở thành một nước phát triển nhờ quan hệ hợp tác sâu rộng hơn với Mỹ trong lĩnh vực sản xuất chip và chất bán dẫn, một chuyên gia kinh tế phát triển nhận định với VOA, nhưng việc này chỉ có thể trở thành hiện thực khi Việt Nam đưa nền kinh tế của mình ra khỏi việc sử dụng lao động ở quy mô thấp như trong dây chuyền lắp ráp hoặc khai thác nguyên liệu thô.

Trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam nổi lên như một đối tác đầy hứa hẹn có thể góp phần giúp Mỹ đa dạng chuỗi cung ứng của mình lâu nay vốn lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc, với công nghệ cao là lĩnh vực đối đầu chủ chốt của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Khi nâng cấp quan hệ lên mức đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 9, Washington và Hà Nội công nhận “tiềm năng hết sức to lớn” của Việt Nam như một nước đóng vai trò chủ yếu trong ngành chất bán dẫn và cam kết hợp tác để cải thiện vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu, với việc chính phủ Mỹ cấp 2 triệu đô-la ngân quỹ khởi động những chương trình phát triển nhân lực trong lĩnh vực này ở Việt Nam.

Chuyến thăm của ông Biden đến Việt Nam cũng chứng kiến hàng loạt những thỏa thuận được ký kết giữa các công ty sản xuất chất bán dẫn của Mỹ với các đối tác ở Việt Nam, nơi mà tập đoàn Intel hiện đang vận hành nhà máy đóng gói và thử nghiệm chất bán dẫn lớn nhất thế giới tại TP.HCM.

Nhận định về sự hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam trong lĩnh vực chip và chất bán dẫn, Tiến sĩ Đinh Trường Hinh, một chuyên gia về kinh tế học phát triển từng làm việc tại Ngân Hàng Thế Giới, nói Việt Nam có thể chuyển mình về kinh tế nếu tận dụng và phát huy được những lợi ích mà sự hợp tác này sẽ mang lại.

“Tôi cho rằng đây là cơ hội vàng để Việt Nam trở thành nước phát triển dựa trên lợi thế so sánh về nguồn nhân lực, tức là dựa vào ‘chất xám’ của người Việt Nam, vốn rất thông minh và cần cù,” ông nói. “Mỹ đã tạo ra một cơ hội và Việt Nam phải nắm bắt cơ hội này bằng sự quyết tâm, kiên nhẫn, cũng như phải cấp tốc chuẩn bị để đáp ứng những yêu cầu đổi mới. Cần phải có quyết tâm và kiên nhẫn vì phải chuẩn bị mất vài thập niên mới tới bến được.”

Ông nói một nhận thức quan trọng là mức lương lao động ở Việt Nam chỉ có thể tăng lên nếu năng suất tăng lên và như vậy thì các hoạt động kinh tế phải dời đến các ngành nghề có giá trị tăng trưởng cao, dùng nhiều chất xám hơn là lắp ráp như hiện nay.

Cơ chế thị trường tự một mình nó sẽ không giúp một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp như Việt Nam vượt qua những trở ngại khó khăn gây nên do sự phân mảnh của hệ thống sản xuất và tiêu dùng qua chuỗi giá trị toàn cầu, ông lý giải. Do đó cần phải có một chương trình trung và dài hạn để tăng cường một cách quy mô giá trị gia tăng hầu có một nền kinh tế dựa trên sự canh tân sáng tạo thay vì dựa vào lao động ở quy mô thấp sử dụng trong dây chuyền lắp ráp, hoặc khai thác nguyên liệu thô, ông nói thêm.

Việt Nam, nước có trữ lượng đất hiếm cao thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc – theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, đang lên kế hoạch đấu giá khai thác mỏ đất hiếm lớn nhất trong nước ở tỉnh Lai Châu nhằm tham gia vào chuỗi cung ứng.

Đất hiếm là khoáng sản đặc biệt dành cho việc sản xuất các sản phẩm công nghệ kỹ thuật cao, như các chất xúc tác, nam châm, hợp kim, chất phát quang để chế tạo điện thoại di động, ổ đĩa cứng máy tính, thiết bị cho xe điện…

Với kinh nghiệm hơn 35 năm làm việc tại Ngân Hàng Thế Giới và nghiên cứu nền kinh tế của nhiều nước đang phát triển, Tiến sĩ Hinh giải thích rằng khi một quốc gia đã đi vào khai thác khoáng sản thì dễ lâm vào tình trạng ỷ lại vào nguồn thu nhập này và không còn muốn tiến xa hơn nữa trong việc sản xuất để tăng giá trị gia tăng.

“Các công ty đến làm chất bán dẫn là để kiếm lợi nhuận chứ không phải để giúp bất kỳ quốc gia hay người dân nào nâng cao quy mô giá trị gia tăng, bất kể họ yêu thích Việt Nam đến mức nào,” ông nói. “Thực ra, trên thực tế, họ có xu hướng thích Việt Nam tiếp tục cung cấp lao động giá rẻ hầu để họ có thể nhận được lợi nhuận ngày càng cao hơn.”

“Việt Nam không thể dựa vào ai cả mà phải dựa vào chính mình trong việc nâng cao quy mô giá trị gia tăng. Nếu không, Việt Nam sẽ luôn chỉ là nhà cung cấp lao động giá rẻ,” ông nhận định.

Đào tạo một nguồn nhân lực đủ trình độ để làm việc trong các lĩnh vực công nghệ cao cũng là một thách thức lớn mà Việt Nam đang đối mặt. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng vào tháng 9 cho biết ngành công nghệ thông tin và công nghệ số trong nước cần 150.000 kỹ sư nhưng số lượng hiện mới đáp ứng khoảng 60%. Riêng ngành chất bán dẫn cần 10.000 kỹ sư nhưng chỉ đáp ứng được dưới 20%.

Tham vọng về vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực chất bán dẫn có thể chỉ là “giấc mơ hão huyền” nếu tình trạng thiếu lao động có tay nghề không được giải quyết thỏa đáng, khiến Việt Nam bị lép vế trước các đối thủ cạnh tranh trong khu vực như Malaysia và Ấn Độ, hãng tin Reuters nhận định.

Tiến sĩ Hinh nói giải quyết vấn đề này cần một sự định hướng lại tư duy về đào tạo nhân lực.

“Mỗi giai đoạn phát triển công nghệ cần có các kỹ năng và khả năng khác nhau. Chẳng hạn ở giai đoạn bắt đầu, Việt Nam chỉ cần các kỹ thuật viên và kỹ sư lành nghề để thực hiện các đổi mới trong quá trình chuyển đổi từ sản xuất sang năng lực công nghệ,” ông giải thích.

“Nhưng sau đó, chuyển sang phát triển nâng cao đòi hỏi các kỹ năng và kiến thức kỹ thuật có được ở cấp độ cử nhân hoặc thạc sĩ. Cuối cùng, chuyển từ phát triển khám phá sang nghiên cứu cơ bản và ứng dụng đòi hỏi nhiều tiến sĩ có nhiều kinh nghiệm về nghiên cứu và phát triển.

“Quan trọng nhất là cần đầu tư vào huấn luyện và giáo dục ngay tại nhà máy của các công ty xuất cảng. Đây là điều người Đài Loan đã làm và từng bước trở thành bậc thầy và độc quyền trong lĩnh vực bán dẫn.”

Nguồn: VOA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.