Con số không nói lên bản chất

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cách nay 6 năm vào tháng 2 năm 2013, do vấn nạn tham nhũng ngày càng lớn mạnh và lan tràn, Bộ Chính trị CSVN đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Cũng vào thời kỳ, sau hội nghị Trung ương 6 khóa 11, ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã vận động để giành lại ghế Trưởng ban từ tay ông Nguyễn Tấn Dũng, vốn được Bộ Chính trị khóa 10 (2006-2011) dưới thời ông Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí thư đề cử.

Mặc dù giành lại ghế Trưởng ban và kêu gọi Trung ương 6, khóa 11 ra biện pháp kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị khóa 11 và một cán bộ cao cấp khác; nhưng Trung Ương đảng đã không chịu bỏ phiếu kỷ luật. Rốt cuộc là ngay chính trong hội nghị này, ông Trọng đã thua keo đầu tiên trước con sâu chúa mà người ta gọi là “đồng chí X”.

Suốt 6 năm qua, trong cương vị Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, ông Nguyễn Phú Trọng đã làm được gì với nạn tham nhũng? Thử nhìn qua 3 hội nghị tổng kết gần đây nhất của ba ban: Ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính và Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng vào đầu năm 2019 cho thấy:

Tại Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng năm 2018 tổ chức vào ngày 23 tháng 1, 2019, bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến dự và tuyên bố rằng trong năm 2018 đã kỷ luật 17 ngàn đảng viên. Con số này thật ra không thấm gì với hơn 4 triệu đảng viên mà tay nào cũng nhúng chàm và giỏi nghề tham ô. Cho dù có 170 ngàn đảng viên bị đuổi, đảng cũng chưa chắc gì “trong sạch, vững mạnh” như mong muốn.

Bà Ngân cũng không quên khoe công tác của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Thế nhưng cuối cùng bà ta lại phán “tình trạng suy thoái về đạo đức, tham nhũng, lãng phí trong đảng còn diễn biến phức tạp.” Đây có thể là một lời thú nhận việc chống tham nhũng của đảng đang trong tình trạng không lối thoát.

Còn tại sao diễn biến phức tạp thì chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trước đó một ngày, tức ngày 22 tháng 1, khi tham dự hội nghị của ngành Nội chính đảng đã thừa nhận “chống tham nhũng khó khăn, phức tạp vì đụng chạm đến các nhóm lợi ích chằng chịt ở các cấp liên quan chằng chịt, rất lắc léo.” Cũng chính vì thế mà báo cáo của Ban Nội chính trong năm 2018 chỉ thu hồi được trên 30 ngàn tỷ đồng tài sản tham nhũng, tính ra mới đạt tỷ lệ khiêm nhường là trên 30%. Đây rõ ràng là một con số quá nhỏ nếu đem so với hàng trăm ngàn tỷ đồng vào túi các quan tham. 5 năm ngồi ghế chỉ đạo, sao đến nay ông Trọng mới chịu thừa nhận việc chống tham nhũng là khó khăn, lắc léo chứ không dễ như lấy đồ trong túi?

Trước đó vào ngày 21 tháng 1, khi chủ toạ kỳ họp lần thứ 15 của Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trung ương, Trưởng ban chỉ đạo Nguyễn Phú Trọng còn khẳng định lại rằng “chống tham nhũng không có vùng cấm.” Ông Trọng khoe tính từ đầu nhiệm kỳ đại hội 12 đến nay, đã thi hành kỷ luật hơn 60 cán bộ trực thuộc trung ương quản lý, nhất là đã kỷ luật 5 uỷ viên trung ương của nhiệm kỳ 12. Hầu hết con đường hoạn lộ những người này đều đi lên trong thời kỳ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền.

Tổng kết những phát biểu của ông Trọng và bà Ngân về thành quả chống tham nhũng trong nhiệm kỳ 12, quả thật con số không nói lên bản chất của tình trạng rữa nát và ung thối của chế độ.

Cách nay hơn 6 năm, ông Trọng lẫn ông Trương Tấn Sang đã mô tả tham nhũng như những bầy sâu, nhưng qua tổng kết 3 năm chống tham nhũng nói trên, những con số đưa ra không phản ảnh thực tế mà chỉ là những hình ảnh phô bày một cố gắng vô ích của thể chế cầm quyền độc tôn đang đi dần đến chỗ sụp đổ.

