Đại Diện Đảng Việt Tân sinh hoạt tại Ba Lan

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tham dự Diễn Đàn Báo Chí Việt Ngữ Tự Do

Vào ngày 19 tháng 11 năm 2004, tại trụ sở Hội Nhà Báo Ba Lan (SDP), cuộc hội thảo mang tựa đề “Diễn Đàn Báo Chí Việt Ngữ Tự Do” đã được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày ra đời tạp chí Đàn Chim Việt với sự phối hợp của Hội Tự Do Ngôn Luận – Ba Lan, tập thể Cầu Vồng và Phân viện Viễn Đông thuộc viện Paderewski – Ba Lan.

Diễn đàn tụ hội các thành viên của hơn 10 tổ chức chính trị xã hội Ba Lan và Việt Nam tại Âu Châu với sự tham gia của các nhà báo lâu năm và những chính giới hàng đầu tại Ba Lan. Cùng tham gia hội thảo, ngoài đông đảo các thành viên của BBT Đàn Chim Việt và chị Lan Hương tổng biên tập Đàn Chim Việt đến từ Moskva còn có ông Trần Ngọc Thành, cựu tổng biên tập lâu năm của nguyệt san Đàn Chim Việt (hiện là chủ tịch Tập Hợp Dân Chủ vì Việt Nam), Tôn Vân Anh (tổng biên tập báo Cầu Vồng tại Ba Lan), Robert Krzyszton (Tổng Thu Ký Phân Viện Viễn Đông thuộc viện Paderewski). Khách mời từ Pháp có ông Nguyễn Gia Kiểng (chủ tịch và sáng lập viên của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên với tập san thông tin nghị luận “Thông Luận”), ông Trần Đức Tường (ủy viên trung ương đảng Việt Tân) và chị Nguyễn Thị Thanh Vân (ủy viên đại diện trung ương của Liên Minh Việt Nam Tự Do, biên tập viên của nguyệt san chính luận “Việt Nam Dân Chủ”).

JPEG - 20.9 kb
Ông Mirolaw Chojecki, Chủ tịch Hội Tự Do Ngôn Luận

Hội Tự Do Ngôn Luận (SWS) là tổ chức tập trung những nhân vật hoạt động bí mật tại Ba Lan trong những năm 1976 – 1989 với nhiều tác giả và nhà xuất bản của các sách báo trong thời Ba Lan cộng sản. Các hoạt động xuất bản thời đó cho tới nay vẫn được đánh giá là những họat động mang lại hiệu quả nhất cho đội ngũ đối lập của Công Đoàn Đoàn Kết trước kia. Trong con số hàng trăm hội viên, SWS có cả Adam Michnik và Vaclaw Havel. Chủ tịch Hội Tự Do Ngôn Luận, người chủ trì cuộc Hội Thảo này là ông Mirolaw Chojecki, người thiết lập mạng lưới xuất bản “ngầm” đầu tiên thời Ba Lan cộng sản. Ông cũng từng phát hành một số đầu báo Ba Lan ở nước ngoài, từng hoạt động cho Công Đoàn Ðoàn Kết, hiện là nhà báo, nhà hoạt động chính trị. Là một trong những người lãnh đạo tổ chức quốc tế mang tên “Trung Tâm Tự Do Báo Chí”, ông đã sáng lập đài phát thanh nhân quyền Solidarnosc, đầu tiên ở Paris, sau này đã phát triển trên toàn thế giới.

JPEG - 25.4 kb
Tiếp xúc với ông Marcin Wolski

Hội Nhà Báo Ba Lan (SDP) là công đoàn các nhà báo Ba Lan, được thành lập từ đầu thế kỷ 20, qui tụ nhiều nhà báo, nhà văn của văn học hiện thực (non fiction). Trong lịch sử của hội đã 2 lần bị giải thể thời phát xít thế chiến thứ II và thời Ba Lan Cộng Sản. Trong những thời gian này, tổ chức này hoạt động ngầm và cho tới giờ là biểu tượng cho giới trẻ về đạo đức nhà báo, là huyền thoại lớn nhất của tự do ngôn luận.

