Con Đường Nào Là Hướng Đi Đúng Cho Quê Hương Đất Nước

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Phiên tòa phúc thẩm xử hai luật sư Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân đã kết thúc trong sự bất mãn và căm phẫn của tất cả mọi người trong và ngoài nước. Trong lần tranh luận trước toà kỳ này, thật đáng khen ngợi cho các luật sư bào chữa đã mạnh dạn đưa ra những chứng cứ rất xác đáng về dân chủ và nhân quyền của quốc tế như: Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền cùng các Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị mà chính quyền CSVN đã tình nguyện tham gia và cam kết thi hành, cũng như chính Hiến pháp Việt Nam:

Ðiều 69: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

Ðiều 71: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.

Điều 72: Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh.

Điều 73: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.

Những điều luật này rất phù hợp với các điều 9, 12 và 19 của Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của LHQ năm 1948, nó cũng phù hợp với các điều 17 và 19 về quyền dân sự và chính trị của Công ước Quốc tế năm 1966. Nhưng trớ trêu thay tất cả các điều khoản ở trên đã bị nhà cầm quyền CSVN vô hiệu hoá bằng điều 88 của bộ luật hình sự (BLHS). Vì thế cho nên trong suốt thời gian qua, nhà nước CSVN đã hành động không nương tay đối với các nhà đấu tranh dân chủ ôn hoà như: bắt bớ tuỳ thích, hạn chế tối đa việc đi lại bằng hình thức quản chế, dùng công an giả dạng xã hội đen để hành hung, áp lực với thân nhân, đặt chốt canh gác trước nhà, bịa đặt ra những chuyện không có để vu khống trên các hệ thống truyền thanh truyền hình và báo chí…vv… trước khi bắt và trước khi đưa ra toà xét xử.

Nhà nước CSVN đã lừa dối nhân dân bằng những thông tin sai sự thật, bằng những lời hứa suông dưới chiêu bài vì dân, do dân nhưng thực chất là độc tài và khát máu, đã lừa dối quốc tế bằng những hành động tham gia ký kết thi hành tất cả các công ước và các chương trình mà quốc tế đề ra, nhưng sự thực là không bao giờ tôn trọng những gì đã hứa, đã cam kết.

Trở lại 2 phiên toà sơ thẩm và phức thẩm xét xử hai luật sư Đài và Công Nhân, nhà cầm quyền CSVN đã ngang nhiên chà đạp lên lẽ phải, chà đạp lên luật pháp mà chính họ đề ra khi công an ngang nhiên khám nhà, tịch thu tài sản không cần lập biên bản, vô cớ bắt hai luật sư Đài và Công Nhân không có quyết định của toà án và sự phê chuẩn của Viện kiểm soát nhân dân, toà án chưa xét xử thì cả hệ thống phát thanh truyền hình cùng báo chí đồng loạt bịa đặt và đăng bài vu khống.

Phiên toà sơ thẩm sau đó là phiên toà kín được ngụy trang bằng hình thức gọi là công khai nhưng thực chất là trá hình bởi vì thân nhân, bạn bè không được vào dự mà những người tham dự phiên toà hoàn toàn là công an, mật vụ và viên chức chính quyền, bản án thì đã được định sẵn. Phóng viên quốc tế chỉ được ngồi theo dõi ở phòng cách biệt riêng qua hệ thống truyền hình với âm thanh rất xấu khi hai luật sư Đài và Công Nhân cùng luật sư biện hộ phát biểu.

Phiên toà phúc thẩm kỳ này lại còn tệ hại hơn nhiều khi chính quyền phải huy động số công an lên hàng trăm người để đàn áp, đánh đập thô bạo những người dân đến tham dự phiên toà. Chị và em của Ls Công Nhân vẫn bị đánh và bắt về đồn công an, ngăn cấm luôn cả người được toà triệu tập để làm nhân chứng là anh Trội, khi biết anh Trội đã cố gắng đến toà theo giấy mời thì công an lập tức dùng hành động côn đồ đánh anh trọng thương nặng và chở anh về địa phương.

Các nhà dân chủ như Bs. Phạm hồng Sơn, nhà báo Nguyễn vũ Bình, kỹ sư Nguyễn phương Anh, thạc sĩ Nguyễn tiến Trung (linh hồn của THTNDC từ Pháp về), nhà cách mạng lão thành Võ văn Nghệ…v.v…cũng cùng chung số phận bị công an hành hung với những người dân oan khác bên ngoài toà án (trang web Vietnamexodus.org đã tường thuật đầy đủ sự kiện này).

