Đã tìm thấy công dân Úc Châu Văn Khảm trong hệ thống nhà tù VN, chính phủ Úc bị thúc giục phải hành động

Ông Châu Văn Khảm (áo xanh) trong phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: AP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thường thì để mừng sinh nhật của mình, người công dân Úc Châu Văn Khảm hay nướng thịt cừu cùng vợ và chăm lo giàn thanh long trong vườn.

Thay vì vậy thì trong tháng này ông Khảm lại ăn sinh nhật lần thứ 71 của mình trong nhà tù ở Việt Nam, cách xa gia đình của Ông ở Sydney nhiều ngàn cây số.

Sau nhiều tháng trời hoang mang không biết Ông ở đâu trong hệ thống lao tù Việt Nam, gia đình ông Khảm cuối cùng đã được biết.

Nhưng số phận của Ông vẫn còn tăm tối. Ông Khảm – một người tị nạn vượt biển bằng thuyền năm 1982 và đến xây dựng cuộc đời mới tại Sydney – đã bị bắt trong một chuyến đi về Việt Nam vào tháng Giêng, 2019.

Ông Khảm bị kết án 12 năm tù với tội danh “khủng bố,” một bản án mà Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch – HRW) xem như tương đương với án tử hình đối với người cao niên từng là chủ tiệm bánh mì tại Sydney này.

Ông Khảm là thành viên của tổ chức tranh đấu cho nhân quyền là Đảng Việt Tân, mà nhà cầm quyền Việt Nam coi là tổ chức khủng bố. Việt Tân cho biết họ chỉ có những hoạt động tranh đấu ôn hoà.

Ông Khảm bị giam giữ tại một trung tâm tạm giam, nhưng sau khi bị y án trong phiên xử phúc thẩm, Ông đã bị chuyển về một địa điểm mới mà gia đình Ông không được thông báo.

Nhưng vào đầu tháng này thì gia đình Ông được cho biết là Ông đã được chuyển về Trại giam Thủ Đức (trại  giam Z30D, ở Hàm Tân), nơi cách xa TP.HCM 3 giờ đồng hồ.

Kể từ giữa tháng Giêng, ông Khảm đã không được phép gặp nhân viên lãnh sự Úc, tuy nhiên Bộ Ngoại Giao tiết lộ cho ABC biết là họ đã được cho phép thăm viếng trong tuần này.

Cố giữ vẻ bình thản

Ông Trần Thịnh, 46 tuổi, là cháu trai của ông Khảm ở Việt Nam, đã được gặp ông Khảm 30 phút tại Trại giam Thủ Đức (Z30D), Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận cách đây 2 tuần.

Ông Thịnh cho biết đã được phép chuyển cho ông Khảm những thuốc men mà Ông rất cần vì Ông đã không được tiếp xúc với luật sư trong thời gian qua.

“Ông ấy nói là đừng lo cho ông ấy, cứ sống bình thường và làm gương tốt để chính phủ Úc có thể giúp chúng ta,” ông Thịnh nói với ABC.

“Ngoài ra, ông ấy nói đừng lo lắng về sức khoẻ của ông ấy cũng như điều kiện trong nhà tù mà thêm phiền não”

ABC cũng được cho biết là những cuộc thăm viếng của nhân viên lãnh sự đã bị giám sát và thu hình.

“Cố tỏ vẻ bình thản, che giấu khó khăn mà có thể Ông đang thực sự trải qua, chính là nét tiêu biểu của cha tôi để gia đình khỏi lo lắng” anh Dennis nói.

“Làm sao Ông có thể nói hết sự thật nếu bị quan sát và khi người ta nghe thấy hết những gì Ông nói?

Anh Dennis nói Chính Phủ Úc đã chẳng làm gì nhiều để vận động việc trả tự do cho cha Anh.

“Dường như họ đã ngăn chặn và không cho chúng tôi biết bất cứ sự can thiệp hay phản ứng nào từ phiá họ vì từ khi việc khiếu nại tại toà phúc thẩm bị bác thì chưa có một bình luận nào từ chính phủ”

“Họ không nhắc đến bản án, cũng như chẳng lên án hành động của Việt Nam … nhất là bây giờ chẳng còn lựa chọn thủ tục pháp lý nào nữa.

