CTM phỏng vấn bà Maran Turner, Giám đốc của tổ chức Freedom Now, tranh đấu cho Lm. Nguyễn Văn Lý

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

CTM: Chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu bà Maran Turner, Giám đốc của tổ chức Freedom Now, một tổ chức phi chính phủ từ Hoa Thịnh Đốn. Xin chào bà đến với chương trình của chúng tôi.

Cám ơn bà đã dành thời gian cho chúng tôi. Chúng tôi muốn nói chuyện với bà về Lm. Nguyễn Văn Lý, một tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Từ lúc Lm. Lý bị bắt vào đầu năm 2007, có rất nhiều đoàn thể đã đấu tranh cho tự do của ông, và Freedom Now là một trong những tổ chức quốc tế đó. Xin bà cho biết về những hoạt động nói chung của Freedom Now và đã tranh đấu cho Lm. Lý nói riêng như thế nào?

Maran Turner: Freedom Now là một tổ chức được thành lập vào năm 2001 và chúng tôi đã đại diện bào chữa cho tù nhân lương tâm khắp nơi trên thế giới, tranh đấu cho tự do của họ qua ngã luật pháp, chính trị và vận động dự luận quần chúng. Chúng tôi là một tổ chức luật và chúng tôi tận dụng phương tiện luật pháp để đấu tranh cho những cá nhân bị bắt giữ trái luật pháp. Chúng tôi chọn trường hợp của Lm. Lý, vì Việt Nam là một trường hợp đặc biệt cho Freedom Now. Dù đại diện cho nhiều trường hợp trên thế giới, nhưng chúng tôi có nhiều trường hợp tù nhân lương tâm từ Việt Nam nhất, nhiều hơn các quốc gia khác. Chúng tôi cũng đã tạo được nhiều quan hệ rất tốt với các tổ chức đấu tranh Việt Nam và vì thế nhận được nhiều trường hợp nhất từ Việt Nam.

Nếu tôi nhớ không lầm, năm 2003 Freedom Now đã lãnh bào chữa cho Lm. Lý khi ông bị bắt vào năm 2001. Trong 2 năm hoạt động về trường hợp của của Lm. Lý, chúng tôi hợp tác với nhiều tổ chức Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn và chúng tôi đã thành công dành lại tự do cho Lm. Lý vào năm 2005. Sau đó thì Lm. Lý bị bắt trở lại vào năm 2007 và chúng tôi lại lãnh vụ này vào năm 2008.

Cho tới giờ, chúng tôi đã đưa vụ này lên tới Liên Hiệp Quốc. Tại đây có một bộ phận này tương tự tư pháp dưới Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc. Bộ phận này mang tên là UN WORKING GROUP ON ARBITRARY DETENTION, chuyên xem xét những trường hợp bị bắt oan ức, phi pháp. Chúng tôi đã nộp đơn và đang chờ họ duyệt xét vào tháng 8 nằm 2009. Chúng tôi cũng đã nỗ lực rất nhiều để vận động cho Lm. Lý. Gần đây nhất chúng tôi đã vận động được 37 Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ ký vào bức thư kêu gọi trả tự do cho Lm. Lý. Vào ngày 1 tháng 7 chúng tôi đã gửi bức thư đến Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết của nước Việt Nam.

Ngay lúc này chúng tôi đang chờ xem bức thư mang lại những thành quả gì. Chúng tôi rất lạc quan, nhưng không ngây thơ và nghĩ rằng chính phủ Việt Nam sẽ thả Lm. Lý ra ngay lập tức, nhưng chúng tôi nghĩ đây là một bước rất quan trọng và mang lại cho chúng ta một thế mạnh trong vụ này.

CTM: Thưa bà, từ lúc Lm. Lý bị bắt đến nay đã là 2 năm và cho đến nay trường hợp của Lm. Lý đã bị mất khá nhiều sự chú ý của công luận so với thời gian đầu. Freedom Now đã làm thế nào vận động được 37 Thượng Nghị Sĩ (TNS) ký vào bức thư đó và bà có thể cho biết thêm về nội dung của bức thư?

