Công lý và dư luận

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 25/6/2005, Nguyễn Đức Chi bị bắt trong một vụ gọi là “siêu lừa” với hàng loạt cáo buộc nặng nề. Vượt qua tất cả những giới hạn của thời hạn tạm giam theo luật định, chính quyền vẫn chưa thể đem vụ án ra xét xử. Dư luận cồn cào.

Ngày 4/4/2006 Chính quyền bắt giam thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến. Một thời gian sau khi ông bước ra khỏi nhà giam, những nhà báo chống tiêu cực mạnh mẽ nhất của hai tờ báo lớn đã tra tay vào còng (12/5/2008). Dư luận tiếp tục xôn xao với một cường độ cao chưa từng thấy.

Từ đầu năm 2006, hàng loạt nhà đấu tranh cho dân chủ và dân oan bị bắt, xét xử và kết án với những tội danh khác nhau. Công tố vụng về khi đưa ra bằng chứng và không tranh luận sâu sắc về các cấu thành tội phạm tại toà. Dư luận trong và ngoài nước phản đối dữ dội trong một “cơn lên đồng tập thể”.

Ngày 27/8/2008 Nhà nước khởi tố vụ án giáo dân Thái Hà xô đổ tường, bắt giam một số giáo dân. Tiếp theo, Chính quyền dùng giày đinh, dùi cui và hơi cay để giải tán giáo dân khi họ yêu cầu thả người. Trước đó, ngày 26/1/2008 Công an quận Hoàn Kiếm đã kịp khởi tố vụ án tại Toà Khâm sứ với cùng một tội danh.

Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà khẳng định đồng chịu trách nhiệm với tất cả giáo dân trong sự biến. Gần 8 triệu người dân công giáo hiệp thông cho những việc đang xảy ra tại Thái Hà. Hàng ngàn người vẫn tiếp tục đổ về trong sự thôi thúc của tâm linh và khát khao kiếm tìm công lý.

Những cách tiếp cận sai

Khi bắt hai nhà báo, công an đã giữ bí mật và không làm công tác tư tưởng trước với Ban biên tập cho nên liên tục hai ngày sau đó các báo này đã phản công lại vụ bắt giữ bằng những lời lẽ mạnh mẽ.

Việc các báo lên tiếng để bênh vực cho các phóng viên của mình là bất ngờ với cả lãnh đạo Bộ truyền thông, Bộ công an và Ban tuyên giáo trung ương. Họ không ngờ rằng chính những đảng viên chủ chốt của những tờ báo đã bắt đầu công khai đòi ‘thay máu’.

Thế nhưng không làm công tác tư tưởng trước trong vụ bắt hai nhà báo là một thất bại thì việc “dọn đường dư luận” ở Thái Hà lại là một thất bại rất lớn khác về tuyên huấn. Việc phát sóng đã gây ra một cú sốc phản vệ, kích thích mãnh liệt mọi người quan tâm tìm hiểu sự thực, đặc biệt là người công giáo.

Năm ngoái, một chiến dịch truyền thông ào ạt tấn công vào các nhà dân chủ đã làm cho nhân dân hoang mang tưởng như chính quyền sắp sửa có biến, sự ‘an nguy’ của chế độ như đang bị đe dọa nghiêm trọng. Tất cả đều có một phản ứng ngược. Người ta quan tâm, nghi ngờ và thậm chí hy vọng nhiều hơn.

Không chỉ dừng ở mức độ đó, đài báo gần đây tiếp tục vu cáo một cách hoảng hốt về sự đứng sau của các tổ chức “phản động” hoặc các ‘quốc gia thù địch’. Chính quyền đã cố tình hình sự hóa và chính trị hóa những vấn đề tranh chấp dân sự giản đơn. Điều đó đã làm Mỹ và các nước phương Tây phải để tâm vì ai cũng hiểu rằng đài truyền hình Hà Nội ngầm ám chỉ các ‘thế lực thù địch’ là ai.

Chính điều đó đã tạo một cơn địa chấn mới trong thời điểm Chính quyền Mỹ đang chuẩn bị báo cáo hàng năm về tình hình Nhân quyền trên thế giới và Dự luật Nhân Quyền – HR3096 cho Việt Nam sẽ được đưa ra bàn thảo tại Thượng Viện Hoa Kỳ trong tháng 9. Quan trọng hơn, nó xảy ra vào thời điểm mà các trang mạng của Trung Quốc liên tục đưa tin về các kế hoạch xâm lược Việt Nam.

Rõ ràng cách tiếp cận này là sai và sự suy giảm niềm tin của dân chúng vào Chính quyền là điều có thực. Sự suy giảm sẽ dẫn đến việc co cụm từng bộ phận dân chúng như một phản ứng tự vệ hay giản đơn hơn là nhu cầu chia sẻ. Điều đó đã kích thích các xã hội dân sự tiếp tục hình thành và phát triển. Và vì thế, việc bất mãn ngày càng gia tăng với sự hiện diện của những khối quần chúng đông đảo song song với những băng rôn bí mật bất ngờ là điều không tránh khỏi.