Thứ nhất, sau mấy thập niên cầm quyền với sự tồn tại của nhiều phe nhóm đã hình thành sự chia giang sơn để hưởng lợi. Mỗi phe đều có lãnh vực hoạt động an toàn mà ông Trọng không làm sao dám triệt hạ cho dù ông có ầm ĩ khua chiêng gióng trống sử dụng vũ khí dựng lò đốt củi. Để có lúc ông phải than thở lò của ông “trên nóng dưới lạnh” nghe rất thiểu não…

Vì lẽ đó ông Trọng chỉ có thể mang vài con dê lớn như Đinh La Thăng, Tất Thành Cang, Nguyễn Xuân Anh… ra để tế thần, mục đích để lấy tiếng và chứng tỏ sự cương quyết của mình, củi nào đưa vào cũng cháy ngon lành. Nhưng ông chỉ có thể làm tới đó thôi và không thể tiếp tục đi lên để đụng đến sào huyệt của các bố già. Vì những bố già này và tay chân của họ sẽ không để yên cho phe ông Trọng muốn làm gì thì làm. Ông Trọng sợ chúng quậy và đảng tan nát rồi ông cũng chẳng còn đất dung thân! Câu tuyên bố chống tham nhũng không có vùng cấm, thực tế chỉ là sáo ngữ nói cho có nói chứ không dám đụng đến vùng cấm. Hơn nữa vùng cấm cũng nằm chính phe ta trong trung ương đảng, là những kẻ đang phò tá ông Trọng giương cao ngọn cờ chống tham nhũng chứ không đâu xa.

Thứ hai, những con số mà bà Ngân và ông Trọng nêu lên, nào là loại 17 ngàn đảng viên, thu hồi trên 30 ngàn tỷ, nào là kỷ luật 60 cán bộ thuộc diện trung ương chẳng nói lên điều gì ghê gớm của vấn nạn tham nhũng vốn được coi là “quốc nạn” từ thời ông Đỗ Mười làm tổng bí thư. Nó không thấm gì với khối cán bộ trung ương hay đảng viên đang ăn bám vào đảng là 2 triệu 600 ngàn người ở mọi cơ chế. Rõ ràng là con số bị kỷ luật và không có vùng cấm, trong thực tế chỉ là mang tính tuyên truyền để lừa bịp người dân hay chỉ cho thấy rõ hơn bệnh thành tích cố hữu của chế độ.

Thứ ba, có thể trong buớc đầu, vụ đốt lò của ông Trọng là đòn bất ngờ vì không ai đánh giá ông Trọng cao tay, do ông vẫn được gọi là Trọng Lú. Ông Trọng và phe nhóm của mình đã chuẩn bị phản đòn trong lúc mọi người bất cẩn cho nên đã giúp cho ông Trọng tạo thành tích bước đầu và nắm chặt nội bộ. Nhờ đó tổng bí thư được đàn em tung hô như một “người đốt lò vĩ đại” trong lịch sử chống tham những của đảng. Nhưng những con số mà các ban đảng báo cáo so với thực tế là con số quá nhỏ và ông Trọng cũng không đủ sức để dằn mặt các phe nhóm khác. Nguyên do chỉ vì khối quyền lợi mà các phe đang ăn bám quá lớn và nảy sinh ra nhiều đặc quyền, đặc lợi mà trung ương lẫn địa phương không thể không khai thác làm giàu.

Tóm lại bản chất thật sự của đảng CSVN chính là một nhóm mafia, tìm mọi cách để kiểm soát quyền lực và tài nguyên vào trong tay từ những nhóm nhỏ. Các nhóm nhỏ là những tay anh chị trong đảng từ cấp uỷ viên trung ương trở lên. Chúng liên kết nhau và tạo ra nhóm lớn hơn để tạo thành giang sơn riêng sống chết với một số đàn em trung thành với “lý tưởng” đục khoét đất nước làm giàu. Chính vì những nhóm nhỏ trung kiên này mà tạo ra mạng lưới tham ô chằng chịt, bám chặt trong cơ thể của hệ thống cầm quyền như những mạch máu nuôi sống Đảng.

Hóa ra, chống tham nhũng chỉ là chiêu bài của kẻ thắng cuộc, dùng nó như một thủ thuật để huy động bộ máy đảng nhằm cô lập những phe nhóm nào không chịu phục tùng phe nhóm mình. Thế thôi!

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.