Công dân Úc, ông Châu Văn Khảm đã bị giam giữ 6 tháng tại Việt Nam mà không có luật sư bào chữa

Ông Châu Văn Khảm, đã về hưu, là nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng cho đến khi bị bắt giam tại Việt Nam cách đây 6 tháng. Ảnh: abc.net.au/news
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Gia đình của người công dân Úc, đang mỏi mòn trong lao tù CSVN 6 tháng qua mà không được luật sư biện hộ, cho biết việc ông Khảm bị cáo buộc tội danh khủng bố là “lố bịch”.

Ông Châu Văn Khảm, 70 tuổi, bị bắt giữ tại TP HCM vào tháng Giêng năm nay khi tiếp xúc với một thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, một tổ chức bị nhà nước CSVN cấm hoạt động.

Ông Khảm đang bị điều tra về tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền” theo luật hình sự của Việt Nam vì đã nhập cảnh quốc gia này với giấy tờ giả.

Ông Khảm, một công dân Úc đã về hưu, là đảng viên Đảng Việt Tân, một tổ chức vận động dân chủ bị Chính Phủ Việt Nam gán nhãn là “khủng bố”.

Đài ABC đã được tham khảo các thông tin của toà lãnh sự [Úc tại Sài Gòn] khi thăm viếng ông Khảm, qua đó cho biết ông Khảm được phép nhận thuốc men, thực phẩm và ngay cả thiệp chúc sinh nhật từ gia đình, nhưng ông Khảm sẽ chỉ được phép gặp luật sư biện hộ khi nào việc điều tra kết thúc vì lý do “bảo mật”.

“Sức khoẻ tôi tốt, nhưng tinh thần tôi sa sút”, ông Khảm viết cho gia đình từ nhà tù vào tháng Năm vừa qua. “Tôi chờ ngày được trở về nhà.”

Bà Trang, vợ ông Khảm, và con trai lớn Daniel, nói việc gọi ông Khảm là khủng bố là “lố bịch”. Ảnh: Mazoe Ford - ABC News
Bà Trang, vợ ông Khảm, và con trai lớn Daniel, nói việc gọi ông Khảm là khủng bố là “lố bịch”. Ảnh: Mazoe Ford – ABC News

Nhà cầm quyền Việt Nam đã kéo dài thời gian điều tra tới tháng Chín và có thể gia hạn thêm nữa – nghi phạm có thể bị giam giữ 16 tháng không truy tố hay xét xử đối với những vi phạm trầm trọng, và tới 20 tháng nếu liên quan đến an ninh quốc gia.

Ông Khảm hiện đang bị điều tra về tội danh có thể bị án tù từ 12 tháng tới 20 năm, thậm chí tối đa là án tử hình.

Dennis, con trai trẻ nhất của ông Khảm, đã nhắn tin vào nhà tù cho cha như sau: “Đừng để họ áp đảo tinh thần ba.“

Qua những cuộc thăm viếng của nhân viên lãnh sự, ông Khảm cũng gửi lời cảm ơn và tình thương yêu tới gia đình, nhắn nhủ việc gửi thuốc men và thực phẩm, và nhắc nhở vợ nhớ chăm sóc những cây đậu bắp trong vườn nhà ở Sydney.

“Chúng tôi không biết kết quả sẽ ra sao. Thật khổ tâm,” con trai lớn của ông Khảm nói với ABC. Anh Daniel nói cáo buộc gán cho cha anh rất “lố bịch”.

“Cha tôi tuổi đã 70. Ông có quyết tâm nhưng với ông thì không thể nào là bạo động,” anh nói.

Gia đình sợ rằng ông Khảm không được phép phát biểu một cách tự do với nhân viên lãnh sự khi họ thăm viếng vì có sự hiện diện của các quản giáo và bị thu hình.

Trong lời nhắn ngắn từ nhà tù, ông Khảm gửi lời yêu thương và nhắn gia đình chăm sóc vườn tược. Ảnh: Mazoe Ford - ABC News
Trong lời nhắn ngắn từ nhà tù, ông Khảm gửi lời yêu thương và nhắn gia đình chăm sóc vườn tược. Ảnh: Mazoe Ford – ABC News

Daniel nói anh đã vật vã vì tức giận và buồn bã, và tác động của việc cha Anh bị giam giữ trên mẹ anh vẫn còn nóng.

“Ông rất yêu nước và chỉ mong ước điều tốt đẹp nhất cho đồng bào Việt Nam,” Daniel nói.

