Cơ sở VT Anh Quốc sinh hoạt với giới trẻ về hiện tình đất nước

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào ngày 4/12/2016 vừa qua, tại trường đại học University of East London, Cơ sở Việt Tân tại Anh Quốc đã tổ chức buổi gặp gỡ thân mật với quý thân hữu gần xa nhằm mục tiêu kết nối, chia sẻ về thực trạng xã hội Việt Nam cũng như các hoạt động đấu tranh dân chủ của Việt Tân và quyết tâm đồng hành cùng mọi tầng lớp nhân dân và mọi tổ chức đấu tranh cho dân chủ và quyền con người.

Gần 50 thanh niên Việt Nam đang cư ngụ tại Vương Quốc Anh đã hăng hái tham gia cuộc thảo luận vì cùng chung một tâm nguyện, luôn hướng trái tim mình về đất nước Việt Nam. Những hiện trạng xã hội dân sự bị kiểm soát hay đàn áp, sự không minh bạch của chính quyền, ĐCSVN đang mất đi sự tín nhiệm của phần lớn người dân. Đặc biệt là thảo luận và đánh giá hệ quả các sự kiện tranh chấp gay gắt trong thượng tầng đảng CSVN, sự kiện nền kinh tế & tài chính Việt Nam đang trôi nhanh vào khủng khoảng nợ công, cạn kiệt công quỹ & thâm thủng mậu dịch gần 200 tỷ đô-la do tham nhũng, sự kiện Biển Đông bị đàn anh của CSVN lấn chiếm và gây hại mội trường sinh sống của Việt Nam (vụ Công ty Formosa thải chất độc ra biển Vũng Áng gây hậu quả kinh tế miền Trung suy giảm đến 90%).

Trong phần thảo luận về phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ của toàn dân Việt Nam, diễn giả đã chứng minh cho thấy các tổ chức đấu tranh dân chủ đang dần dần khẳng định vị trí quan trọng của mình trong tiến trình kêu gọi sự tham gia, ủng hộ của phần lớn những người dân đã và đang chịu sức ép, bị đàn áp, đe dọa dưới sự cầm quyền của chế độ độc tài ĐCSVN. Một ví dụ cụ thể mới đây là 20 nghìn người dân biểu tình ngay trước cổng Công ty Formosa để phản đối công ty nầy đã cố ý đầu độc môi trường biển Việt Nam với sự bao che của CSVN cho thấy người dân không còn sợ hãi công an của CSVN. Ngoài ra, công cuộc đấu tranh tháo gỡ độc tài quân phiệt để xây dựng dân chủ thành công của dân tộc Miến Điện mới đây cũng được nêu ra để nhấn mạnh là Việt Nam hiện nay đang có nhiều biểu tượng như bà Aung San Suu Kyi của Miến Điện.

Tiếp theo là phần giới thiệu những bước đi của Việt Tân kể từ những ngày đầu thành lập, những hoạt động và định hướng, mục tiêu cũng như quyết tâm đấu tranh đến cùng vì độc lập, tự do và dân chủ thực sự cho người dân và đất nước Việt Nam, do anh Đôn Lê trình bày. Đặc biệt là đấu tranh Bất Bạo Động và ý thức đấu tranh vì quyền lợi của tổ quốc và dân tộc chứ không vì lòng hận thù hay quyền lợi của phe nhóm hay cục bộ. Gút lại mọi người đều đồng thuận là một liên minh dân tộc rộng khắp từ trong ra ngoài nước để trực diện đấu tranh bất bạo động tháo gỡ độc tài & xây dựng dân chủ là cần thiết.

Phần trao đổi cũng sôi nổi không kém khi các vấn đề đang diễn ra ở Việt Nam khá trầm trọng, chẳng hạn như: những việc làm của ĐCSVN gây nên sự phẫn nộ cho đông đảo người dân trong và ngoài nước, những hành động lúng túng (dilemma) của nhà cầm quyền cho thấy sự bế tắc trong việc cầm quyền của ĐCSVN. Nhìn theo một góc khác, sự bế tắc của ĐCSVN và sự kiện người dân Việt Nam không còn đặt niềm tin của mình vào sự dẫn dắt của ĐCSVN nữa chính là những dấu hiệu tốt cho các tổ chức, phong trào đấu tranh dân chủ.

Buổi gặp mặt, chia sẻ và trao đổi đã kéo dài từ 2 giờ đến 5 giờ chiều và dường như vẫn chưa đủ cho những trái tim, những tấm lòng vì một Việt Nam tươi đẹp hơn. Các bạn trẻ tham gia cũng bày tỏ mong muốn Việt Tân tại Anh Quốc sẽ tổ chức thêm nhiều buổi gặp gỡ hay những hoạt động tương tự như thế này để họ có thể tham gia, đóng góp thêm ý kiến của mình.

Buổi gặp gỡ thân mật kết thúc vào lúc 5 giờ 30 chiều cùng ngày trong tinh thần phấn khởi, hân hoan và tràn đầy niềm tin về một Việt Nam tươi sáng hơn của tất cả những người tham gia.

JPEG - 25 kb
Một góc quang cảnh hội trường

JPEG - 25.8 kb
Thuyết trình gợi ý về hiện tình VN và phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ.

JPEG - 20 kb
Anh Đôn Lê trình bày về quá trình của Việt Tân và hướng hoạt động tương lai.

JPEG - 25.5 kb
Các bạn trẻ đã cùng hát chung bài ca “Nối Vòng Tay Lớn” vào dịp nghỉ giải lao.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.