CSVN đưa Giảng viên Phạm Minh Hoàng ra tòa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 10.6 kb

VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG
Email: lienlac@viettan.org – Web: www.viettan.org
Blog: dangviettan.wordpress.com

****

Thông Cáo Báo Chí

 
CSVN Đưa Giảng Viên Phạm Minh Hoàng Ra Tòa

Nhà cầm quyền CSVN vừa tuyên bố sẽ đưa ông Phạm Minh Hoàng ra xét xử vào ngày 10/8/2011 tại Sài Gòn, với tội danh “âm mưu lật đổ chế độ” theo điều 79 Luật Hình Sự.

Giảng viên Phạm Minh Hoàng là cựu sinh viên du học tại Pháp từ năm 1973. Năm 2000, ông quyết định trở về nước giảng dạy tại đại học Bách Khoa Sài Gòn với tâm nguyện đào tạo những hạt nhân thay đổi tích cực cho đất nước từ giới sinh viên. Đây cũng là một phần trong nỗ lực đấu tranh bất bạo động để tháo gỡ độc tài và canh tân đất nước của Đảng Việt Tân mà ông là thành viên.

Trong suốt 10 năm sau đó, Giảng viên Phạm Minh Hoàng đã tham gia hầu hết các nỗ lực bảo vệ đất nước và dân tộc như phản đối việc khai thác Bô-xít Tây Nguyên, báo động về các hiểm họa trên biển Đông. Ông viết nhiều bài phân tích, dưới bút hiệu Phan Kiến Quốc, về những nguyên nhân của các vấn nạn đang đè nặng đất nước. Ông hướng dẫn tập thể sinh viên về các kỹ năng để thăng tiến cá nhân và đóng góp cho xã hội.

Những việc làm của ông Phạm Minh Hoàng hoàn toàn không vi phạm luật pháp. Đây là những quyền căn bản tối thiểu của một con người được ghi rõ trong các bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Uớc Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị của Liên Hiệp Quốc mà chính CSVN đã ký kết tôn trọng.

Cũng trong vài ngày qua, nhà cầm quyền CSVN đã bắt Linh mục Nguyễn Văn Lý tại Nhà Chung Tòa Giám Mục Huế và đưa ông trở lại tù ngục, mặc dù ông vẫn chưa phục hồi được nửa người bị liệt vì ở tù 15 tháng trước. Đồng thời, CSVN cũng sẽ đưa Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ ra xử phúc thẩm vào ngày 2 tháng 8 sắp tới, thay vì hủy bỏ toàn bộ vụ án ngụy tạo đã thành trò cười cho công luận Việt Nam và quốc tế.

Những hành động kể trên cho thấy: thay vì chọn thái độ dứt khoát với Bắc Kinh để chận đứng các hành vi xâm lấn ngang ngược, lãnh đạo CSVN lại tiếp tục chính sách thông đồng ngầm lén với Trung Quốc và gia tăng các hành động răn đe dân tộc — từ sử dụng bạo lực trấn áp những người Việt yêu nước biểu tình trên đường phố đến sử dụng luật rừng bịt miệng các tiếng nói trí thức yêu nước cảnh báo về hiểm họa Bắc triều.

Đảng Việt Tân khẳng định chính những hành động trấn áp lòng yêu nước của dân tộc từ giới lãnh đạo Hà Nội là những lời mời gọi Bắc Kinh gia tăng mức độ xâm lấn và ngang ngược trên biển Đông.

Đảng Việt Tân xin gởi lời chia sẻ sâu sắc đến gia đình Linh mục Nguyễn Văn Lý, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, và Giảng viên Phạm Minh Hoàng. Mọi đảng viên Việt Tân sẽ làm tất cả những gì có thể được để cùng với dân tộc tranh đấu cho những nhà dân chủ can đảm này.

Đảng Việt Tân sẽ tiếp tục tranh đấu để chận đứng những thiệt hại về chủ quyền quốc gia, và cùng dân tộc tháo bỏ độc tài bằng phương thức Đấu Tranh Bất Bạo Động để gấp rút canh tân đất nước. Chỉ một nước Việt Nam tự do, dân chủ, công bằng và phát triển quân bình mới có thể bảo vệ được đất nước và lấy lại những phần lãnh thổ, lãnh hải đã bị dâng nhượng.

Ngày 27 tháng 7 năm 2011
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845

Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài – Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ – Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước

PDF - 91.5 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.