“Sự im lặng của Chính Phủ Úc thực chất là một sự đồng loã với chính phủ Việt Nam, cho phép những việc như thế này xảy ra”

Lãnh sự không được tiếp xúc trong suốt 5 tháng

Bộ Ngoại Giao bị chỉ trích là đã không áp lực Chính Phủ Việt Nam mạnh hơn nữa để đòi hỏi một tiến trình xét xử đúng luật cho ông Khảm.

Những câu hỏi ghi nhận tại Thượng Viện Quốc Hội cho thấy là Bộ Ngoại Giao đã chỉ đòi hỏi Chính Phủ Việt Nam trả tự do cho ông Khảm trên căn bản nhân đạo vì cao tuổi, vì điều kiện trong nhà tù và vì dịch bệnh Covid-19.

Nhưng Bộ Ngoại Giao nói rằng họ đã không nêu “vấn đề xét xử đúng luật” với Việt Nam.

Những người ủng hộ ông Châu Văn Khảm ở Sydney đòi hỏi trả tự do cho ông trong buổi thắp nến hồi năm rồi, 2019. Ảnh: ABC News
Những người ủng hộ ông Châu Văn Khảm ở Sydney đòi hỏi trả tự do cho ông trong buổi thắp nến hồi năm rồi, 2019. Ảnh: ABC News

Phiên xử ông Khảm chỉ diễn ra trong vòng có 4 tiếng rưỡi đồng hồ, và ông ta đã bị tuyên án cùng với người đồng bị cáo và đã không có nhân chứng độc lập nào hiện diện tại toà, và phiên xử đã bị các tổ chức nhân quyền lên án.

Bộ Ngoại Giao đã nêu vấn đề nhân đạo 9 lần trong vòng 18 tháng qua, kể cả với Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam.

Lần cuối cùng ông Khảm được nhân viên lãnh sự thăm viếng là ngày 17 Tháng Giêng.

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao đã nói với ABC vào Thứ Sáu là họ đã được phép cho nhân viên lãnh sự vào thăm ông Khảm trong tuần này, và Bộ tiếp tục cung cấp sự hỗ trợ của lãnh sự quán cho gia đình.

“Việc thăm viếng tù nhân của lãnh sự quán và gia đình đã tạm thời bị ngưng vì những biện pháp theo chỉ thị của Thủ Tướng Việt Nam nhằm phòng ngừa và bảo vệ tù nhân trước đại dịch Covid-19,” theo một thông tư của Bộ Ngoại Giao.

“Vì bổn phận bảo vệ sự riêng tư chúng tôi sẽ không bình luận gì thêm”

Bộ Ngoại Giao đã không trả lời trực tiếp câu hỏi tại sao Bộ không nêu vấn đề tiến trình xét xử ông Khảm phải đúng pháp luật.

Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã không trả lời một yêu cầu bình luận.

Các tổ chức nhân quyền nói quá trình xét xử không công bằng

Ông Khảm đã nhìn nhận việc dùng giấy tờ giả và gặp gỡ một nhà hoạt động xã hội dân sự nhưng bác bỏ mọi cáo buộc khủng bố.

Ông Khảm bị cáo buộc tội khủng bố trong phiên xử mà Đảng Việt Tân mô tả là dàn dựng để chống lại tù nhân chính trị.

Ông Khảm nhận trước tòa rằng, ông vi phạm luật khi dùng giấy tờ giả để nhập cảnh, nhưng phủ nhận cáo buộc hoạt động khủng bố và nói rằng ông yêu đất nước Việt Nam. Ảnh: AP/Nhan Huu Sang/VNA
Ông Khảm nhận trước tòa rằng, ông vi phạm luật khi dùng giấy tờ giả để nhập cảnh, nhưng phủ nhận cáo buộc hoạt động khủng bố và nói rằng ông yêu đất nước Việt Nam. Ảnh: AP/Nhan Huu Sang/VNA

Tổ chức nhân quyền Liberty Victoria đã khởi sự vận động cho ông Khảm và nhận định là đã thiếu vắng một sự lên án công khai từ Chính Phủ Úc cho trường hợp này.

Martin Radzai, Chủ Tịch Hội Đồng Chính Sách Hình Sự của Liberty Victoria nói rằng ông Khảm đáng được Chính Phủ Úc hỗ trợ nhiều hơn.