Các nhà ngoại giao và phóng viên quốc tế vẫn bị cách ly ở phòng riêng để theo dõi trên hệ thống truyền hình mà không dám có lời nào phản đối. Tuy nhiên, trong lần phúc thẩm này chúng ta cảm thấy tự hào về sự can đảm của 2 luật sư anh hùng Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân cùng với những lời hùng biện của các luật sư khiến cho Viện kiểm soát và ông chánh án phiên toà phải khiếp sợ mà bỏ qua phần tranh luận để tuyên án và kết thúc phiên toà sớm hơn dự định.

Trước toà Ls. Đài đã ngẩng cao đầu phát biểu “tôi không chống đảng, nhưng tôi có những quan điểm chính trị khác với những quan điểm của đảng. Không có vấn đề tuyên truyền chứa đựng trong việc khuyến khích sự thiết lập hệ thống đa đảng và dân chủ tại Việt Nam. Đó không phải là nói xấu đảng hay bôi nhọ chế độ. Lý do mà tôi tranh đấu là vì Việt Nam thiếu dân chủ và nhân quyền”.

Còn Ls. Lê thị Công Nhân đã chứng tỏ lòng can đảm và sức mạnh của niềm tin, cô rất xứng đáng được mệnh danh là Trưng Trắc, Trưng Nhị của Việt Nam trong thời đại này của dân tộc khi bình tĩnh phát biểu “phiên toà vẫn xét xử theo cái lối sai lạc. ngay cả khi nếu tôi được trả tự do hôm nay thì cũng giống như là được đưa từ một nhà tù nhỏ sang một nhà tù lớn hơn….tôi sẽ tiếp tục bày tỏ ý kiến của tôi, tôi chỉ ủng hộ thay đổi chính trị bằng phương pháp bất bạo động…”, Ls. Công Nhân còn khẳng định “tiêu chuẩn nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam còn rất thấp”.

Những lời xác quyết của hai luật sư Đài và Công Nhân trước toà phúc thẩm ngày 27/11/2007 cùng với sự ngưỡng mộ của nhân dân bên ngoài toà án, đã chứng minh cho nhà cầm quyền CSVN thấy rằng độc tài và bạo quyền không bao giờ thắng được niềm tin và lẽ phải.

Hai luật sư anh hùng Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân không cần đến sự giảm án hay tha bổng từ nhà cầm quyền độc tài phản dân chủ mà họ chỉ cần cái tự do, dân chủ và nhân quyền trong một chính quyền biết tôn trọng lẽ phải mà thôi.

Lần bào chữa này, cả 5 luật sư biện hộ rất can đảm và không khuất phục trước bạo quyền.

Luật sư Đặng trọng Dũng: “Cả 2 bị cáo chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận của họ đã được bảo đảm bởi Hiến pháp Viêt Nam và luật pháp quốc tế……Việt Nam đã là thành viên của WTO và thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ. Do đó nhà nước VN nên tôn trọng các công ước quốc tế đã ký kết và tham gia. ……Việc cần thiết phải xem lại điều 88 BLHS, phải định nghĩa lại cách nhìn như thế nào là tuyên truyền. Cô Công Nhân là một người can đảm dám nhận lãnh trách nhiệm do những gì cô ta làm, nhưng đây chỉ là quan điểm của riêng cô. Trong một xã hội dân chủ người dân có quyền phê bình, chỉ trích hoặc đóng góp ý kiến cho nhà nước. Vì lẽ đó những điều cô Công Nhân đã làm là chuyện bình thường”.

LS Đàm văn Hiếu: “Những phát biểu của anh Đài về dân chủ, nhân quyền là quan điểm riêng của cá nhân……, không có luật pháp nào trên thế giới lại đi áp đặt hình phạt lên trên những quan điểm cá nhân được đưa ra một cách ôn hoà…’’.

LS Trần Lâm: “Các nhà lãnh đạo Việt Nam khi ra nước ngoài thì hay nói là Việt Nam không có tù chính trị, bất đồng chính kiến. Nhưng ngay ở đây khi chúng ta nói về dân chủ, nhân quyền tức là chúng ta đã ở trong một phiên toà chính trị….’’.

LS Bùi quang Nghiêm: “Điều 88 BLHS đã trái ngược với thực tế của HPVN và các công ước quốc tế mà VN đã tham gia thì cần phải thay đổi và sửa chửa lại. Anh Đài và cô Công Nhân không có tội, tôi yêu cầu toà phải trả tự do cho họ…’’.