Maran Turner:
Đó là điều chúng tôi lo ngại nhiều nhất. Chắc chắn là lúc Lm. bị bắt vào năm 2007 đã có một sự sự chú ý đặc biệt và phản đối từ công luận, nhưng từ đó trở đi sự chú ý đó đã bị giảm đi và theo tôi nghĩ sự chú ý đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam cũng đã bị giảm đi cùng với vụ của Lm. Lý. Tôi nghĩ có vài lý do. Một là sự thay đổi của Việt Nam về mặt kinh tế. Chúng tôi đã phải tìm cách vận động để tình hình nhân quyền tại Việt Nam không bị đi vào lãng quên. Trường hợp của Lm. Lý cũng là trường hợp tiêu biểu và chúng tôi cố gắng làm sao để ông không bị công luận bỏ quên. Ngay lúc này tình trạng của Lm. Lý vẫn chưa có những biến chuyển mới. Ông vẫn bị bắt không có pháp lý, không được phép có luật sư đại diện pháp lý, và ông bị bắt vì đấu tranh cho dân chủ và tự do tôn giáo.

Chúng tôi được sự hưởng ứng mạnh mẽ vì các TNS đã nhìn thấy điều đó. Thậm chí nhiều TNS cũng đã vận động cho Lm. Lý. Chúng tôi cũng được biết là một số TNS mà không ký vào bức thư cũng đã và đang có những cuộc đối thoại riêng tư với Việt Nam về vụ này. Thành ra tôi thấy các TNS vẫn còn dành sự quan tâm cho Lm. Lý, sự quan tâm đã có từ 2001. Vì thế chúng tôi không gặp phải khó khăn trong việc vận động tại Thượng Viện Hoa Kỳ.

CTM: Thưa bà, tại sao Freedom Now đã chọn đại diện cho Lm. Lý mà không phài những người khác, ví dụ như luật sư Lê Thị Công Nhân hay luật sư Nguyễn Văn Đài?

Maran Turner: Đối với Lm. Lý, chúng tôi cảm thấy có một trách nhiệm, vì chúng tôi đã đại diện cho ông trong lần bị bắt trước. Chúng tôi cảm thấy có sự gần gũi với Lm. Lý và cảm thấy có trách nhiệm với gia đình của ông khi họ liên lạc chúng tôi để đại diện ông.

Tổ chức chúng tôi cũng có chủ trương là dồn nỗ lực vào một số trường hợp cá nhân. Chúng tôi biết là có nhiều trường hợp khác tại Việt Nam, nhưng chúng tôi không có khả năng đại diện tất cả, nên đã dồn sức vào một vài nhân vật mà chúng tôi cho là tiêu biểu nhất cho các nhà đấu tranh dân chủ và tình hình nhân quyền của quốc gia đó. Tôi nghĩ là Lm. Lý là một trường hợp tiêu biểu cho một nhà đấu tranh cho nhân quyền. Theo chúng tôi được biết, Lm. Lý là một nhà đấu tranh được nhiều sự kính trọng và có tầm ảnh hưởng lớn. Ông cũng được sự hỗ trợ từ rất nhiều nơi trên thế giới. Chúng tôi biết rằng có nhiều trường hợp như Lm. Lý tại Việt Nam và chúng tôi sẽ cố làm những gì có thể làm được để hỗ trợ cho họ.

CTM: Như vậy theo bà, bộ phận tranh đấu cho những trường hợp bị bắt không có lý do chính đáng, tức UN Working Group on Arbitrary Detention Body, có ảnh hưởng như thế nào đối với chính phủ Việt Nam trong việc trả tự do cho Lm. Lý?

Maran Turner: Họ có tầm ảnh hưởng lớn, nhưng đương nhiên họ không phải là một bộ phận trực thuộc các hiệp ước quốc tế, và chỉ những bộ này mới có thẩm quyền quyết định. Đương nhiên họ vẫn có tầm ảnh hưởng lớn, và nhà nước Việt Nam quan tâm đến những bộ phận này. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, Việt Nam đều trả lời các hồ sơ mà chúng tôi nộp cho Liên Hiệp Quốc. Trong khi đó các chính phủ khác không luôn luôn hồi âm như Việt Nam.