Ông nói: “Ông Khảm là một công dân Úc 71 tuổi và hiện đang bị giam cầm trong khi có vấn đề về sức khoẻ. Ông ta đã bị nhập viện sau khi bị bắt, gia đình Ông đã phải vất vả để đòi được chuyển thuốc men đến Ông”

“Thật hãi hùng khi ông Khảm phải trải qua tình trạng đó mà không được Chính Phủ Úc hỗ trợ”

Ông Martin Radzaj, Martin Radzai, Chủ Tịch Hội Đồng Chính Sách Hình Sự của Tổ chức nhân quyền Liberty Victoria cho rằng đã thiếu vắng sự lên án công khai vụ bắt giữ và xét xử ông Khảm từ phía Chính phủ Úc đối với trường hợp của ông nầy. Ảnh: ABC News
Ông Martin Radzaj, Martin Radzai, Chủ Tịch Hội Đồng Chính Sách Hình Sự của Tổ chức nhân quyền Liberty Victoria cho rằng đã thiếu vắng sự lên án công khai vụ bắt giữ và xét xử ông Khảm từ phía Chính phủ Úc đối với trường hợp của ông nầy. Ảnh: ABC News

Ông Radzai nói Chính Phủ Úc cần phải đòi hỏi việc trả tự do cho ông Khảm.

“Họ đã làm như vậy trong những trường hợp khác, nhưng trong trường hợp ông Khảm thì họ không làm, và lý do tại sao thì không được biết.”

“Tổ chức chúng tôi không biết tại sao chính phủ lại hành động như vậy”

Đảng Việt Tân và những tổ chức trong cộng đồng người Việt tại Úc đã gửi thư cho Thủ Tướng Scott Morrison trong Tháng 6 để thúc giục Chính Phủ Úc có “hành động khẩn cấp” đối với một “bản án kết tội sai trái bởi toà án Việt Nam”, nhấn mạnh đến những việc thiện nguyện mà ông Khảm đã làm trong nhiều thập niên.

“Trong tinh thần tôn trọng công lý và sự thật, và bảo vệ những công dân bị ngược đãi bởi chế độ độc tài Việt Nam, chúng tôi khẩn thiết kêu gọi Chính Phủ can thiệp đòi trả tự do cho công dân Úc Châu Văn Khảm để ông ta sớm được đoàn tụ với gia đình ở Sydney”.

Từ giận dữ đến thông cảm

Anh Dennis Châu nhìn nhận là Anh đã rất giận cha Anh trong vài tháng đầu sau khi Ông bị bắt ở Việt Nam.

Anh Dennis cảm thấy thật khó hiểu tại sao cha Anh lại chấp nhận sự nguy hiểm khi đi về nơi sinh quán.

Nhưng với tháng ngày trôi qua thì Dennis dịu lại và Anh hiểu ra tại sao cha Anh lại chấp nhận hiểm nguy.

“Khi đó tôi thật sự giận dữ và thật sự không hiểu tại sao Ông muốn trở về,” Dennis nói với ABC.

“Nhưng càng nghĩ về việc đó và càng quan hệ gần gũi hơn với cộng đồng người Việt thì tôi đã sớm hiểu tại sao. Tôi nghĩ Ông đã nghe thấy tiếng gọi lên đường mặc dầu Ông biết là Ông sẽ bị rắc rối nếu bị bắt.”

Ông Thịnh từ Việt Nam cho biết ông sẽ tiếp tục cùng với mẹ ông – là chị của ông Khảm – tiếp tế thuốc men và trái cây khô tới trại giam, tuy nhiên đường sá xa xôi đã làm cho việc thăm viếng khó khăn vì mẹ ông tuổi cũng đã trên 70.

“Mẹ tôi vẫn đi thăm, mặc dầu rất xa xôi, hơn cả 100 cây số. Nhưng Bà vẫn đi vì ông Khảm là em của Bà,” ông Thịnh cho biết.

“Chú tôi vẫn hy vọng là Chính Phủ Úc hoặc cộng đồng sẽ đòi hỏi để ông Khảm sớm được trả tự do.

“Tôi mong là ông ấy có thể trở về với gia đình.”

Bản dịch: Facebook Việt Tân

Nguyên bản Anh ngữ: “Australian Van Kham Chau located within Vietnam’s prison system as Government urged to act,” Amy Bainbridge, Angelique Lu và Erin Handley, ABC News 30/6/2020

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.