Dân biểu Mỹ thúc giục tân đại sứ Mỹ gây sức ép về nhân quyền lên Việt Nam

Hình ảnh một số nhà hoạt động bị chính quyền Việt Nam bắt giữ trong năm 2021. Ảnh: RFA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bảy dân biểu Mỹ vào ngày 28/1/2022 gửi một bức thư đến tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper, kêu gọi ông gây sức ép lên chính quyền Việt Nam về vấn đề nhân quyền, đồng thời bày tỏ quan ngại đặc biệt đối với hơn 20 trường hợp tù nhân lương tâm đang bị cầm tù.

Các dân biểu Mỹ dẫn đầu bởi Dân biểu Alan Lowenthal, đồng Chủ tịch của Vietnam Caucus tại Quốc hội Mỹ chúc mừng tân Đại sứ Knapper vừa nhậm chức đồng thời bày tỏ lo ngại về tình hình đàn áp nhân quyền tại Việt Nam. Bức thư viết:

“Chính phủ Cộng sản Việt Nam tiếp tục từ chối các quyền căn bản và nhân quyền cơ bản đối với công dân của mình, đi ngược lại các giá trị được nêu trong Hiến pháp Việt Nam, và Tuyên ngôn về Nhân quyền, Công ước Quốc tế về các quyền chính trị và dân sự mà Việt Nam hứa sẽ tuân thủ. Các công dân, những người bất đồng chính kiến, các nhà báo độc lập, những người đã thực thi các quyền chính trị và dân sư cơ bản như tự do biểu đạt, hội họp, tôn giáo, tụ tập hoà bình đều phải đối mặt với các sách nhiễu, bạo lực, bắt bớ, và bị bỏ tù bởi một chính quyền độc tài.”

Các dân biểu Mỹ cũng cho rằng trong hai năm qua, khi đại dịch COVID-19 hoành hành, chính quyền Việt Nam đã có những hành động đàn áp mạnh mẽ nhất. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), chỉ riêng trong năm 2021, đã có ít nhất 63 người bị bỏ tù chỉ vì bày tỏ ý kiến của mình hoặc có liên quan đến các hội nhóm bị cho là thù địch với Chính phủ.

“Điều đáng báo động là giới chức Việt Nam đang sử dụng các nội dung trên mạng xã hội như Facebook, YouTube làm bằng chứng để bịa ra tội đối với các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến,” bức thư có đoạn viết.

“Hoa Kỳ cần phải đảm bảo là các công ty như Facebook, YouTube và các công ty khác không trở thành các công cụ của Chính phủ Việt Nam,” bức thư viết tiếp.

Các dân biểu Mỹ đã bày tỏ quan ngại đặc biệt với hơn 20 trường hợp tù nhân lương tâm bao gồm: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Văn Hóa, Trương Duy Nhất, Lê Đình Lượng, ba nhà báo thuộc Hội Nhà báo Độc lập, năm thành viên của Báo Sạch, các thành viên gia đình bà Cấn Thị Thêu đang bị cầm tù…

Các dân biểu Mỹ cho rằng dù Mỹ và Việt Nam đang tìm kiếm việc xây dựng mối quan hệ chiến lược gần gũi hơn vào khi Trung Quốc đang gia tăng gây hấn ở Biển Đông, nhưng “mối quan hệ này không thể được trả bằng cái giá của nhân quyền và các giá trị mà cộng đồng quốc tế tôn trọng.”

Tân Đại sứ Mỹ Marc Knapper được Tổng thống Joe Biden đề cử làm Đại sứ Việt Nam vào tháng 4/2021, và được Thượng viện Mỹ chuẩn thuận vào tháng 12/2021. Đại sứ Knapper vừa đến Việt Nam vào tối ngày 27/1 vừa qua.

Nguồn: RFA

Nguyên văn bức thư của 7 dân biểu Hoa Kỳ gởi tân Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper kêu gọi thúc giục CSVN tôn trọng nhân quyền (PDF):

thu 7 dan bieu my goi dai su Knapper

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.