Cứu Thị Trường Hay Giết Thị Trường?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 17.4 kb

Trong hai ngày liền, thị trường chứng khoán New York reo lên vui mừng. Ngày Thứ Hai đầu tuần, thị trường tụt xuống mất 153 điểm, nhưng giới mua bán cổ phiếu lại reo hò mừng rỡ khi nghe tin ông Eliot Spitzer, thống đốc tiểu bang New York, bị nhục nhã. Ngày hôm sau, thị trường vui mừng lần nữa; lần này vui thật, vì chỉ số Dow Jones vọt lên được 416 điểm, số tăng cao nhất từ 6 năm nay!

Ông Spitzer đã từng làm chánh biện lý ở New York, trong thời gian đó ông đã đưa rất nhiều tay giàu sụ trong giới doanh thương và đầu tư ra tòa, bắt họ phải nộp phạt hàng triệu đô la. Nhờ tiếng tăm đó, ông đã đắc cử chức thống đốc tiểu bang và nhiều người còn đoán ông có thể là một ứng cử viên tổng thống tương lai. Giới mua bán chứng khoán reo hò đòi ông từ chức, sau khi ông công khai nhận lỗi với vợ con và xin dân chúng tha thứ (về thành tích trả hơn 4,000 đô la cho một dịch vụ lâu chưa tới 2 giờ đồng hồ, bị cảnh sát nắm đủ tang chứng khi tóm bắt các chị Tú Bà và anh Mã Giám Sinh).

Nhưng ngày Thứ Ba thị trường chứng khoán vui hơn nữa khi nghe tin các Ngân Hàng Trung Ương Mỹ và Âu Châu quyết định bỏ ra 200 tỷ đô la cho các ngân hàng đầu tư vay – dù chỉ cho vay trong vòng một tháng để tránh cơn khủng hoảng thiếu tiền. Chỉ số chứng khoán tăng 416.66 điểm, tức 3.55% trong một ngày, sau khi đã mất hơn 500 điểm trong ba ngày giao dịch trước. Trong cùng ngày Thứ Ba, các thị trường Nhật Bản, Hồng Kông, Anh Quốc, Ðức và Pháp đều tăng lên.

Có thể nói các Ngân Hàng Trung Ương Mỹ, Âu Châu, Thụy Sĩ và Canada đã cứu các thị trường, cùng với những người đầu tư trong các cổ phiếu. Nhưng mục đích của các ngân hàng trung ương không phải là giúp quý vị chủ nhân các cổ phần bảo vệ tiền của họ. Các ngân hàng trung ương chỉ muốn tránh không muốn cả hệ thống tài chánh và tín dụng thế giới bị sa lầy khi những ngân hàng đầu tư lớn bị kẹt tiền vì không thể vay đâu được trong khi nắm trong tay những trái phiếu liên can tới nợ vay nhà ở Mỹ đang mất dần giá trị. Khi cho vay 200 tỷ Mỹ kim, và nhận các thứ trái phiếu đang mất giá làm vật cầm thế, các ngân hàng trung ương giúp các ngân hàng đầu tư có tiền tức là cũng giúp cho cả hệ thống tín dụng chạy đều hơn. Sau 28 ngày, các con nợ phải trả tiền và lấy lại các trái khoán dùng làm thế chấp, hy vọng họ đã vượt qua được cơn nguy khốn. Chính niềm hy vọng đó khiến các nhà đầu tư tin tưởng vào cả hệ thống tài chánh và bớt lo về cơn suy thoái kinh tế đang diễn ra. Họ trở lại thị trường, mua các cổ phần, đẩy giá lên. Mục đích của các Ngân Hàng Trung Ương Âu Mỹ không phải là giúp những chủ nhân cổ phiếu. Họ lo giúp cả nền kinh tế thế giới, cho nên những nhà đầu tư yên tâm hơn. Và họ đã đạt được một kết quả đầu tiên, khi các thị trường chứng khoán tăng lên. Thị trường chứng khoán là một thứ “tiêu chí báo trước” (leading indicator) của nền kinh tế; thị trường lên báo hiệu rằng mọi người tin tưởng các xí nghiệp sẽ bớt hoạn nạn, hoặc sẽ làm ăn khá hơn.

