Cơ quan điều tra không cho luật sư bào chữa cho chị Bùi Minh Hằng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hà Nội, ngày 17 tháng 04 năm 2014

ĐƠN KHIẾU NẠI

Về việc không cấp Giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư

Kính gửi: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Lấp Vò

I. Người khiếu nại:

Tôi là Luật sư Hà Huy Sơn, Công ty Luật TNHH Hà Sơn thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Địa chỉ: Số 156 Lê Đức Thọ (kéo dài), phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội; điện thoại: 0903.222.888

II. Người bị khiếu nại:

Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

Về hành vi tố tụng: Không cấp Giấy chứng nhận bào chữa cho Luật sư Hà Huy Sơn làm người bào chữa cho bà Bùi Thị Minh Hằng bị Cơ quan CSĐT Công an huyện Lấp Vò khởi tố bị can về “Tội gây rối trật tự công cộng” theo điều 245, Bộ luật hình sự.

III. Tóm tắt sự việc:

Ngày 02/04/2014, Công ty Luật TNHH Hà Sơn có Công văn số 04/2014/CV-HS gửi Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp “V/v: Đề nghị cấp GCN bào chữa cho LS.Hà Huy Sơn làm người bào chữa cho bà Bùi Thị Minh Hằng” và giấy tờ liên quan. Sau đó tôi nhiều lần gọi điện cho Công an huyện Lấp Vò số điện thoại 067.384.6268 nhưng không được trả lời về việc cấp Giấy chứng nhận bào chữa.

Ngày 12/04/2014, Công ty Luật TNHH Hà Sơn tiếp tục có Công văn số 08 /2014/CV-HS gửi Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an huyện Lấp Vò và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện Lấp Vò “V/v: Đề nghị cấp GCN bào chữa cho LS.Hà Huy Sơn làm người bào chữa cho bà Bùi Thị Minh Hằng (lần 02)” kèm theo Giấy yêu cầu luật sư ngày 03/04/2014 của bà Đặng Thị Quỳnh Anh con gái bà Hằng.

Ngày 16/4/2014, Công ty Luật TNHH Hà Sơn nhận được Công văn số 49/CQĐT đề ngày 08/04/2014 của Cơ quan CSĐT Công an huyện Lấp Vò V/v cấp GCN bào chữa cho LS.Hà Huy Sơn, nội dung, trích: “yêu cầu luật sư Hà Huy Sơn đến Cơ quan CSĐT Công an huyện Lấp Vò, Đồng Tháp để liên hệ gặp bị can Bùi Thị Minh Hằng ký tên vào giấy yêu cầu luật sư.”

Căn cứ Điều 5 của Thông tư số 70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011 của Bộ Công an “Quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự” thì tôi đã đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận bào chữa, bởi các lý do sau:

Thứ nhất: Theo thông báo của Luật sư Trần Thu Nam thì tại buổi lấy cung ngày 31/03/2014, bà Hằng đã đề nghị với Điều tra viên là nhờ tôi làm người bào chữa, điều tra viên đã ghi vào biên bản lấy cung. Nên ngày 02/04/2014, Công ty Luật TNHH Hà Sơn có Công văn số 04/2014/CV-HS gửi Cơ quan CSĐT kèm: Bản sao Thẻ luật sư của LS.Hà Huy Sơn + Mẫu Giấy yêu cầu luật sư. Hơn nữa ngày 03/4/2014, bà Đặng Thị Quỳnh Anh con gái bà Hằng đã có giấy yêu cầu tôi làm người bào chữa cho bà Hằng (Giấy yêu cầu được gửi kèm theo Công văn số 08 /2014/CV-HS gửi Công an huyện Lấp Vò).

Căn cứ điểm c khoản Điều 4 Thông tư số 70/2011/TT-BCA, quy định: “Trường hợp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam nhờ người bào chữa là luật sư thì Điều tra viên hướng dẫn họ viết giấy yêu cầu luật sư, nếu yêu cầu đích danh luật sư bào chữa (có họ tên, địa chỉ rõ ràng) thì trong thời hạn 24 (hai mươi bốn) giờ, Cơ quan Điều tra có trách nhiệm gửi giấy yêu cầu luật sư của người bị tạm giữ, bị can cho luật sư mà họ nhờ bào chữa bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh; trường hợp người bị tạm giữ, bị can viết giấy nhờ người thân (có họ tên, địa chỉ rõ ràng) liên hệ nhờ luật sư bào chữa cho họ thì trong thời gian hạn 24 (hai mươi bốn) giờ kể từ khi người bị tạm giữ, bị can có giấy nhờ người thân, Cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi giấy đó cho người thân của người bị tạm giữ, bị can bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh.”

Như vậy, trách nhiệm của Cơ quan CSĐT là phải hướng dẫn bà Hằng viết Giấy yêu cầu luật sư chứ không phải là tôi đến Cơ quan CSĐT liên hệ để gặp bà Hằng ký tên vào Giấy yêu cầu luật sư.