“Hội Văn Bút Ba Lan” (SPP) với thành viên là những nhân vật hàng đầu trong lĩnh vực văn chương, báo chí, điện ảnh, triết học như: Krzysztof Zanussi, Marcin Wolski, Leszek Kolakowski, Hanna Krall hay Ryszard Kapuscinski…

JPEG - 26.5 kb
Tiếp xúc với ông Andrzej Gwiazda, cha đẻ của Công Ðoàn Đoàn Kết

Các thành viên nổi tiếng của 3 tổ chức này đã tới tham dự đông đảo buổi hội thảo với các nhà báo lâu năm, các nhân vật hàng đầu của mặt trận đấu tranh giải phóng Ba Lan như Miroslaw Chojecki, Krzysztof Lozinski, đặc biệt là sự hiện diện của ông Andrzej Gwiazda, cha đẻ của công đoàn Đoàn Kết.

Diễn Đàn tập trung thảo luận về các đề tài tự do ngôn luận, vai trò của tự do ngôn luận trong công cuộc giải phóng Việt Nam khỏi ách độc tài cộng sản. Nhân dịp này, một số vấn đề khác của Việt Nam cũng được đề cập đến, như vấn đề người tị nạn Việt Nam ở Ba Lan đã được giới truyền thông đặc biệt ưu ái.

JPEG - 34 kb
Họp báo: Ông Nguyễn Gia Kiểng, cô Tôn Vân Anh, ông Trần Ðức Tường, ông Cao Ngọc Quỳnh

Mở đầu chương trình là cuộc họp báo tiến hành lúc 11 giờ 30 do ông Miroslaw Chojecki và cô Tôn Vân Anh chủ trì, đã trình bày hiện thực tự do ngôn luận và nhân quyền tại Việt Nam. Ông Miroslaw Chojecki nhắc nhở người Ba Lan hãy giúp đỡ người Việt giành lại tự do như Ba Lan đã từng được người Tây phương tương trợ trong thời Ba Lan còn cộng sản. Tiếp theo, ông Cao Ngọc Quỳnh giới thiệu về Đàn Chim Việt là một tờ báo yêu chuộng tự do và hoàn toàn độc lập. Cuộc họp báo đã nêu lên vấn đề: giữa một thực tại Việt Nam tăm tối, người Việt tại Ba Lan vẫn chưa có môi trường tốt để xây dựng nước nhà và hội nhập tự nhiên vào xã hội Ba Lan. Ông Miroslaw Chojecki kêu gọi báo giới quan tâm tới những vấn đề tại Việt Nam và hậu quả của chúng đối với người Việt di cư tới Ba Lan. Ông Nguyễn Gia Kiểng kêu gọi chính quyền Ba Lan cân nhắc về số phận của những lá đơn tị nạn của 6 người Việt Nam thuộc tổ chức của ông vừa bị nhà nước Ba Lan khước từ qui chế tị nạn. Để ủng hộ cho những người này, ông Miroslaw Chojecki công bố thư ngỏ gửi chính quyền Ba Lan mà ông đã vận động được hơn 150 chữ ký của những nhân vật hàng đầu của Ba Lan, gồm các chính trị gia, giáo sư và các nhà họat động xã hội… Ông Trần Đức Tường, ủy viên trung ương đảng Việt Tân tỏ lòng cảm ơn về sự quan tâm của những người bạn Ba Lan đối với hoàn cảnh của đồng bào Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn hành chính tại Ba Lan. Ngoài ra, ông cũng bày tỏ mong muốn được học hỏi kinh nghiệm từ những người Ba Lan, để giúp công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam mau chóng được thành công.

Điều gây chú ý không nhỏ với giới truyền thông Ba Lan là những gì xảy ra gần đây xung quanh các hoạt động đối lập của cộng đồng người Việt. Gọng kìm đe dọa liên tục của Đại Sứ Quán tại Ba Lan gây không ít phiền toái cho những người Việt Nam dân chủ tại đây. Trên diễn đàn Internet, phe sứ quán cộng sản Việt Nam đã kết án các thành viên của Ban Tổ Chức là những người phản quốc, thêm vào đó còn gọi những người bạn Ba Lan là gián điệp. Điều này càng gây bất bình cho giới trí thức, bắt họ đặt câu hỏi về khả năng khống chế sự lộng hành của công an Việt Nam tại Ba Lan.

