Cơ Hội Cuối Cùng Biểu Tình Phản Đối Ngọn Đuốc Thế Vận Tại Hồng Kông

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hồng Kông bắt đầu cuộc rước đuốc Thế vận Bắc Kinh vào hôm Thứ Sáu 2/5 giữa sự hồi hộp lẫn thích thú của cư dân thành phố, và những chỉ trích của các nhà tranh đấu nhân quyền về việc thành phố phải hy sinh quyền tự do bày tỏ ý kiến để cho cuộc rước đuốc được xảy ra êm thắm.

Căng thẳng về chính trị đã gia tăng trong tuần qua khi Hồng Kông chuẩn bị cho chặng đường đầu tiên trong lục địa Trung Hoa, sau khi chính quyền thành phố đã từ chối không cho ít nhất 7 nhà hoạt động nhân quyền được nhập cảnh. Cuộc rước đuốc Thế vận Bắc Kinh vòng quanh thế giới đã thu hút nhiều cuộc biểu tình phản đối vì chiến dịch đàn áp của Trung Quốc đối với người dân Tây Tạng vừa qua, và thành tích vi phạm nhân quyền trầm trọng của họ.

Ông Lee Cheuk-yan, phó chủ tịch Liên minh Ủng hộ Phong trào Dân chủ Yêu nước tại Trung Hoa nói rằng, “Thật là phẫn nộ khi chính phủ HK sẵn sàng hy sinh hình ảnh của Hồng Kông vì cuộc rước đuốc. Mọi người bên ngoài sẽ không tin rằng Hồng Kông vẫn còn tự do và xem đây chỉ là một thành phố khác của Trung Quốc”.

Nhà chức trách Hồng Kông đã kêu gọi mọi người hãy “tự chế và tôn trọng lẫn nhau” trong khi cuộc rước đuốc xảy ra. “Chúng tôi là một thành phố tự do và hoan nghênh mọi người đến để biểu tình phản đối trong một thái độ ôn hòa. Chúng tôi kêu gọi mọi người hãy bình tĩnh và tôn trọng lẫn nhau”, Thư ký Thường trực Sở Nội vụ Hồng Kông, bà Carrie Yau nói vào hôm 29/4.

Nhà điêu khắc người Ðan Mạch Jens Galschiot và hai nhà hoạt động nhân quyền quốc tế khác đã bị từ chối nhập cảnh vào Hồng Kông hôm 26/4, gây ra nhiều sự chỉ trích từ các tổ chức nhân quyền thế giới. Tài tử điện ảnh kiêm nhà tranh đấu Mia Farrow hôm qua đã được phép vào Hồng Kông sau khi bị tra hỏi bởi nhân viên di trú, theo tường thuật của tờ Standard.

JPEG - 19.5 kb

JPEG - 9.6 kb
Ðiêu khắc gia Jens Galschiot và bức tượng “Pillar of Shame”

Theo ông Niels Madsen, một nhà thu hình và sản xuất phim ảnh cùng đi với điêu khắc gia Galschiot, nhưng không bị từ chối nhập cảnh, thì, “Tự do đang đi về hướng khác ở Hồng Kông. Người ta chỉ chú tâm vào phát triển kinh tế trong khi dân chủ và nhân quyền càng ngày càng trở nên kém quan trọng hơn”.

Ðiêu khắc gia Jens Galschiot đã dự định đến Hồng Kông để sơn bức tượng “Pillar of Shame” bằng màu cam, là một tác phẩm điêu khắc do ông sáng tạo ở Hồng Kông để tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989.

Nhưng sau khi ông Galschiot bị từ chối nhập cảnh thì các thành viên của Liên minh Ủng hộ Phong trào Dân chủ Yêu nước tại Trung Hoa đã sơn bức tượng “Pillar of Shame” thay thế ông, trong một buổi họp báo ngày 30/4 để loan báo rằng họ sẽ biểu tình trong cuộc rước đuốc ngày hôm nay, Thứ Sáu 2/5/08, và bao gồm một cuộc rước “ngọn đuốc dân chủ”, dự định sẽ chạy song song với ngọn đuốc Thế vận.