Những bài hát và lời cầu nguyện ông Khảm sớm về với gia đình

Các thành viên trong cộng đồng người Việt với nến hình nước Việt Nam trong một buổi thắp nến cho ông Khảm. Ảnh: Erin Handley - ABC News
Các thành viên trong cộng đồng người Việt với nến hình nước Việt Nam trong một buổi thắp nến cho ông Khảm. Ảnh: Erin Handley – ABC News

Trong khi việc các công dân Úc bị bắt giữ tại các nước cộng sản được truyền thông quốc tế làm ầm ĩ, như vụ Yang Hengjun ở Trung Quốc và Alek Sigley ở Bắc Hàn, thì trường hợp ông Khảm lại tương đối im lặng.

Nhưng hiện nay các thành viên cộng đồng người Việt đã phát động lời kêu gọi mạnh mẽ với Chính Phủ Úc để đưa ông Khảm về với gia đình.

Trong một buổi thắp nến cho ông Khảm vào cuối tuần qua, các thành viên trong cộng đồng người Việt tại Úc đã cầu nguyện cho ông Khảm và cất lên những bài hát khi xếp những ngọn nến thành hình nước Việt Nam.

Bà Võ Hồng, nhân viên xã hội, đảng viên Đảng Việt Tân, đã bị bắt giữ tại Việt Nam vào năm 2010. Ảnh: Erin Handley - ABC News
Bà Võ Hồng, nhân viên xã hội, đảng viên Đảng Việt Tân, đã bị bắt giữ tại Việt Nam vào năm 2010. Ảnh: Erin Handley – ABC News

Ông Khảm không phải là đảng viên Việt Tân đầu tiên bị bắt giữ vì hoạt động dân chủ tại Việt Nam.

Vào tháng Mười, 2010, bà Võ Hồng, một nhân viên xã hội có 2 con, đã bị bắt giữ tại phi trường khi tham gia một cuộc phản đối ôn hoà liên quan đến biển đảo ở Biển Đông.

Bà Hồng được trả tự do sau 10 ngày giam giữ. Trong thời gian bị giam bà ngủ trên chiếu trải dưới đất, có màn chống muỗi, trong phòng giam nhỏ cùng với một đồng tù khác mà bà cho là người chỉ điểm cho công an.

Bà Hồng nói bà bị thẩm vấn tới 10 giờ mỗi ngày.

Bà nói bà chịu đựng được sự “tẩy não” và “uy hiếp”, nhưng giọng nói của bà xúc động khi nhắc tới hai đứa con trai ở nhà tại Úc. “Làm sao chúng chịu nổi khi ‘mẹ bị tù’ ?”, bà nói.

Bà Hồng đã mạnh mẽ bác bỏ cáo buộc Đảng Việt Tân là tổ chức “khủng bố”, và nói là Việt Tân chỉ hoạt động ôn hoà, tương tự như nhận định của người chiến hữu của bà, ông Nguyễn Hiền.

Thành viên cộng đồng người Việt kêu gọi trả tự do cho ông Khảm. Ảnh: Erin Handley - ABC News
Thành viên cộng đồng người Việt kêu gọi trả tự do cho ông Khảm. Ảnh: Erin Handley – ABC News

Ông Hiền đến từ Perth để hỗ trợ ông Khảm, người mà ông Hiền mô tả là một cá nhân “ân cần và đầy lòng thương người.”

“Ông ta đã bị giam giữ rất lâu mà không có cáo buộc, là điều không chấp nhận được cho bất cứ ai trên thế giới,” ông Hiền nói.

Carl Thyer, Giáo sư tại Học Viện Quốc Phòng UNSW, ngày hôm nay cho biết là những nhà hoạt động của Đảng Việt Tân bao gồm cả các bác sĩ và luật sư, tại Hoa Kỳ và Úc Châu.

Trong khi có những thành viên của chính thể miền Nam Việt Nam chủ trương giải phóng đất nước bằng quân đội, ông Thyer nói, nhưng điều đó đã rất khác với những hoạt động ôn hoà của Đảng Việt Tân ngày hôm nay.

“Lật đổ” [chính quyền] không phải bằng mìn hay những chất nổ tự chế (IED) hay súng đạn, mà là những lời phát biểu, ông Thyer nói.