Nhân chuyện các cơ quan tài chánh Mỹ và Âu Châu giúp thị trường chứng khoán thế giới lên, cũng nên nhắc lại một hành động của chính quyền cộng sản Việt Nam nhằm ngăn chặn không cho thị trường chứng khoán Sài Gòn tụt dốc, mới xảy ra tuần trước. Khi chỉ số thị trường Sài Gòn bị tụt mất 45% trong vòng 4 tháng, từ 1,100 xuống khoảng 580 điểm, ông Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị cho nhà nước bỏ tiền ra mua cổ phiếu để giá cổ phần khỏi tụt xuống sâu hơn. Cơ quan được trao cho làm công việc “cứu nguy thị trường” này là Tổng Công Ty Quản Lý Vốn, một cánh tay của Ðảng và nhà nước cộng sản, với số vốn điều lệ 15 ngàn tỷ đồng Việt Nam (dưới một tỷ Mỹ kim).

Ngày 6 Tháng Ba 2008, Tổng Công Ty Quản Lý Vốn Nhà Nước, quen gọi là SCIC, bỏ tiền ra mua các cổ phiếu, lập tức trong cùng ngày chỉ số thị trường Sài Gòn tăng được 4.8%, lên mức 611 điểm. Rất nhiều cổ phiếu đang tụt dốc được nâng dậy, nhiều nhà đầu tư đang mất tiền bây giờ có vẻ như đang lấy lại được vốn! Cho đến ngày hôm qua, 11 Tháng Ba, chỉ số vẫn còn giữ được ở mức 639, sau khi đã tụt mất 19 điểm trong ngày.

Nếu ở một xứ tự do dân chủ, nhiều công dân có thể yêu cầu cảnh sát điều tra coi vợ con, anh em, bạn bè ông Nguyễn Tấn Dũng có ai đang làm chủ các cổ phần ghi danh trong thị trường chứng khoán hay không! Nếu có, bất cứ người dân hay đại biểu quốc hội nào cũng có thể kiện ông Nguyễn Tấn Dũng ra tòa (hoặc đưa ra quốc hội đàn hạch) vì “quyền lợi công tư xung khắc.”

Khi ra lệnh cho một cơ quan nhà nước dùng tiền của dân đi mua cổ phần, giúp giá các cổ phần tăng lên, ông thủ tướng đã giúp cho rất nhiều chủ nhân các cổ phần được lợi. Họ là những ai? Ngoài các công ty quốc doanh đem tiền đi mua cổ phiếu thay vì đi kinh doanh phát triển kinh tế, tạo công việc làm, còn có những công ty đầu tư ngoại quốc và những người đầu cơ chứng khoán giống như đánh bạc! Mua cổ phiếu là chấp nhận rủi ro, lời ăn lỗ chịu. Những người đầu cơ chứng khoán ở Sài Gòn được biệt đãi, khi giá cổ phiếu lên, họ có thể bán lấy lời; đến lúc nó xuống, đã có đảng Cộng Sản và nhà nước của nó đem tiền đến “cứu trợ nạn nhân sụt giá!”.

Thử ước đoán trị giá các cổ phiếu trong thị trường trước đó vào khoảng 300 ngàn tỷ đồng Việt Nam (lúc cao nhất giữa năm ngoái trị giá tổng cộng khoảng 500 ngàn tỷ đồng). Tính ra, thấy tỷ số giá trị tăng lên 4.8% trong ngày 6 Tháng Ba bằng khoảng 15 ngàn tỷ đồng Việt Nam, tương đương gần bằng một tỷ đô la Mỹ! Thử tưởng tượng, ông Nguyễn Tấn Dũng ký một chỉ thị thôi là giúp cho các nhà đầu tư giàu thêm một tỷ Mỹ kim trong một ngày! Nhưng tất cả mọi người dân trong nước đều bị thiệt, ngay trước mắt thấy tiền công quỹ đem đi mua cổ phần không biết bao giờ bán lại được, khi bán không biết sẽ lời lỗ ra sao!

JPEG - 53.1 kb

Một điều tất cả mọi người dân Việt Nam đang tự hỏi, là ai kiểm soát các quyết định mua cổ phần của Tổng Công Ty Quản Lý Vốn Nhà Nước? Họ làm việc theo quy tắc nào? Khi mua các cổ phiếu họ chọn cổ phần của những công ty nào, tại sao? Họ mua bao nhiêu cổ phiếu của mỗi công ty? Tại sao lại mua nhiều cổ phiếu của công ty này mà mua ít của công ty khác? Các người quyết định mua bán đó có đồng thời làm chủ các cổ phiếu họ mua hay không? Vợ, con, anh em họ có đầu tư vào các cổ phiếu đó hay không? Có bao nhiêu người như ông Bùi Tiến Dũng ngồi trong guồng máy quyết định mua bán đó? Khi nào họ mua thứ cổ phiếu nào, rồi khi nào họ quyết định đem bán? Việc chọn thời điểm mua hay bán đều ảnh hưởng đến lời lỗ của mọi nhà đầu tư, họ quyết định như thế nào? Tất cả những câu hỏi đó người Việt Nam hoàn toàn không ai biết câu trả lời ra sao! Tổng Công ty Quản Lý Vốn Nhà Nước hoạt động trong vòng bí mật, công chúng không được biết! Ðảng Cộng Sản làm cái gì cũng trong vòng bí mật, việc sang nhượng đất đai, tặng cho nước bạn đồng chí anh em những quần đảo, những lãnh hải, nhượng những gì, nhượng lúc nào cũng được giữ trong vòng bí mật! Thị trường chứng khoán là thứ gì mà đòi hỏi Ðảng ta phải minh bạch công khai? Vả lại, họ chiếm “độc quyền lãnh đạo” không chịu cho báo chí tự do, không cho ai lập đảng đối lập, chỉ cốt được toàn quyền hành động kiếm lời, làm sao bảo họ thay đổi được?