Nhà tranh đấu Leung Kwok-hung, đồng thời cũng là một dân biểu của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông nói rằng, “Tôi rất hãnh diện là tại Hồng Kông chúng tôi vẫn có những người đủ can đảm để lên tiếng”

Cảnh sát Hồng Kông đã thiết lập một khu vực đặc biệt trên lộ trình rước đuốc để dành riêng cho những người biểu tình phản đối. Các nhà hoạt động nhân quyền chỉ trích rằng cảnh sát đã cố tình đặt ra khu vực dành riêng này để giữ những người biểu tình ra khỏi lộ trình chính thức của cuộc rước đuốc. “Trật tự công cộng là ưu tiên của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không nhân nhượng đối với bất cứ hình thức bạo động nào và cảnh sát sẽ ra tay ngay lập tức”, theo David Ng, giám đốc ngoại vụ của cảnh sát Hồng Kông cho biết.

Một nữ sinh viên của Trường Ðại học Hồng Kông, cô Christina Chan, 21 tuổi, là người ủng hộ cho Tây Tạng đã bị khoảng 30 cổ động viên Trung Quốc cầm cờ đỏ, chen lấn xô đẩy với cảnh sát, la hét mắng chửi tục tĩu. Cuối cùng cảnh sát phải đưa cô lên một chiếc xe van của cảnh sát và đưa về trạm cảnh sát để bảo vệ cô khỏi đám đông hung dữ.

Christina Chan là một người trong một nhóm nhỏ những người phản đối cầm cờ Tây Tạng và các tấm bảng có mang khẩu hiệu kêu gọi cho nhân quyền và dân chủ tại Trung Hoa, nhưng hoàn toàn bị lấn át bởi số lượng người đông đảo gấp bội phần của các cổ động viên Trung Quốc.

Cô nói cô không ngại đám đông hung dữ, nhưng bực mình vì cảnh sát bảo vệ cô. “Họ có quyền gì mà kéo tôi đi? Tôi phải có quyền được bày tỏ ý kiến của tôi chứ!”

JPEG - 17.7 kb
Nữ sinh viên Christina Chan được cảnh sát đưa lên xe để không bị các cổ động viên Trung Quốc hành hung.

Một nhóm gồm 7 người biểu tình phản đối khác cũng bị áp đảo bởi số lượng đông đảo của các cổ động viên Trung Quốc, lăng mạ chửi bới họ là “đồ chó hoang”, “đồ phản quốc”, “tổ cha chúng mày”, “cút xéo đi” …. Các cổ động viên ủng hộ Trung Quốc, rõ ràng là từ trong lục địa Trung Hoa đổ tràn ra Hồng Kông để “yểm trợ” cho cuộc rước đuốc, vì họ toàn nói tiếng Phổ thông (Mandarin) thay vì tiếng Quảng đông (Cantonese) là ngôn ngữ địa phương của cư dân Hồng Kông.

Các nhà hoạt động nhân quyền, bị đè bẹp vì số lượng ít ỏi hơn, đã giương cao một biểu ngữ có hàng chữ “Trả lại quyền lực cho nhân dân”, và bị vây quanh bởi 80 cảnh sát, sau đó phải đứng vào đằng sau xe cảnh sát để được bảo vệ vì thái độ lẫn hành vi hung dữ của các cổ động viên Trung Quốc.

Cuộc rước đuốc dài 8 tiếng đồng hồ xuyên qua các khu nhà chọc trời của Hồng Kông là một thử thách lớn cho ban tổ chức lẫn lực lượng an ninh của thành phố. Ngọn đuốc đã trở lại đất Trung Hoa và Bắc Kinh không muốn thấy có các cuộc biểu tình phản đối hỗn loạn như đã xảy ra trước đây, khi ngọn đuốc đi qua các chặng đường thuộc 20 quốc gia vòng quanh thế giới.

Mặc dù có nhiều căng thẳng trên đường phố, phần nửa đầu của cuộc rước đuốc đã xảy ra êm thắm dưới cơn mưa phùn và sự canh gác chặt chẽ của trên 3.000 nhân viên cảnh sát. Hai tiếng đồng hồ trước lễ khai mạc, cảnh sát đã bắt đầu dàn ra dọc theo lộ trình rước đuốc. Ông Donald Tsang, giám đốc quản trị của Khu vực Hành chánh Ðặc biệt Hồng Kông đã đọc diễn văn khai mạc ở nơi khởi đầu gần khu vực mua sắm của khách du lịch Tsim Sha Tsui ở Kowloon.

Các cổ động viên Trung Quốc mang các lá cờ lớn quá khổ, trong khi những người biểu tình mang các khẩu hiệu phản đối. Một phụ nữ mang một tấm bảng màu vàng có hàng chữ “Ngọn đuốc Thế vận cho dân chủ”, và một người đàn ông khác mang tấm bảng, “Một thế giới, hai giấc mơ”.