Điều này cho thấy Việt Nam công nhận và tôn trọng thẩm quyền của UN Working Group. Tuy nhiên tầm ảnh hưởng của bộ phận này đối với chính phủ Việt Nam sẽ được gia tăng, nếu như có sự vận động quốc tế. Thành ra chúng tôi cố quảng bá thật rộng rãi những quyết định của bộ phận này trong vụ Lm. Lý chứ không để việc này bị chôn vùi ở Geneva và đi vào quên lãng.

UN Working Group giúp chúng tôi khẳng định một cách độc lập là các thân chủ của chúng tôi bị bắt bất hợp pháp. Điều đó giúp chúng tôi rất nhiều trong việc vận động. Như trong lần trước Lm. Lý bị bắt, họ cũng đã có sự khẳng định rằng Lm. Lý bị bắt phi pháp.

CTM: Và như vậy thì theo bà từ khía cạnh pháp luật, bà có thấy trường hợp của Lm. Lý là một trường hợp khó không?

Maran Turner: Không, tôi hoàn toàn không thấy trường hợp của Lm. Lý khó khăn chút nào. Thật ra nhiều trường hợp tại Việt Nam hoàn toàn không khó. Nhiều người bị bắt với tội là vi phạm điều khoản 88, đó là tuyên truyền chống phá nhà nước. Điều khoản đó rất tối nghĩa và mơ hồ nhìn từ khía cạnh pháp luật và vi phạm rất nhiều luật pháp quốc tế. Nhìn vào những trường hợp bị bắt tại Việt Nam, những vị bị bắt là vì hoạt động đòi tư do tôn giáo, họ là bloggers, ký giả, luật sư. Các bằng chứng chính phủ Việt Nam dùng để kết tội là những bài viết của họ. Cách thức kết tội đó của chính phủ Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế. Ở đây tôi muốn nói đến vi phạm bộ Luật nhân quyền quốc tế về quyền chính trị của con người mà Việt Nam đã từng ký vào hiệp ước đó. Không những Việt Nam vi phạm bộ Luật nhân quyền quốc tế, mà Việt Nam còn vi phạm hiến pháp của họ. Trong trường hợp của điều khoàn 88 tự nó cũng vi phạm luật pháp quốc tế.

Tóm lại, nhìn từ khía cạnh luật pháp thì các truờng hợp bị bắt tại Việt Nam đều là không đúng theo pháp luật.

CTM: Nếu như vậy thì những bước kế tiếp của bà là gì?

Maran Turner: Chúng tôi sẽ tiếp tục vận động cho Lm. Lý và đang chờ đợi sự hồi âm của Hà Nội. Họ không thể coi thường bức thư từ 37 TNS và tôi nghĩ họ sẽ hồi âm. Chúng tôi sẽ tiếp tục tạo dư luận về vụ này và đồng thời tiếp tục gặp gỡ các dân biểu và bộ phận khác nhau để vận động cho Lm. Lý. Qua nỗ lực vận động cho Lm. Lý, chúng tôi cũng đóng góp một cách gián tiếp cho các trường hợp khác tại Viêt Nam. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị tại Việt Nam và không chỉ Lm. Lý. Chúng tôi sẽ tiếp tục tạo sự chú ý của dư luận. Điều chúng tôi không muốn là Lm. Lý lại bị chìm vào lãng quên. Linh mục Lý là một vi cao niên 63 tuổi và ông đã phải bị ở tù 16 năm rồi. Chúng tôi mong là ông không phải ở thêm một ngày nào nữa trong tù.

CTM: Vâng thưa bà, Lm. Lý đã bị tước đoạt các quyền căn bản và chúng tôi mong mỏi Lm. Lý sẽ được trả tự do sớm. Và chúng tôi cám ơn những nỗ lực của bà và chúc bà thành công.

Xin bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.