Nhưng khi một thị trường chứng khoán bị chính quyền can thiệp một cách thô bạo, chính là giết thị trường. Trong nền kinh tế thị trường thật sự, các công ty phải cạnh tranh, dựa trên khả năng kinh doanh. Càng cạnh tranh thì càng thúc đẩy tiến bộ chung. Thị trường chứng khoán là nơi giới đầu tư chấm điểm các công ty ghi danh, ai làm ăn giỏi thì được điểm tốt. Giá cả trên thị trường là những tín hiệu, cho biết công ty nào đang làm ăn giỏi, cho biết phạm vi hoạt đồng kinh doanh nào đáng nhiều triển vọng hay đang xuống, cho biết tâm lý những người làm ăn đang hướng về đâu, vân vân. Giá cả trên thị trường không những cho biết tin tức đó, mà còn là thứ động cơ tự nhiên thúc đẩy các xí nghiệp phải cố gắng làm giỏi hơn. Ðể cả nền kinh tế được tiến bộ. Giá các cổ phiếu trên thị trường là tổng hợp những tin tức, phân tích và thẩm lượng của tất cả giới đầu tư, hàng triệu người một lúc, chứ không phải do một nhóm người nào ngồi một chỗ quyết định!

Khi nhà nước cộng sản cho Tổng Công Ty Quản Lý Vốn can thiệp trực tiếp vào thị trường, tức là họ phá bỏ vai trò thông tin và tác động của giá cả. Nhìn vào giá một cổ phần lên hay xuống, người ta không biết đó là do kết quả các xí nghiệp làm ăn, hay chỉ vì có những ông bà cán bộ ngồi đâu đó quyết định mua hay bán các cổ phần này!

Người đầu tư sẽ mất tin tưởng. Các doanh nghiệp nhà nước sẽ ỷ y không cần lo cải thiện kinh doanh nữa, vì có sao đã có nhà nước giúp! Người dân sẽ mất tin tưởng vào thị trường, không tin vào các định chế kinh tế quốc gia. Cuối cùng, cái chỉ thị số 319 của ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ cứu được một số nhà đầu tư trong một thời gian ngắn, nhưng sẽ giết niềm tin của người Việt Nam vào thị trường chứng khoán nói riêng và kinh tế thị trường nói chung.

JPEG - 63.6 kb

Trong một nền kinh tế thị trường, nhà nước có vai trò quan trọng chứ không hoàn toàn đứng ngoài. Nhưng các quyết định can thiệp vào thị trường phải minh bạch, công khai, được các cơ quan giám sát độc lập. Những chính sách can thiệp phải có giới hạn, và có một điều ai cũng nên tránh là không can thiệp trực tiếp vào giá cả, trừ những lúc khủng hoảng tồi tệ liên can đến tất cả mọi người, chứ không phải một thiểu số. Việc các Ngân Hàng Trung Ương Âu Mỹ bơm thêm 200 tỷ đô la vào các ngân hàng đầu tư là để cho họ vay, chứ không phải là “viện trợ!” Trước đây các ngân hàng trung ương đã giảm lãi suất, nhưng các ngân hàng đầu tư không được hưởng khi đi vay ngân hàng trung ương như các ngân hàng thương mại, cho nên bây giờ có những biện pháp mới để khai thông mặt này. Liệu các ngân hàng đầu tư có vượt khỏi cơn khó khăn hiện tại hay không? Chúng ta phải chờ mấy tháng nữa mới biết. Nhưng người dân các nước Mỹ, Ðức, Pháp, Thụy Sĩ không tốn đồng nào cả. (Người Việt; Tuesday, March 11, 2008)

Ngô Nhân Dụng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.