Cứu Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dư luận Việt Nam đang phẫn nộ về hai nạn nhân bị “tử hình oan” Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng trong tiếng kêu tuyệt vọng của thân nhân.

Chỉ trong vòng 36 tiếng,trên trang Facebook Việt Tân đã có đến 3,000 320 lượt đến, 83122 Like, 8793 share, 4772 chia sẻ.

về tấm hình thân nhân của anh Nguyễn Văn Chưởng kêu oan. Điều này đã cho thấy là dư luận đang bức xúc từng giờ trước bản án tử hình mà chế độ dự trù sẽ thi hành cuối năm nay đối với Nguyễn Văn Chưởng và đầu năm 2015 đối với Hồ Duy Hải.

21 đoàn thể xã hội dân sự Việt Nam cũng đã lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải điều tra lại toàn bộ hai vụ án để không những tránh vết xe sai lầm “10 năm tù oan của ông Nguyễn Thanh Chẩn”, mà còn để ngăn chận việc công an thông đồng với viện kiểm sát giết người vô tội, nhằm chạy tội cho những kẻ có thế lực nhúng tay vào tội ác.

Đọc qua những diễn tiến điều tra và kết tội của công an về hai bản án “tử hình” đối với anh Chưởng và anh Hải vào năm 2007 và 2008, người ta không khỏi nêu ra ba câu hỏi lớn.

Thứ nhất, vụ anh Nguyễn Văn Chưởng bị kết án giết Thiếu Tá công an ở Hải Phòng đêm 14/7/2007 cùng với hai người khác là Vũ Đoàn Trung (nhận tội, 23 năm tù giam), Đỗ Văn Hoàng (không nhận tội, chung thân).

Nguyễn Văn Chưởng không nhận tội như Đỗ Văn Hoàng nhưng lại bị kết án tử hình vì Vũ Đoàn Trung khai là Chưởng chủ mưu. Trong khi đó nhiều nhân chứng nói rằng lúc xảy ra vụ án, Nguyễn Văn Chưởng không có mặt tại hiện trường.

Câu hỏi đặt ra là công an gán ghép án tử hình cho Chưởng để chạy tội cho ai đứng sau vụ giết Thiếu Tá công an?

Thứ hai, vụ anh Hồ Duy Hải bị bắt sau ba tháng xảy ra vụ 2 nữ nhân viên bưu điện bị hãm hiếp và giết chết đêm 14/1/2008 tại Tỉnh Long An. Trước tòa, anh Hồ Duy Hải khai rằng mình đã bị đánh đập dã man buộc nhận tội nên anh đã phải ký vào bản khai viết sẵn của công an.

Sau khi vụ án xảy ra, nhiều báo chí đã điều tra và nêu nhiều tình tiết cho thấy hung thủ là một kẻ khác và đã được công an điều tra lấy lời khai từ khi mới phát hiện vụ án mạng, nhưng công an vẫn không để vào hồ sơ, chưa kể có mật lệnh cấm báo chí viết về vụ án Hồ Duy Hải. Câu hỏi đặt ra là công an gán ghép án tử hình cho Hải để chạy tội ai đã nhúng tay giết hai nữ nạn nhân?

Thứ ba, vụ án của anh Chưởng và anh Hải xảy ra vào thời điểm bộ máy bạo lực của CSVN lúng túng trước sự xuất hiện quy mô của phong trào dân chủ – qua sự xuất hiện Khối 8406 và sự phản kháng mạnh mẽ của bà con dân oan và công nhân đi tìm công lý trong các năm từ 2006 đến 2008.

Chính trong bối cảnh này, bộ máy công an đã ra tay quy chụp những bản án oan đối với những nạn nhân thấp cổ bé miệng để khỏa lấp sự yếu kém và che dấu tội ác của những thế lực bất chính trong đảng. Sự im lặng của lãnh đạo CSVN trong suốt hơn 6 năm qua trước những tiếng kêu tuyệt vọng của gia đình hai nạn nhân đã nói lên chính sách xuyên suốt này của chế độ: khủng bố, trấn áp bằng bạo lực và những bản án tử hình.

Trước sức ép mạnh mẽ của dư luận cách nay 2 tuần, ông Nguyễn Tấn Dũng đã ra lệnh dời ngày thi hành án đối với “tử tù oan” Hồ Duy Hải. Tuy chưa cứu được anh Hồ Duy Hải, nhưng với sự quan tâm của dư luận trên mạng xã hội hiện nay đã buộc CSVN phải thận trọng trước các vụ án oan, vì đó có thể là ngòi nổ tạo ra làn sóng bất mãn rộng khắp của quần chúng.

Hơn bao giờ hết chúng ta phải bày tỏ thái độ để cứu hai anh Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải, và để ngăn ngừa biết bao nhiêu trường hợp “tử tội” oan sai khác đang, đã và sẽ tiếp tục xảy ra dưới guồng máy bất nhân, phi công lý tại Việt Nam.

Lý Thái Hùng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.