Công lý qua hành trình tố tụng

Việc bắt dân oan, nhà báo, giáo dân là việc dễ. Nhưng sau việc bắt là một khung pháp luật đang ngày càng hoàn thiện với những đòi hỏi càng cao trong xu hướng chung về xây dựng một nhà nước pháp quyền.

Khởi tố vụ án là giai đoạn đầu tiên của một tiến trình gồm năm bước gồm: Khởi tố – Điều Tra – Truy tố – Xét xử – Thi hành án. Khởi tố là vạch xuất phát của một đường đua dài trong tiến trình kiếm tìm công lý giữa một bên và luật sư và một bên là công tố mà đích đến là phán quyết công minh của một quan toà trong một hệ thống tư pháp độc lập.

Ở Thái Hà, gần 300 người cùng tham gia đập bỏ một đoạn tường ọp ẹp dài 6m mà họ cho là được xây một cách bất hợp pháp trên mảnh đất bị chiếm dụng trái phép vừa bị Nhà nước tịch thu thì những tranh luận về mặt pháp lý đối với tội “hủy hoại tài sản” càng trở nên phức tạp và lý lẽ của công tố chắc chắn sẽ trở nên mong manh.

Việc giáo dân khiếu nại đất đai suốt 12 năm nay không có trả lời và đã tập trung cầu nguyện ôn hoà thì khó có thể gọi là ‘gây rối trật tự công cộng’. Càng không thể có chuyện đó khi kể từ ngày việc đàn áp xảy ra, càng ngày càng đông người hơn tiếp tục đến để cầu nguyện như họ đã từng làm hàng ngàn năm nay.

Các cán bộ cảnh sát điều tra cũng đang chịu áp lực rất lớn từ cơ quan ngôn luận. Sự kích động mạnh mẽ của truyền thông có thể vô tình đẩy họ đến những tội phạm tư pháp khác mà chính họ có thể cũng không giữ được mình. Gương Thiếu tướng và Thượng tá cùng ngành với họ vừa bị ‘bắt ngược’ là nhãn tiền.

Và rồi cuối cùng, trên con đường kiếm tìm công lý bao điều phức tạp nữa sẽ tiếp tục xảy ra. Khi những giáo dân cùng các linh mục đã dám đến tận đồn công an đòi thả những người bị bắt và hàng ngàn người vẫn tiếp tục kéo đến Thái Hà mỗi ngày để cầu nguyện cho ‘những anh em đang bị giam cầm’ thì không ai có thể lường được là có mấy trăm ngàn người công giáo sẵn sàng đến dự khán một phiên toà mà chắc chắn sẽ phải xử công khai theo luật.

Đó là một thách thức không nhỏ của tất cả các bên trên con đường kiếm tìm công lý.

Lòng dân đã khác

Trong vụ Thái Hà và Khâm sứ, không một giáo dân, tu sĩ nào ham muốn một chiếc ghế trong phường Quang Trung hay Hàng Trống. Họ không trèo tường hay đập phá một cơ quan công quyền để ‘cướp chính quyền’ mà họ gây áp lực bằng sự hiện hữu để đòi hỏi pháp luật phải được thực thi.

Họ không đe dọa chính quyền bởi vậy thực tế thì không có gì đáng phải quan tâm lớn. Việc đổ một bức tường là điều khác xa so với việc “đổ chính quyền” ở một cấp dù là nhỏ nhất. Việc ‘dọn đường dư luận’ bằng truyền thông sai sự thật để gây áp lực tiến hành một việc quy trình tố tụng theo luật xem ra đã rất lạc hậu. Sự hiện hữu một cách có thực những khối dân chúng to lớn trong việc bày tỏ chính kiến của mình sẽ phải trở thành bình thường.

Việc đó đặt ra hai lựa chọn: Hoặc là tiếp tục đổi mới, mở rộng không gian dư luận, không gian chính trị xã hội cho dân chúng sinh hoạt. Hoặc là tiếp tục đàn áp và bắt bớ. Giống như một cái bu nhốt gà. Đàn gà đang dần dần lớn lên. Cái bu nhốt gà mà Đảng cầm trong tay đã trở nên quá chật chội. Hoặc phải nới rộng ra hoặc duy trì nó với những vi phạm và cọ xát ngày càng tăng.

Trong hai cách tiếp cận đó, cách thứ nhất là khôn ngoan. Xét cho cùng những phản ứng lúng túng vừa rồi chỉ là một phản ứng tâm lý của một Đảng cầm quyền không có cảm giác là mình ‘chính danh’.

Bởi vậy, vấn đề là tìm lại sự chính danh, thông qua những cởi mở về chính trị, xã hội, hoà hợp dân tộc, quên đi quá khứ, vượt qua hiệu ứng tâm lý trấn áp hoặc xù lông tự vệ của một con nhím trước những khối quần chúng rộng rãi là cách thức duy nhất để Việt Nam tiếp tục phát triển trong đoàn kết.

Luật sư Lê Quốc Quân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.