LS Lê công Định: “Chỉ trích và lên án những hành động thiếu tôn trọng hoặc vi phạm các quyền công dân là những quyền được quy định tại điều 69, 70, 71 của HP không thể được xem là chống nhà nước XHCNVN. Trái lại chỉ những hành động vi phạm quyền công dân và nhân quyền mới là chống hiến pháp và nhà nước. Chính kiến có thể khác nhau song dứt khoát không thể bị quy chụp. Khi xét đến ý định và động cơ, vấn đề là liệu bắt giam họ có thể làm cho thực trạng xã hội mà họ lên tiếng có tốt hơn không và liệu có dập tắt được những tiếng nói yêu nước khác hay không? Thực tế đã chứng minh rằng không. Do vậy, tôi đề nghị hội đồng xét xử hãy tuyên bố trả tự do cho 2 LS Đài và Công Nhân đồng thời trả lại tài sản của họ….’’.

Nhưng những lời giải thích quá hợp tình, hợp lý của các luật sư bào chữa đã không làm thay đổi được cái tư duy lỗi thời phản tiến bộ của toà án Việt Nam, ông chánh án toà phúc thẩm Nguyễn minh Mẫn phải vâng lời công tố viện bỏ qua phần tranh luận mà kết thúc phiên toà sớm hơn dự định và chấp nhận hình phạt giảm án 1 năm cho hai luật sư Đài và Công Nhân của công tố viện.

Điều này chứng tỏ rằng Hiến pháp Việt Nam do ĐCSVN đặt ra là để đối phó tình thế với quốc tế, còn trong nước thì họ sẽ hành xử theo một nguyên tắc riêng cho quyền lợi của đảng. Những lời nói bằng nước mắt của bà Trần thị Lệ (mẹ của Ls Công Nhân): “Tôi không đồng ý với bản án của phiên tòa này, con gái tôi là một người yêu nước. Nó đã làm tất cả mọi sự để cho đất nước được tốt đẹp hơn”, cùng với chị Minh Khánh (vợ Ls Đài ): “Chồng tôi vô tội, chồng tôi là người yêu nước…”. Nhưng nhà nước CSVN, Viện kiểm soát và toà án Việt Nam, tất cả họ đã chai lỳ trong giáo điều của chủ nghĩa CS rồi.

Trước ngày diễn ra phiên toà phúc thẩm, tất cả các cơ quan truyền thông quốc tế trên thế giới, các phong trào phi chính phủ đã có văn thư gởi đến thủ tướng Nguyễn tấn Dũng yêu cầu trả tự do cho hai luật sư Đài và Công Nhân cùng tất cả những người bất đồng chính kiến khác. Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ do ông Cromartie làm trưởng đoàn đã đến VN và đã đến trại giam thăm anh Đài và cô Công Nhân, đã nhìn thấy được sự thật và cũng yêu cầu trả tự do cho anh Đài và cô Công Nhân. Nhưng tất cả đã không được chính quyền CSVN xem xét và trả lời, chúng ta đang chờ xem trong những ngày sắp tới phản ứng của Hoa kỳ và quốc tế như thế nào trong sự cao ngạo và khinh thường của CSVN. Bởi vì, chính Hoa kỳ là tác nhân chính giúp cho Việt Nam vào làm thành viên chính thức của WTO, cho Việt Nam hưởng đầy đủ mọi quyền ưu đãi về thương mại với quy chế “bình thường hoá quan hệ thương mãi” (PNTR), bãi bỏ quy chế “các nước cần quan tâm đặc biệt” (CPC) cho Việt Nam trong khi tình hình đàn áp tôn giáo của CSVN không thuyên giảm.

Hoa Kỳ còn ủng hộ Việt Nam làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, nói chung, Hoa kỳ đã giúp Việt Nam rất nhiều để nền kinh tế được phát triển như ngày hôm nay. Nhưng rõ ràng nhà nước CSVN chỉ chấp nhận kiểu làm ăn có cạnh tranh của tư bản về kinh tế chớ không bao giờ chấp nhận thể chế đa nguyên theo ước nguyện của toàn dân.