JPEG - 34.3 kb

Trong một trường hợp khác, khoảng 10 người biểu tình ủng hộ Tây Tạng đã được đưa lên một chiếc xe cuả cảnh sát vì sự an toàn của họ sau khi bị các cổ động viên Trung Quốc hung hăng la ó có vẻ muốn hành hung.

Theo bản tin của hãng thông tấn AFP thì nhà chức trách Hồng Kông đã bắt giữ khoảng 20 người sau khi có những xô xát nhỏ xảy ra dọc theo lộ trình rước đuốc. Các cổ động viên Trung Quốc và người biểu tình đã xô đẩy lôi kéo nhau tại đường Nathan Rd, một con đường chính của HK, khi cuộc rước đuốc vừa bắt đầu.

Có nhiều phản ứng giận dữ từ trong lục địa Trung Hoa – dĩ nhiên là do Bắc Kinh khích động xúi giục – về các phê phán chỉ trích của thế giới đối với thái độ và cách hành xử của Trung Quốc về vấn đề Tây Tạng.

Một cổ động viên Trung Quốc tên Yvette Dhang, 20 tuổi, đến từ Thượng Hải để “ủng hộ” cuộc rước đuốc cho rằng những người biểu tình phản đối đã, “ủng hộ một kẻ phản bội đất nước”, ý muốn nói đến Ðức Ðạt lai Lạt ma. Còn một cư dân HK tên Wang Kuei Sang thì nói rằng những người biểu tình là “kẻ gây rối” và Thế vận hội – và cuộc rước đuốc – là lúc vui vẻ nhất cho người Trung Hoa.

JPEG - 35.8 kb

Những người biểu tình phản đối đã giơ cao các tấm bảng có khẩu hiệu kêu gọi nhà cầm quyền Trung Quốc hãy trả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến, và cho phép bầu cử toàn diện tại HK như Trung Quốc đã hứa hẹn khi được Anh Quốc trao trả lại lãnh thổ HK cho Bắc Kinh vào năm 1997.

Hồng Kông nguyên là một thuộc địa của Anh Quốc cho đến khi được hoàn trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Mặc dù Bắc Kinh đưa ra các quyết định chính trị, nhưng Hồng Kông được hứa hẹn là sẽ có một nền tự trị rộng rãi dưới công thức “một quốc gia, hai hệ thống”.

Giới truyền thông tại đây được phép phê bình chỉ trích thành phần lãnh đạo, có nhiều cuộc xuống đường biểu tình đòi hỏi cho một nền dân chủ rộng rãi hơn, và Anh ngữ vẫn là ngôn ngữ hành chánh chính thức tại toà án, là nơi các quan toà vẫn đội các bộ tóc giả kiểu Anh Quốc khi xử án.

Nhưng đối với các sự kiện đăc biêt như cuộc rước đuốc Thế vận này, thì Hồng Kông nghiêng hẳn về phần “một quốc gia” hơn là “hai hệ thống” trong công thức trên khi họ dựa vào một danh sách trong sổ bìa đen để ngăn ngừa ngay tại phi trường, không cho 7 nhà hoạt động nhân quyền và ủng hộ Tây Tạng được nhập cảnh.

Ðây là một thủ thuật mà nhà cầm quyền đã từng dùng trước đây cho các trường hợp khác, đặc biệt là khi các trường hợp này có dính dấp đến giới lãnh đạo cao cấp Trung Quốc. Họ từ chối không bao giờ giải thích lý do không phép cho nhập cảnh, hoặc lý do trục xuất, chỉ vắn tắt là “vấn đề riêng tư”.

Chặng đường Hồng Kông, một lãnh thổ tự trị của Trung Quốc theo thể chế một quốc gia hai hệ thống chính trị, là nơi cuối cùng các cuộc biểu tình phản đối ngọn đuốc Thế vận Bắc Kinh có cơ hội xảy ra, trước khi đi vào lục địa Trung Hoa qua ngã Macau vào ngày Thứ Bảy 3/5.

Một ngọn đuốc khác, riêng rẽ với với ngọn đuốc ở Hồng Kông, đang được đưa lên đỉnh núi Everest. Giới thẩm quyền Trung Quốc giữ kín các tin tức của ngọn đuốc này, và không đưa ra một tường trình nào về đường đi nước bước của cuộc rước đuốc lên đỉnh Hy mã lạp sơn.

Khánh Ðăng tổng hợp
(Tiếng Nói Tự Do Dân Chủ)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.