Chuyển trại tù – Hành vi cần phải lên án

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trên khắp đất nước Việt Nam này từ vùng núi sâu phía Bắc đến tận mũi Cà Mau đâu đâu cũng có trại tù. Gọi là trại cải tạo hay gọi là nơi thi hành, chấp hành án phạt tù hay gọi gì đi nữa thì chung quy vẫn là trại tù.

Thường thì các tù nhân phía Bắc thì giam ở phía Bắc. Thậm chí là tù nhân phía Đông Bắc có trại giam như Hoành Bồ ở tỉnh Quảng Ninh. Tù nhân phía Tây Bắc có trại Yên Hạ của tỉnh Sơn La, Quyết Tiến của Yên Bái. Tù nhân bắc trung bộ có Thanh Phong, Thanh Cẩm, Kỳ Sơn, Thanh Chương ở Thanh Hóa, Nghệ An.

Trong Nam thì có những trại tù trong Nam.

Tù nhân ở gần đâu thì chấp hành án gần khu vực đó, khoảng 300 cây số đổ lại là nhiều. Nếu không căn cứ vào nơi cư trú của phạm nhân, thì người ta căn cứ phạm nhân đó bị kết án tù tại tòa thành phố nào thì đưa đi chấp hành án ở khu vực quanh đó. Nên đôi khi có người miền Bắc nhưng bị kết án bởi tòa miền Nam thụ án trong Nam hay ngược lại. Trường hợp này không nhiều. Người ta làm vậy một phần vì khi xét giảm án, hồ sơ của phạm nhân sẽ được tòa khu vực đó xem xét, nên việc tòa nào xử tòa đó xem tiện lợi hơn.

Quản giáo cũng thường là người địa phương tỉnh hay lân cận. Sở dĩ như vậy là tính nhân đạo của pháp luật, tạo điều kiện cho người nhà đi thăm gặp tù nhân dễ dàng. Cán bộ địa phương thổ ngữ, phong tục am hiểu cũng dễ thấu tâm tư của phạm nhân để nắm bắt giáo dục. Phạm nhân không bi di chuyển xa quá để khác biệt về thổ nhưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như tâm lý tình cảm, không bị khó khăn khi gia đình đi thăm gặp động viên, tiếp tế.

Mặc dù khi kết án tù một số người, nhà nước Việt Nam nói rằng ở VN không có tù chính trị, không có tù lương tâm bất đồng chính kiến, mà chỉ có những người vi phạm luật hình sự của nhà nước CHXHCNVN. Nhưng ngay từ khi xét xử đã có những phân biệt như xử công khai mà ngăn cản người đến dự, thậm chí là hạn chế cả thân nhân ruột thịt như anh, em, mẹ…

Nhưng sự phân biệt chưa dừng hẳn ở lúc xử, khi phạm nhân bị kết án rồi lại bị đưa đi thi hành án ở những nơi rất xa xôi, khác biệt hẳn về vùng miền. Gây khó khăn cho gia đình thăm nuôi cũng như gây những bất cập cho người thi hành án phạt tù. Gần đây những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam khi bị tòa án cấp thành phố nào đó xử, lúc đầu được giam giữ như thông lệ. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó họ bị chuyển đi xa hàng ngàn cây số như trường blogger Nguyễn Văn Hải bị chuyển từ Nam ra Bắc, trường hợp nhà đấu tranh cho quyền lợi công nhân Đỗ Thị Minh Hạnh, Mai Thị Dung cũng bị chuyển trại tù từ Nam ra Bắc. Và ngược lại nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng lại bị chuyển tít vào miền Trung.

Tuy rằng nhà nước VN nói không có chuyện phân biệt đối xử với những người bất đồng chính kiến, tù nhân chính trị nhưng trong pháp lệnh thi hành án của nước CHXHCNVN lại phân ra làm 3 loại trại giam. Trong đó những người bị kết tội xâm hại an ninh quốc gia bị xếp hạng tù ở trại giam loại 1 (điều 11 PLTHAPT) cùng với loại tù hình sự tái phạm nguy hiểm hay tù có mức án từ 20 năm đến chung thân. Điều đó có nghĩa là dù người phạm tội XPANQG có bị tù lần đầu tiên, nhân thân tốt, mức án vài năm đi nữa thì cũng bị nhốt chung với những loại tù hình sự nguy hiểm. Loại tái phạm nguy hiểm hay loại đang lãnh mức án 20 năm đến chung thân.

(Trại tù loại 1 theo cách gọi của tù hình sự là trại ’’trung ương’’ để chỉ sự hà khắc mà ngay cả những anh chị giang hồ cũng phải sợ hãi.)

Việc di chuyển tù nhân từ trại giam này đến một trai giam khác để chấp hành án phạt tù là rất hạn chế. Nếu chuyển đi vùng miền khác thì càng đặc biệt hơn, phải có lệnh cúa những cơ quan có thẩm quyền. Tức là phải vào dạng đặc biệt có lý do mới chuyển nơi chấp hành án phạt tù. Bởi chuyển tù nhân đi xa sẽ là khó khăn cho quá trình tâm lý, sức khỏe của phạm nhân. Bởi thế điều 16 của PLTHAPT đã được nhấn mạnh

– Việc chuyển người từ trại giam này đến trại giam khác Chỉ Được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hay quy định pháp luật.

Căn cứ theo thông lệ vùng miền, tòa án thụ lý hồ sơ xét giảm. Căn cứ vào điều 11, điều 16 PLTHAPT. Cho thấy việc phân loại xếp hạng để đưa vào trại giam loại 1 với các tù nhân tội XPANQG, việc chuyển trại giam đi nơi rất xa nơi cư trú hay nơi xét xử trong các trường hợp của Nguyễn Văn Hải, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Xuân Nghĩa, Mai Thị Dung là có dấu hiệu phân biệt đối xử giữa các tù nhân. Các gia đình có thân nhân trên có quyền đề nghị đến Bộ Công An, V26 Cục quản lý trại giam đề đòi hỏi làm rõ lý do chuyển trại đối với thân nhân họ và cơ quan nào đã ra quyết định, quyết định trên quy định nào của pháp luật.

Việc di chuyển những phạm nhân này cách xa nơi họ cư trú cũng như nơi xét xử là hành vi vô nhân đạo, gây khó khăn cho việc thăm gặp của gia đình phạm nhân, gây cho phạm nhân nhiều trở ngại về phong tục, thổ ngữ, thổ nhưỡng. Trái với những chủ trương nhân đạo của pháp luật là tạo điều kiện cho phạm nhân có hoàn cảnh tốt để yên tâm cải tạo, chấp hành án phạt tù. Mặt khác điều đó cho thấy, không những các phạm nhân bị phân biệt trong quá trình điều tra, tố tụng xét xử. Mà ngay cả đến khi thi hành án phạt tù cũng bị phân biệt đối xử ở những mức độ khiến cho họ nhiều trở ngại hơn trong quá trình CHAPT so với các tù nhân khác.

Những hành vi chuyển phạm nhân đến nơi chấp hành án phạt tù xa xôi thế này không những cần phải lên án về mặt pháp lý theo PLTHAPT mà ngay cả về mặt lương tâm cũng cần phải lên án.

Nguồn: Blog Người Buôn Gió

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.