Cộng Đồng Người Việt tại Hoà-Lan biểu tình phản đối Nguyễn Tấn Dũng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hoà-Lan, Den Haag (29/9/2011) – Nhận được tin một phái đoàn Việt Cộng do Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu đến Hoà-Lan từ ngày 27/9/2011 đến ngày 1/10/2011, Tân Ban Chấp Hành Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoà-Lan đã nhanh chóng liên lạc với một số đoàn thể tại Hoà-Lan để tìm cách ứng phó. Các đoàn thể gồm Gia Đình Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hoà, Uỷ Ban Hỗ Trợ Đấu Tranh Cho Tự Do Dân Chủ tại Việt Nam và Đảng Việt Tân đã tham gia vào Ban Tổ Chức để tiếp tay với Ban Chấp Hành Cộng Đồng. Những đoàn thể khác và một số đồng hương cũng tích cực trợ giúp Ban Chấp Hành Cộng Đồng trong việc thông tin hoặc thu thập những dữ kiện liên quan đến chuyến đi của Nguyễn Tấn Dũng.

JPEG - 35.6 kb
Phái đoàn đại diện Cộng Đồng tiếp xúc tại Bộ Ngoại Giao Hòa Lan 26.09.2011

Ngày 26/9/2011, một phái đoàn đại diện Cộng Đồng gồm Linh Mục Nguyễn Đức Minh, ông Nguyễn Hữu Phước, ông Đinh Ngọc Hiển, Bà Nguyễn Thị Thu Vân và cô Phi Nguyễn đã đến Bộ Ngoại Giao để trao Thỉnh Nguyện Thư cho chính quyền Hoà-Lan. Bà I. Copoolse, quyền Giám Đốc Vụ Á Châu và bà Astrid Zonneveld, cố vấn chính sách của chính phủ Hoà-Lan đã đại diện chính quyền Hoà-Lan ra tiếp đón phái đoàn. Trong cuộc nói chuyện, phái đoàn đại diện Cộng Đồng đã nêu lên tình trạng vi phạm nhân quyền, đàn áp những người bất đồng chính kiến và đàn áp tôn giáo ngày càng trầm trọng tại Việt Nam. Linh Mục Nguyễn đức Minh đã trình bày hiện trạng đàn áp tôn giáo qua việc can thiệp của nhà cầm quyền Hà-Nội trong việc giáo dục, đào tạo và bổ nhiệm các chức sắc tôn giáo; các tín hữu không được đối xử bình đẳng trong xã hội; các tài sản của các giáo hội tôn giáo bị nhà nước VC cưỡng chiếm vẫn chưa được hoàn trả. Ông Nguyễn Hữu Phước bổ túc phần đàn áp tôn giáo đối với Phật Giáo, Cao Đài và Hoà-Hảo. Ông Phước cũng nêu lên sự đối xử vô nhân đạo của nhà cầm quyền đối với tù nhân chính trị Trương Văn Sương, lúc sống bị giam giữ trên 33 năm, lúc chết gia đình không được phép đem thi hài của ông về nhà để chôn cất. Ông Đinh Ngọc Hiển, bà Nguyễn Thị Thu Vân và cô Phi Nguyễn đã nêu lên hành động đàn áp những người bất đồng chính kiến và đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền CSVN; điển hình là trường hợp của Linh Mục Nguyễn Văn Lý, ông Cù huy Hà Vũ, ông Phạm Minh Hoàng, các dân oan khiếu kiện bị xử tại Bến Tre vào tháng 5/2011, các thanh niên Thiên Chúa giáo bị bắt trong thời gian gần đây vì đã tranh đấu cho tự do tôn giáo và tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam. Các vị đại diện chính quyền Hoà-Lan tỏ ra nắm rõ tình trạng vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo tại Việt Nam, họ đã ghi nhận những ý kiến và tiếp nhận Thỉnh Nguyện Thư do phái đoàn đại diện Cộng Đồng trao. Được biết ngoài việc đến Bộ Ngoại Giao, thỉnh nguyện thư và một hồ sơ gồm danh sách các tù nhân chính trị cũng được gởi trực tiếp đến văn phòng của Thủ Tướng Hoà-Lan Mark Rutte.

Vào lúc 17g00 ngày 29/9/2011 một cuộc biểu tình phản đối Thủ Tướng VC và phái đoàn đã diễn ra tại địa điểm “Prinsenhof” tại thành phố Den Haag. Tại nơi này Thủ tướng CSVN có cuộc họp mặt và dùng cơm tối với các thương gia Hoà-Lan bắt đầu từ lúc 18g00 theo chương trình chính thức được loan báo. Sau một thời gian gấp rút theo dõi tin tức, Ban Tổ Chức cuộc biểu tình đã quyết định chọn địa điểm này làm nơi biểu tình, vì đây là nơi có dữ kiện thâu thập chính xác nhất về thời gian và địa điểm Nguyễn Tấn Dũng có mặt. Được biết chuyến đi thăm Hoà-Lan lần này của Nguyễn Tấn Dũng không được thông báo một cách rộng rãi như những vị nguyên thủ quốc gia khác, các tin tức chi tiết của chuyến đi hầu như chỉ đuợc tiết lộ sau khi sự việc đã xảy ra qua một vài bài báo.

