Cơn bão biểu tình tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BKL (04/07/2011) – Cứ mỗi chủ nhật tại Hà Nội và Sài Gòn, người dân lại sẵn sàng cho một cuộc biểu tình vì Hoàng Sa – Trường Sa với lời kêu gọi trên các trang báo mạng không lề. Cảnh tượng đầu tiên dễ nhận thấy là việc cấm đường hiển nhiên của nhà chức trách. Ở Việt Nam dường như đã quá quen với việc “cái gì không quản được thì cấm” nên sự chấp nhận của người dân cũng có phần ôn hoà đúng như tính chất của cuộc biểu tình.

Lực lượng cảnh sát , cơ động đón đầu theo sát đoàn biểu tình từng bước và sẵn sàng chia cắt theo chiến lược đã được vạch sẵn để đoàn biểu tình nhanh chóng bị chia rẽ, đồng thời tranh thủ như kiểu “đánh lén ” thỉnh thoảng “nuốt” vài người yêu nước. Cuộc chiến thực sự bắt đầu khi “đàn cừu ” phản kháng đòi thả tự do cho vài con cừu lỡ bị bày sói tham lam đánh tỉa. Do lo sợ một trận giáp lá cà chăng mà bày sói đã có sự nhượng bộ chấp nhận? Âu cũng coi như là thắng lợi vậy !

Đoàn biểu tình đi trong thời tiết nắng nóng và tủi cực như chính cảnh sống của người Việt Nam đương đại. Những ông già bà cả tuổi đã ngoài 70 dắt chiếc xe đạp có lẽ là từ thời bao cấp, đội trên mái đầu bạc trắng là những khẩu hiệu ” HS – TS -VN” hay ”Chống Trung Quốc bành trướng xâm lược”. Nhìn nụ cười mãn nguyện của bậc cha ông mỗi khi thấy một người trẻ mang theo lá cờ tổ quốc, cất cao tiếng hát của dân tộc như một lời thề ”quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Đất nước cần thanh niên như dòng máu nóng của tuổi trẻ xây dựng nên bản sắc anh hùng Việt Nam. Nhưng một câu hỏi đặt ra là chúng ta chiến đấu vì cái gì? Vì sự bành trướng của Trung Quốc đã đến mức dân ta không còn chịu được ? Và biểu tình chống Trung Quốc thì người dân sẽ được lợi gì ? Nhà chức trách vì sao phải huy động lực lượng đông đúc đến vậy để theo dõi đoàn biểu tình ôn hoà đến mức vô hại kia? Ngàn đời nay Trung Quốc vẫn luôn lăm le chiếm Việt Nam với khát vọng của loài hổ đói. Khát vọng đó của Trung Quốc mạnh dần lên khi Việt Nam yếu dần đi. Trung Quốc ngày nay đang đánh giá Việt Nam vào thời kỳ yếu kém mạt vận ?

Nhìn những dụng cụ mang theo cho đoàn biểu tình là những nhạc, những kèn, những lá cờ và những biểu ngữ khi thì khiêm tốn ở một trang giấy khổ nhỏ A4, khi thì to tát bằng tấm chăn đắp với tất cả hừng hực khí thế mạnh mẽ đầy quyết tâm. Đoàn biểu tình tự hào hai tiếng Việt Nam trong sự ngỡ ngàng đến ngơ ngác của những người du khách. Họ tranh thủ hỏi han và chụp ảnh vì ở Việt Nam khác với xứ họ, chuyện biểu tình là một chuyện hi hữu. Những thanh niên Việt Nam đang từng đôi từng cặp tự tình bên bờ hồ cũng tỏ ra quan tâm chú ý chuyện gì đang xảy ra nhưng chưa sẵn sàng nhập cuộc cùng đám đông vì do hiểu biết hạn chế và tâm lý sợ dính dáng đến pháp luật .

Đoàn biểu tình cứ đi trong không khí ôn hoà, và lực lượng công an cảnh sát cũng vẫn được tiếp tục huy động để giữ gìn an ninh hay đàn áp. Một du khách nước ngoài người Nhật Bản trong lúc đoàn biểu tình chuẩn bị giải tán, các chiến sĩ áo vàng đang đứng hoặc ngồi nói chuyện nhàn tản đã tranh thủ hỏi chuyện “Excuse me, What is the Problem here?” (xin lỗi, ở đây xẩy ra chuyện gì vậy ạ?). Anh công an trả lời đầy tự tin “no speak english”. Cô gái xin lỗi bằng tiếng Anh và bỏ đi vì có thể hiểu được thứ tiếng Anh của người làm việc cho pháp luật đã giải thích .

Pháp luật Việt Nam không thích nói tiếng Anh và không cần nói tiếng Anh là điều hiển nhiên mặc dù Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Dường như tiêu chí cho một Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế còn rất xa vời và chuyện Việt Nam còn phải đối mặt với các vụ kiện tại sân chơi lớn vẫn là chủ đề cũ đến quen thuộc .

Chứng kiến không khí biểu tình ngày 03.07 vừa qua còn có đông đảo đoàn thí sinh dự thi kỳ thi tuyển sinh đại học đang tranh thủ đi thăm Hà Nội trước khi bắt đầu vào những ngày thi quan trọng . Có những em ngỡ ngàng vì thấy một đám đông vừa đi vừa hô hai chữ Việt Nam nhưng chắc chỉ không lâu nữa, khi trở thành sinh viên ở mảnh đất nghìn năm văn hiến này các em sẽ thấy và học được những thứ mà trường học chưa bao giờ dạy. Chúng ta hãy kiên nhẫn, chờ đợi.

Ai cũng chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí vì quá khứ đớn hèn và ti tiện của mình, đến lúc nhắm mắt xuôi tay có thể cảm thấy tự hào vì cả cuộc đời đã sống một cách hữu ích, cống hiến sức lực cho sự nghiệp giải phóng con người.

Tham gia biểu tình tại Hà Nội, 03/07/2011
Hoàng Liên Sơn

JPEG - 42.2 kb

JPEG - 50.6 kb

JPEG - 67.9 kb

JPEG - 33.8 kb

JPEG - 59.7 kb

JPEG - 54.2 kb

JPEG - 57 kb

JPEG - 42.5 kb

JPEG - 62.1 kb

Hoàng Liên Sơn (Báo Không Lề)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.