ĐCSVN luôn luôn dùng chiêu bài kinh doanh, thương mại đầu tư đối với các nước có tiềm năng buôn bán với Việt Nam để làm nền tảng củng cố cái chế độ độc tài toàn trị của mình. Tuy nhiên, vì sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay, hoàn toàn nhờ vào sự giúp đỡ và đầu tư của nước ngoài, trong đó hàng năm số tiền mà cộng đồng người Việt hải ngoại gởi về nước đầu tư, giúp đỡ thân nhân giải quyết khó khăn cũng là vấn đề không thể thiếu cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Vì vậy cho nên CSVN rất sợ sự trừng phạt của quốc tế nhất là Hoa Kỳ, nhà cầm quyền CSVN cũng rất lo ngại cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại. Trong hoàn cảnh đau thương mà những người dân Việt Nam còn kẹt lại quê nhà đang gánh chịu, chúng tôi rất mong đồng bào thân thương hải ngoại nên suy nghĩ lại những tội ác mà ĐCSVN đã và đang gây ra cho quê hương đất nước, cho chính cá nhân và thân nhân của quý vị, dư âm đau thương của thời cải cách ruộng đất (1954-1956) ở miền Bắc, của những mồ chôn tập thể ở Huế vào tết Mậu Thân (1968), của những nạn nhân trong những lần cộng sản pháo kích vào nơi chợ búa đông người, vào trường học, bệnh viện và giựt mìn xe đò, cầu cống, đường giao thông…, nhất là sự dâng hiến quần đảo Hoàng Sa và vùng đất Ải Nam Quan (trong đó có Bản Giốc một danh lam thắng cảnh của quê hương)…v.v…

Tất cả là sự thật, là chứng nhân để cho chúng ta đoàn kết và hỗ trợ với nhau trên con đường đấu tranh với bạo quyền cộng sản. Nếu đồng bào thân thương hải ngoại không cộng tác với chính quyền CSVN bằng những phương cách như:

1/ Không đem tiền về Việt Nam để đầu tư và kinh doanh có lợi cho chính quyền CSVN. Rất nhiều người bị mất trắng tay khi đem tiền về kinh doanh ở Việt Nam. Trường hợp của ông Trịnh vĩnh Bình ở Hoà Lan, ông Nguyễn Ðình Hoan ở Hoa Kỳ, ông Nguyễn gia Thiều ở Pháp, và ngay cả Trần Trường người đã treo cờ và hình Hồ chí Minh trong cửa tiệm của mình ở Bolsa…v.v…là những trường hợp điển hình.

2/ Giới hạn tối đa việc gởi tiền và về Việt Nam (ngoại trừ trường hợp đặc biệt).

3/ Cùng với các cộng đồng Việt Nam nơi cư ngụ để đấu tranh biểu tình và bày tỏ chính kiến hầu tiếp sức mạnh cho các phong trào đấu tranh trong nước.

4/ Dùng ảnh hưởng của những người Việt Nam làm việc trong chính quyền của các nước mình đang sống để họ giúp mình áp lực với chính quyền CSVN phải thay đổi tư duy, nhất là Hoa Kỳ bởi vì hiện nay hình như chính quyền của TT Bush đang cố tình nhẹ tay với chính quyền CSVN. Chúng ta phải làm sao cho TT Bush và bà Bộ trưởng Ngoại giao Rice thực hiện đúng những gì mà trước đây họ từng tuyên bố.

5/ Hướng dẫn con em của mình có tư tưởng vững vàng đừng để cho du học sinh của CSVN lôi kéo vào quỹ đạo của chúng, nhất là đừng để cho công tác vận của CSVN thành công trong việc đánh phá cộng đồng.

6/ Đừng bao giờ tin vào những gì mà chính quyền CSVN đưa ra để chiêu dụ đồng bào Việt Nam hải ngoại (như NQ36 chẳng hạn)…v.v….

Nếu đồng bào hải ngoại quyết tâm cùng với toàn dân trong nước giữ vững được lập trường đấu tranh vì sự tự do, dân chủ, nhân quyền cho dân tộc và độc lập cho tổ quốc thì chắc chắn rằng trong thời gian ngắn tới đây đất nước của chúng ta sẽ được hưởng đầy đủ mọi quyền tự do như những gì mà chúng ta mơ ước, chúng ta không chủ trương tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa CS mà chúng ta chỉ đòi hỏi cho được con đường dân chủ đa nguyên, nghĩa là ĐCSVN vẫn có quyền hoạt động song hành với các đảng phái khác để cho nhân dân được tự do chọn lựa thành phần lãnh đạo đất nước.

Chẳng lẽ với trí tuệ của cả dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước lại thua một thiểu số người trong ĐCSVN với trình độ bằng cấp giả, dốt như chuyên tu ngu như tại chức hay sao?

Việt Nam, ngày 03/12/2007
Chánh Trung

Chú thích:

Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của LHQ (1948)

Ðiều 9: Không ai có thể bị bắt giữ, giam cầm hay lưu đầy một cách độc đoán.
Ðiều 12: Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy.
Ðiều 19: Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.

Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (1966)

Điều 17:
1. Không ai có thể bị xâm phạm trái phép hay độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xúc phạm trái phép đến danh dự và thanh danh.
2. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy.

Điều 19:
1. Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.
2. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.
3. Việc hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu:
a. Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác.
b. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.