Cựu phát ngôn nhân hội Anh em dân chủ sẽ ra tòa phúc thẩm vào 26/12

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tù nhân lương tâm Nguyễn Trung Trực, cựu phát ngôn nhân, kiêm Chi hội trưởng miền Trung của hội Anh Em Dân Chủ sẽ bị Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đem ra xét xử phúc thẩm vào ngày 26/12 tới đây vì có kháng cáo của ông này.

Quyết định ký bởi Thẩm phán Vũ Thanh Liêm vào ngày 11 tháng 12 với nội dung như vừa nêu được công khai trên mạng xã hội Facebook vào ngày 17 tháng 11.

Hôm 12/9/2018, ông Nguyễn Trung Trực bị tòa án tỉnh Quảng Bình tuyên phạt 12 năm tù giam và 5 năm quản chế vì cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Ông là thành viên thứ 9 của hội Anh Em Dân Chủ, một tổ chức xã hội dân sự cổ võ cho quyền con người và thúc đẩy dân chủ không được chính quyền công nhận bị xét xử với cùng tội danh.

Trước đó ông Nguyễn Văn Đài, người sáng lập tổ chức và cộng sự Lê Thu Hà bị tuyên các bản án 10 năm tù và 9 năm tù giam, nhưng sau đó bị chính quyền Việt Nam tống xuất qua Đức tị nạn chính trị khi đang thụ án tù.

Theo báo chí nhà nước, với vai trò là chi hội trưởng “Hội Anh Em Dân Chủ” tại miền Trung, ông Nguyễn Trung Trực đã tích cực tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc nói xấu về đường lối, chính sách của đảng Cộng sản và nhà nước; lôi kéo, kích động người dân biểu tình gây rối an ninh trật tự tại địa phương.”

Ngay sau khi phía tòa án Việt Nam phạt tù ông Nguyễn Trung Trực, các tổ chức quốc tế như Human Rights Watch, Ân xá Quốc tế và chính phủ Hoa Kỳ đồng loạt ra thông cáo kêu gọi chính phủ Việt Nam phải ngay lập tức trả tự do cho ông này.

Ông Minar Pimple, Giám đốc cấp cao Hoạt động toàn cầu của Ân xá Quốc tế, trong thông cáo ra ngày 12/9 viết rằng: “Một lần nữa, tòa án Việt Nam đã quyết định trừng phạt hoạt động ôn hòa bằng một án tù nặng nề”.

Thông cáo viết tiếp: “Ông Nguyễn Trung Trực bị cho là phạm tội vì cất tiếng nói vì nhân quyền và vì một nền dân chủ cho Việt Nam. Ông Trực đã trở thành mục tiêu bị cố tình nhắm tới chỉ đơn giản vì ông đã bày tỏ quan điểm và theo đuổi những lý tưởng mà các giới chức Việt Nam không chấp nhận”.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.