Cộng sản lầm: Không phải ai cũng sợ

Từ phải: Bà Cấn Thị Thêu và hai con trai, anh Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư. Ảnh: FB Peter Lam Bui
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bắt giữ một lúc 6 người nhằm cô lập tiếng nói của họ trước vụ án Đồng Tâm là cách mà Bộ chính trị Việt Nam một lần nữa áp dụng cho thấy tầm nhìn hạn hẹp, tư duy bạo lực và chủ nghĩa gông cùm vẫn chi phối mọi hoạt động của nhà nước Việt Nam trong nhiều năm qua và đang tiếp tục đe dọa người dân.

Bất cứ ai hy vọng vào sự thay đổi nhận thức của tập đoàn cầm quyền luôn lấy sức mạnh của họng súng làm phương tiện khi nhìn vào vụ bắt bớ này đều không khỏi căm phẫn chứ không còn là bức xúc nữa khi tất cả những người này đều là người dân bình thường, không có bất cứ hành động phạm pháp hay quá khích nào đối với xã hội, cộng đồng.

Họ bị bắt vì một lý do khác: Dám đưa tin, mổ xẻ, thông báo những tin tức mới nhất về vụ Đồng Tâm, nơi mà công an đã tùy tiện giết chết cụ Lê Đình Kình cùng bắt giữ 29 người khác trong gia đình của cụ cũng như hàng xóm láng giềng vốn chia sẻ những gì mà cả làng Đồng Tâm gắn bó trước sự đàn áp, chiếm đoạt của nhà nước.

Điển hình nhất trong hoạt động “ánh sáng hóa” vụ Đồng Tâm ra trước công luận là anh Trịnh Bá Phương, một dân oan của làng Dương Nội từng bị giam cầm vì công khai cùng với gia đình anh chống lại các vụ cưỡng chiếm đất đai của người làng mình. Trịnh Bá Phương là người phát tán video clip quay lại lời tường thuật của cụ bà Dư Thị Thành về cái chết của chồng mình là cụ ông Lê Đình Kình để từ video này người dân nhìn thấu được mặt sau của cái gọi là vụ án Đồng Tâm do chính quyền dàn dựng nhằm giết người diệt khẩu.

Vụ án đau đớn này được anh Trịnh Bá Phương công khai phân tích với đại sứ Mỹ tại Hà Nội. Theo VOA trong cuộc nói chuyện với đại diện sứ quán Mỹ hôm 15/6, anh Phương cho rằng kết luận của cơ quan điều tra là không khách quan “vì cơ quan công an TP Hà Nội là cơ quan trực tiếp nổ súng bắn chết cụ Kình tại phòng ngủ mà họ lại nắm quyền điều tra truy tố như vậy cho thấy rằng chính họ đã vi phạm luật pháp Việt Nam, luật tố tụng hình sự. Anh cũng nêu quan ngại về việc bức cung nhục hình, một tình trạng mà theo anh rất phổ biến ở Việt Nam.

Một ngày trước khi bị bắt Trịnh Bá Phương đã trả lời phỏng vấn của đài RFA và theo anh cho biết công an đang có kế hoạch bắt anh trước khi vụ Đồng Tâm được đem ra xét xử:

Trong thời gian vừa qua tôi góp một chút sức nhỏ cùng với mọi người để đưa tội ác Đồng Tâm, chuyển tải những thông tin trung thực nhất ở Đồng Tâm đến các cơ quan ngoại giao cũng như đến với quốc tế và công luận trong ngoài nước hiểu về vụ việc ở Đồng Tâm hơn. Có lẽ cá nhân tôi thì tôi cũng làm hết sức rồi và nếu họ có bắt tôi thì tôi cũng không thấy có gì phải tiếc nuối.

Có thể một vài năm sau vụ việc này mới được phanh phui ra, nhưng tôi tin rằng chắc chắn tội ác của chính quyền trong vụ Đồng Tâm sẽ bị phơi bày. Bởi vì thực tế tội ác xảy ra ở Đồng Tâm hoàn toàn trái ngược với các thông tin phía Bộ Công an và phía các tờ báo của họ đưa ra vu khống cho người dân Đồng Tâm và vu khống cho bất kỳ ai lên tiếng cho người dân Đồng Tâm.”

Lời tiên đoán của anh đã trở thành sự thật và vì vậy người dân trên mạng xã hội hoàn toàn không bất ngờ trước sự điềm tỉnh gần như lạnh lùng của anh khi bị bắt kể cả anh là người cha của đứa con mới ra đời chưa được một tuần tuổi.

Dư luận không ngạc nhiên khi công an Hà Nội không những bắt anh Trịnh Bá Phương mà cả bà Cấn Thị Thêu là mẹ ruột của anh cũng như em ruột là Trịnh Bá Tư cũng bị bắt. Bên cạnh đó là chị Nguyễn Thị Tâm một dân oan Dương Nội thân cận với gia đình bà Thêu cũng từng theo chân người trong gia đình bà trong những lần tù đày hay xuống đường chống lại những tham tàn của chế độ. Bên cạnh đó cơ quan công an cũng bắt giữ Vũ Tiến Chi và Nguyễn Thị Cẩm Thúy. Để ra vẻ không quan hệ gì với vụ Đồng Tâm cả sáu người bị bắt, bị quy tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 117 Bộ Luật Hình Sự 2015.”

“Bằng chứng” cho tội danh này là các cuốn sách của Phạm Đoan Trang, người đang bị theo dõi gắt gao vì điều hành nhà xuất bản Tự Do, được tìm thấy trong nhà của những người bị bắt.

Nhà xuất bản Tự Do được IPA là một tổ chức quốc tế chuyên về xuất bản sách và báo chí, có trụ sở chính tại Geneve, Thụy Sĩ trao giải thưởng Prix Voltaire 2020 vì đã vượt mọi khó khăn, đàn áp để xuất bản những tác phẩm giá trị tôn vinh và bảo vệ quyền của con người.

Sự gán ghép một cách gượng ép và tùy tiện để bắt giữ cùng lúc 6 người cho thấy Hà Nội đã tỏ ra sợ hãi đối với những tiếng nói không biết sợ là gì. Gia đình bà Cấn Thị Thêu là một trường hợp điển hình khi cả nhà bà không coi những nhà giam tối tăm lạnh lẽo là thứ mà họ sợ hãi nhằm chùn bước đấu tranh của họ. Đồng Tâm không khác gì Dương Nội vì vậy cả gia đình bà ý thức được nếu Đồng Tâm bị chìm lấp thì Dương Nội cũng không còn cơ may nào sống sót.

Rất nhiều người dân trong bóng tối không còn sợ hãi. Công an dù có dùng tới những đòn phép hù dọa nào cũng không thể bắt họ ngồi yên cho chế độ rung lắc cũng như cưỡng bức. Ngày hôm nay là cả gia đình bà Cấn Thị Thêu thì ngày mai tới phiên những gia đình khác đứng lên đòi công lý cho chính họ. Bắt bớ không phải là giải pháp tốt cho một chế độ công chính liêm minh, nó chỉ tạm thời giữ được ghế cho những thể chế độc tài đảng trị.

Lòng dân như thế nước, khi đã dâng lên thì không thế lực nào đủ sức làm cho nó chảy vào chỗ trũng.

Cánh Cò

Nguồn: RFA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.