Thành viên cộng đồng người Việt hát những bài ca phản đối trong buổi thắp nến cho ông Khảm. Ảnh: Erin Handley - ABC News
Thành viên cộng đồng người Việt hát những bài ca phản đối trong buổi thắp nến cho ông Khảm. Ảnh: Erin Handley – ABC News

Ông Thyer chia sẻ việc “thường xuyên trấn áp” [người dân] đã trở nên một sự việc rất đỗi “bình thường” dựa trên những điều luật mơ hồ trong bộ luật hình sự của Việt Nam.

“Rất chính trị – mơ hồ và quá chung chung đủ để kết tội bất cứ ai,” ông nói.

Ông Nguyễn Văn Bon, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu, nói rằng việc vi phạm di trú của ông Khảm phải được giải quyết nhanh chóng và ông Khảm không thể bị trừng phạt theo luật an ninh quốc gia vì những sinh hoạt nhân quyền.

“Tôi đã yêu cầu Chính Phủ Úc nhanh chóng giải quyết sự việc và đưa ông Khảm về Úc vì ông ta đã không làm điều gì sai,” ông Bon nói.

Việt Nam “dập tắt mọi hình thức chỉ trích”

Công dân Mỹ Michael Nguyen bị kết án tù 12 năm vì “âm mưu lật đổ chính quyền”. Ảnh: AFP/ Vietnam News Agency
Công dân Mỹ Michael Nguyen bị kết án tù 12 năm vì “âm mưu lật đổ chính quyền”. Ảnh: AFP/ Vietnam News Agency

Việc giam giữ ông Khảm chỉ là một trong nhiều trường hợp mà các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền mô tả là tình trạng đàn áp ngày càng tồi tệ với những người đối kháng tại Việt Nam.

Mới tháng trước đây, một công dân Mỹ, ông Michael Nguyen, đã bị kết án 12 năm tù giam vì tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền.”

Vào tháng Năm năm nay, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế cho biết có ít nhất 128 tù nhân lương tâm bị giam giữ trên toàn quốc – một sự gia tăng đột ngột so năm ngoái chỉ có 97 người.

Theo nhóm “The 88 project” vận động cho quyền tự do phát biểu thì có tới 266 nhà hoạt động đã bị giam giữ.

Cô Nikita White thuộc Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế nói Việt Nam vi phạm nhân quyền của ông Khảm. Ẳnh: ABC News
Cô Nikita White thuộc Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế nói Việt Nam vi phạm nhân quyền của ông Khảm. Ẳnh: ABC News

Cô Nikita White nói chính quyền Việt Nam “chủ trương dập tắt mọi hình thức chỉ trích”.

“Chúng tôi nghe những trường hợp như của ông Khảm rất thường xuyên – những nhà hoạt động bị bỏ tù vì cáo buộc vi phạm an ninh quốc gia trong khi họ chỉ hoạt động ôn hoà”

Những người bị giam giữ thường bị những phạm nhân khác đánh đập do sự điều động và đồng loã của các cai tù.

Cô Nikita nói nước Úc cần phải áp lực Việt Nam để ông Khảm được xét xử công bằng và không phải đối đầu với án tử hình.

“Thực tế là Chính Phủ Việt Nam đã bịt miệng ông Khảm khi từ chối không cho phép luật sư bảo vệ”, cô Nikita nói. “Ông Khảm đã bị từ chối việc xét xử công bằng và căn bản là ông ta đã bị từ chối nhân quyền.”

Ông Khảm (ngồi, bìa phải) chụp hình chung với các nhà hoạt động Việt Tân nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền tại Sydney năm 2015. Ảnh: ABC News được cung cấp
Ông Khảm (ngồi, bìa phải) chụp hình chung với các nhà hoạt động Việt Tân nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền tại Sydney năm 2015. Ảnh: ABC News được cung cấp

Thủ Tướng Úc Scott Morrison dự trù thăm Việt Nam vào tháng Tám, tuy nhiên văn phòng của ông từ chối không cho biết là trường hợp của ông Khảm sẽ được nêu lên trong chuyến viếng thăm này hay không.

Bộ Trưởng Ngoại Giao Úc, bà Marise Payne, đã thăm Việt Nam vào tháng Sáu nhưng không cho biết là có thảo luận về trường hợp ông Khảm hay không.

Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã không phản hồi các yêu cầu lên tiếng [cho phóng sự này].

Enrin Handley, Mazoe Ford và Angelique Lu

Nguyên bản Anh ngữ: Australian citizen Van Kham Chau detained in Vietnam for six months without a lawyer

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.