JPEG - 28.8 kb
Phần thảo luận: Ông Robert Krzyszton, ông Trần Ðức Tường, cô Lan Hương, cô Tôn Vân Anh, ông Marcin Wolski, ông Nguyễn Gia Kiểng, ông Thanh Thanh Hải, ông Cao Ngọc Quỳnh

Trong phần thảo luận của Diễn Đàn Báo Chí Việt Ngữ Tự Do diễn ra lúc 17 giờ , ông Marcin Wolski, diễn viên kịch, tác giả của các vở cabaret tại nhà hát Ba Lan, nhà văn lỗi lạc thành viên của Pen Club Ba Lan, đã nhắc lại quá khứ hơn 20 năm trước, dưới chế độ cộng sản, trong cùng hội trường này, người Ba Lan vẫn gắng cất lên tiếng nói tự do. Chị Lan Hương, tổng biên tập Đàn Chim Việt đặc biệt chú trọng tới vai trò báo chí tự do trong việc phát triển cộng đồng người Việt ở nước ngoài, coi đây là điều tất yếu của một xã hội đa văn hóa và lành mạnh. Kế đến, ông Trần Đức Tường đã tóm lược về thực trạng tự do báo chí tại Việt Nam, chứng minh quyền tự do báo chí và ngôn luận là chìa khóa của các quyền tự do căn bản của con người và tương lai dân chủ của Việt Nam; ông cũng kêu gọi chính quyền Ba Lan hãy hỗ trợ để cộng đồng người Việt tại Ba Lan có thể duy trì những tờ báo độc lập, thành lập những chương trình phát thanh độc lập. Sau cùng, ông Nguyễn Gia Kiểng đã trình bày về ý nghĩa của tự do ngôn luận và nhân quyền.

Diễn Đàn Báo Chí Việt Ngữ Tự Do đã kết thúc trong vòng một ngày, là cơ hội thuận lợi cho việc trao đổi và hình thành nền tảng cho những sự cộng tác mới trong tương lai.

Gặp gỡ các nhân vật đầu não của Công Ðoàn Ðoàn Kết

Trong ngày thứ hai của chuyến công tác tại Ba Lan lần này, ông Trần Đức Tường đã gặp gỡ các nhà báo và tiếp xúc với các nhân vật đầu não từng tham gia hoạt động trong Công Ðoàn Ðoàn Kết cho đến ngày thành công.

JPEG - 21.9 kb
Tiếp xúc với ông Michal Drozdek, Viện trưởng Viện Paderewski

Ông Trần Ðức Tường đã được tiếp xúc với các thành viên của Viện Paderewski như ông Michal Drozdek (viện trưởng), ông Andrzej Wilk (nguyên Bộ trưởng Bộ Thông Tin), ông Bohdan Pilarski (Tổng Thư Ký Hội Cựu Dân Biểu Solidarnosc), ông Krzysztof Wroczynski (Tổng Thư Ký Hội Triết Gia Lubelski)… Ý thức được nền dân chủ tại Ba Lan hiện nay hãy còn non trẻ, Viện Paderewski, một trung tâm nghiên cứu chính trị nổi tiếng tại Ba Lan đã được thành lập nhằm quy tụ nhiều nhà triết học, chính trị … hằng ôm ấp lý tưởng tự do dân chủ, với

JPEG - 21.9 kb
Tiếp xúc với ông Andrzej Wilk (nguyên Bộ trưởng Bộ Thông Tin)

tham vọng nghiên cứu và đề ra những nguyên tắc về tự do dân chủ thuần lý để tất cả các đảng phái tại Ba Lan có thể dựa vào đó mà đưa ra những chương trình hành động trong tinh thần quyết tâm nuôi dưỡng và duy trì tự do dân chủ tại Ba Lan.

Ðây là cơ hội mở đầu cho những cuộc trao đổi trong tương lai, để Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Ðảng có cơ hội học hỏi những kinh nghiệm quý báu của phong trào Solidarnosc trong tiến trình đấu tranh chấm dứt chế độ cộng sản và nhất là xây dựng lại đất nước.

JPEG - 28.2 kb
Tiếp xúc với các thành viên của viện Paderewski

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.