Thứ hai: Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 5 Thông tư số 70/2011/TT-BCA, quy định:

“Trường hợp người đề nghị cấp giấy chứng nhận người bào chữa không đến trụ sở Cơ quan điều tra theo hẹn tại giấy biên nhận quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì Cơ quan điều tra gửi giấy chứng nhận người bào chữa (hoặc văn bản từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa) cho họ bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh.”

Vì vậy,

IV. Yêu cầu:

1- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Lấp Vò yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an huyện Lấp Vò cấp Giấy chứng nhận người bào chữa cho tôi làm người bào chữa cho bà Bùi Thị Minh Hằng theo quy định của pháp luật.

2- Yêu cầu Cơ quan CSĐT Công an huyện Lấp Vò gửi giấy chứng nhận người bào chữa cho tôi bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh theo luật định.

Trân trọng cám ơn,

* Tài liệu kèm theo:

1. Công văn số 04/2014/CV-HS ngày 02/04/2014 (photo);
2. Giấy yêu cầu luật sư của Đặng Thị Quỳnh Anh (photo);
3. Công văn số 08/2014/CV-HS ngày 12/04/2014 (photo);
4. Công văn số 49/CQĐT đề ngày 08/04/2014.

Nơi nhận: Người làm đơn

– Như trên;
– Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp (để biết);
– Viện trưởng VKS ND tỉnh Đồng Tháp (để biết);
– Liên đoàn Luật sư Việt Nam (để bảo vệ luật sư);
– Lưu VP, 05b.

Luật sư Hà Huy Sơn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Phạm Minh Chính (trái) ôm chúc mừng ông Tô Lâm sau khi ông Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước. Ảnh: Quốc hội via AP

Chính trường Việt Nam sau khi ông Tô Lâm rời Bộ Công an lên vị trí chủ tịch nước

Sau khi ông Tô Lâm đăng quang vị trí chủ tịch nước của Việt Nam, mọi cặp mắt của các nhà quan sát chính trị Việt Nam đều đổ dồn vào vị trí khác: Tổng bí thư. Đây chỉ là vị trí cao nhất của một tổ chức đảng, nhưng theo Hiến pháp 2013 hiện hành thì đó là nguyên thủ quốc gia trên thực tế, là vị trí nắm thực quyền đối với mọi vấn đề trọng yếu của đất nước.

Ảnh chụp bài báo Dân Trí

Thầy cô, cha mẹ hay con buôn?

Với tôi, câu chuyện một cháu bé ngồi nhìn 31 bạn cháu cùng các cô vui vẻ ăn liên hoan chỉ vì mẹ cháu không đóng quỹ Phụ huynh, là thảm họa đáng sợ của văn hóa, của giáo dục và cao hơn nữa là của lương tâm con người. Bản thân việc tranh cãi đúng, sai của người lớn quanh mấy chục ngàn đồng, đặt cạnh sự tổn thương ghê gớm của một cháu bé 6 tuổi, cũng đã phản ánh về một sự suy đồi trầm trọng trong lối sống, lối nghĩ thực dụng hiện nay.

Cha con ông Hun Sen (trái) và ông Hun Manet, người là cựu thủ tướng và đương kim chủ tịch Thượng Viện Cambodia, người là đương kim thủ tướng, theo đuổi dự án kênh đào Phù Nam (Funan Techo) vì có sự tiếp tay của Trung Quốc. Ảnh minh họa: Tang Chhin Sothy/ AFP via Getty Images

Với kênh đào Phù Nam, Trung Quốc siết Việt Nam bằng thòng lọng Cambodia?

Viết trên Nikkei Asia ngày 23/5, ông Sam Rainsy (đồng sáng lập và quyền lãnh đạo đảng Cứu Quốc Cambodia, cựu bộ trưởng Tài Chính), chính trị gia Cambodia lưu vong, nhấn mạnh, yếu tố thương mại lẫn nông nghiệp dường như không phải là lý do thực sự khiến ông Hun Sen, cựu thủ tướng và là đương kim chủ tịch Thượng Viện Cambodia, và ông Hun Manet, đương kim thủ tướng, theo đuổi dự án kênh đào Phù Nam (Funan Techo).

Ảnh minh họa: Ben Jones/ The Economist

Cách tội phạm Trung Quốc rửa tiền ở quy mô toàn cầu

Năm 2019, Europol, cơ quan cảnh sát của EU, cho biết hoạt động rửa tiền của các nhóm tội phạm châu Á, đặc biệt là các nhóm Trung Quốc, tạo ra “mối đe dọa ngày càng tăng đối với châu Âu.” Họ nói các băng đảng Trung Quốc “cực kỳ linh hoạt” và đang xử lý “lượng tiền đáng kể” từ nhiều hoạt động tội phạm khác nhau.