Từ lúc 16g30 đồng hương từ các nơi đã về tham dự cuộc biểu tình. Những lá cờ vàng, cùng với cờ Hoà-Lan, cờ Đức, Cờ Bỉ tung bay trong gió; các biểu ngữ với nội dung phản đối Nguyễn Tấn Dũng, tố cáo sự vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN, đòi hỏi trả tự do cho các tù nhân chính trị ngay trước “Prinsenhof” – cổng chính vào hội trường – đã tạo nhiều chú ý cho người dân bản xứ. Các tờ truyền đơn cũng được phân phối cho người dân có mặt tại địa điểm. Ban Tổ Chức cũng xin phép cảnh sát và cử 4 người đứng tại nơi đậu xe ở cổng sau với biểu ngữ “Nguyễn Tấn Dũng! Go Home”, để dự phòng trường hợp Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn CSVN có thể luồn vào cổng hậu như chúng đã từng làm tại các nơi khác.

Đúng 17g00, nghi thức khai mạc bắt đầu, đồng hương đã cùng nghiêm trang hướng về quốc kỳ, hát quốc ca và tưởng niệm những chiến sĩ đã hy sinh vì tổ quốc và đồng bào bỏ mình trên đường tìm Tự Do. Ông Nguyễn Hữu Phước, xướng ngôn viên, đã giới thiệu các phái đoàn về tham dự cuộc biểu tình gồm Gia Đình Quân Cán Chính VNCH, Uỷ Ban Hổ Trợ Đấu Tranh Cho Tự Do Dân Chủ tại Việt Nam, Đảng Việt Tân, Nhóm Vinh Danh Cờ Vàng, và đặc biệt có sự hiện diện của đại diện Cộng Đồng Người Việt và Hội Cựu Quân Nhân VNCH đến từ Bỉ Quốc và một thanh niên Việt Nam, anh Đinh Quang Lưu, đã lái xe một mình hơn 700 km từ Berlin, Đức Quốc đến Hoà-Lan để tham dự cuộc biểu tình. Sau đó, ông Nguyễn Đắc Trung đã thay mặt Ban Tổ Chức và Ban Chấp Hành Cộng Đồng VNTNCS/HL chào mừng các hội đoàn và đồng hương đến tham dự cuộc biểu tình. Ông ca ngợi tinh thần hy sinh của đồng bào đã không quản ngại đường xá xa xôi, có người phải xin nghỉ làm, có người ngay sau khi tan học đã cố gắng đến tham dự cuộc biểu tình. Tiếp theo đó cuộc biểu tình đã thật sôi động với những khẩu hiệu hô vang “Tự Do cho Việt Nam”, “Dân Chủ cho Việt Nam”, “Nhân Quyền cho Việt Nam”, “Nguyễn Tấn Dũng! Go Home”,… kế tiếp Linh Mục Nguyễn đức Minh đã trình bày lại chuyến đi tới Bộ Ngoại Giao Hoà-Lan của phái đoàn Cộng Đồng để trao Thỉnh Nguyện Thư cho đại diện chính quyền Hoà-Lan. Trong suốt cuộc biểu tình, những bài ca rực lửa đấu tranh chen lẫn những phát biểu của các vị đại diện của các Hội Đoàn gồm Ông Nguyễn Đức Hồ (Hội Cựu Quân Nhân tại Bỉ), ông Trần Hữu Sơn (Nhóm Vinh Danh Cờ Vàng), ông Đinh Ngọc Hiển (đảng Việt Tân), Ông Huỳnh Bá Đắc (đại diện Cộng Đồng tại Bỉ), ông Trần Văn Trân (cựu chủ tịch Cộng Đồng tại Hoà-Lan), ông Đình Quang Lưu (đến từ Đức Quốc).

Khoảng 18g00 phái đoàn CSVN đã lần lượt xuất hiện tiến vào hội trường và đã phải cuối mặt đi ngang qua đoàn người biểu tình, lắng nghe những tiếng thét phẫn nộ của đồng hương trước khi vào hội trường, trái ngược với những luận điệu tuyên truyền tại Việt Nam rằng trong những lần đi ăn mày viện trợ tại nước ngoài được “Việt Kiều” nồng nhiệt đón tiếp,… Cuộc biểu tình diễn ra đầy khí thế từ lúc bắt đầu cho đến 19g00 như đã ấn định, nhưng vẫn chưa thấy Nguyễn Tấn Dũng xuất hiện. Mặc dầu đã hết thời gian biểu tình, nhiều người cũng còn luyến tiếc chưa muốn rời khỏi địa điểm, nhưng theo yêu cầu của cảnh sát, đồng hương đã chấm dứt cuộc biểu tình trong vòng trật tự. Nhiều người vẫn còn thắc mắc không hiểu Nguyễn Tấn Dũng “chui” vào hội trường bằng lối nào? Đến khoảng 19g45 một số đồng hương còn ở lại khu vực biểu tình đã nhìn thấy một số chiếc xe chở Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn đến, một đồng hương còn kịp giơ khẩu hiệu: “Nguyễn tấn Dũng! Go Home” để “đón chào”; có lẽ ông ta đã đến địa điểm trễ hơn dự trù do cuộc biểu tình của Cộng đồng Việt Nam.

Thế Truyền tường thuật

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.