“Dân Chủ Độc Đảng”: Dân Chủ Kiểu Gì Đây?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 26 kb
Bà Tôn Nữ Thị Ninh tại San Diego

Chiều tối ngày 17/12/2004 tại thành phố San Diego, tiểu bang California, có lẽ là buổi công tác sau cùng tại Hoa Kỳ của bà Tôn Nữ Thị Ninh, Phó Ban Ngoại Giao thuộc Quốc Hội Cộng sản Việt Nam (CSVN), trước khi sang Âu Châu tiếp tục chuyến “lưu diễn chính trị” tại nước ngoài. Sau các buổi gặp gỡ nhỏ của bà Ninh, mà trung bình mỗi lần họp mặt có chừng từ 10 đến 30 người là tối đa, với các thành phần giáo chức, thương gia tại các thành phố, trường đại học như: Chicago, Iowa city, New York, Đại học Yale, thì hai buổi thuyết trình ở hai trường Đại học Tiểu bang California tại Los Angeles (16/12/2004) và San Diego (17/12/2004) có thể nói là “đỉnh điểm” thất bại của bà và phái đoàn CSVN trong chuyến công tác này. Tại hai trường đại học này, cách Thủ phủ Little Sài Gòn không xa, bà Ninh đã không thể tránh khỏi những tâm lý “dè dặt” của thành phần nhân sự đứng ra tổ chức các buổi nói chuyện này cho bà vì họ dư biết về tâm lý cũng như những phản ứng trong nhiều năm qua của cộng đồng người Việt địa phương đối với những phái đoàn CSVN. Cũng tại hai nơi này, cộng đồng địa phương đã tổ chức biểu tình ngay trước phòng họp của bà Ninh, đặc

JPEG - 31.2 kb
Cộng đồng VN Nam California biểu tình trong khuôn viên trường đại học California tại San Diego

biệt là buổi biểu tình trong khuôn viên trường đại học California tại San Diego với hơn 100 đồng bào, rực lửa khí thế đấu tranh với đầy đủ cờ Vàng, cờ Mỹ, bảng biểu ngữ, tài liệu nhân quyền, loa phóng thanh v.v… Cùng lúc đó, một vài vị lớn tuổi và các bạn trẻ trong cộng đồng được đưa vào bên trong để chất vấn bà Ninh, đồng thời vạch trần những luận điệu tuyên truyền giả dối, những vi phạm nhân quyền đang xảy ra trên quê hương Việt Nam. Cử tọa bên trong phòng họp chừng 40 người thỉnh thoảng vỗ tay ca ngợi những câu hỏi hóc búa của các tham dự viên người Việt, đồng thời qua đó thấy được những phản ứng tự vệ, nhiều khi mất bình tĩnh khi trả lời “trật lất” của bà Ninh. Vốn được chính quyền CSVN xem như là “con gà gáy hay” của chính quyền và Ban Ngoại giao Quốc hội CSVN, bà Ninh đã làm cử tọa nhiều lần thất vọng, cười ồ lên khi trả lời những câu hỏi một cách nóng nẩy, theo kiểu ra mặt lên lớp hoặc phần lớn là tránh né và không trả lời thẳng mà cứ dùng những thí dụ, phương pháp so sánh chỗ này chỗ nọ, nước này nước nọ để bênh vực cho chế độ Hà Nội. Lố bịch nhất là khi bà Ninh làm cả cử tọa cười ầm lên khi tuyên bố Việt Nam sẽ đi theo con đường “Dân Chủ Độc-Đảng”, nguyên văn tiếng Anh bà nói là “One-Party Democracy”.

Thử nghĩ xem, “Một-Đảng” thì có khác gì “Độc-Đảng”, có khác gì “Độc Tài” như những nước độc tài độc đảng? Điều mâu thuẫn và gian dối ở đây là CSVN đang gán ghép chữ Dân-Chủ vào hai chữ Độc-Đảng để làm biến dạng định nghĩa và ý nghĩa thật sự, chân chính của một nền dân chủ đích thực. Từ sự vay mượn chính sách “kinh tế thị trường”, trong lý thuyết cũng như hành động, để xây dựng “chủ nghĩa xã hội”, ngày nay các quốc gia Cộng sản như Việt Nam đang mạo danh và ăn cắp quan niệm “dân chủ” để biện hộ, bảo vệ và lót đường cho các thể chế độc tài độc đảng.

Thật ra, chuyến đi của bà Ninh cũng nhắm vào hai mục tiêu quan trọng như sau:

- Thứ nhất, “Giải độc” với dư luận truyền thông Hoa Kỳ và ngoại quốc nói chung về những thông tin trong thời gian qua về tình trạng đàn áp tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam.

- Thứ hai, “Phun độc Cộng sản”, tuyên truyền cho cái gọi là quan niệm “Dân Chủ Độc Đảng” vào giới trí thức, truyền thông thiên tả, giới doanh nghiệp, giới thanh niên sinh viên, và nhất là giới trẻ người Mỹ gốc Việt tại các trường đại học ở Hoa Kỳ để tuyên truyền và khai thác “chất xám” và tài lực của các thành phần này.

Hai mục tiêu chính là vậy nhưng chuyến đi của bà Ninh cũng mang theo những công tác cụ thể như:

a) Phản ứng trước chính sách của Hoa Kỳ về việc công bố CSVN nằm trong một những nước cần quan tâm đặc biệt (Country of Particular Concern) về tình trạng đàn áp nhân quyền;

b) Tô hồng bộ mặt không mấy sáng sủa hiện nay của chính quyền CSVN trong các lãnh vực quan hệ quốc tế, môi trường đầu tư, kinh tế độc quyền, tham nhũng.v.v…; và

c) Triển khai Nghị quyết 36 của CSVN về chính sách nhà nước đối với Cộng đồng người Việt hải ngoại nhằm hóa giải phần nào những chống đối lâu nay từ hải ngoại, đồng thời chiêu dụ giới trẻ hải ngoại, du sinh trở về Việt Nam giúp nước.

Phải nói một cách thẳng thừng rằng CSVN đã hoàn toàn thất bại trong chính sách đối với Cộng đồng người Việt hải ngoại, nhất là mục tiêu muốn tạo sự hiện diện của “cờ đỏ sao vàng” trong Cộng đồng hoặc muốn làm thay đổi lập trường “chống Cộng” mạnh mẽ của Cộng đồng trong 30 năm qua. Người Việt hải ngoại có quyền tự hào về những thành quả chống Cộng miệt mài và đầy nhiệt huyết trong 3 thập niên qua.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.