Dân Tây Tạng Quật Cường

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 66 kb
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma.

Phải ngưỡng mộ tâm từ bi và đức vô úy mà Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã thể hiện. Chính quyền Trung Quốc nói vì ngài đòi Tây Tạng độc lập nên người dân Tây Tạng mới nổi dậy từ tuần trước. Ngày hôm qua, trước các nhà báo, ngài nhắc lại rằng trong mấy chục năm qua ngài không hề đòi Tây Tạng được độc lập. Ngài chỉ yêu cầu chính quyền Trung Quốc cho dân Tây Tạng được nhiều quyền tự trị hơn ngõ hầu bảo vệ nền văn hóa truyền thống của dân tộc. Trên 80 người dân Tây Tạng đã bị giết, nhưng ngài vẫn yêu cầu dân chúng hãy ngưng bạo động, sẵn sàng dùng uy tín tinh thần của mình để buộc đồng bào trong nước, ở các tỉnh Cam Túc và Thanh Hải ngưng bạo động.

Khi nhà báo nhắc đến việc chính quyền Trung Cộng gọi ngài là “quỷ dữ,” Ðức Ðạt Lai Lạt Ma nói, “Tôi là một nhà sư, gọi tôi là cái gì cũng chẳng sao.”

Chúng ta chứng kiến cảnh một tu sĩ đứng trước một chính quyền bạo tàn, mà vẫn giữ được tấm lòng bình an không vẩn lên một hạt bụi sân hận nào. Phải ngưỡng mộ tâm từ bi và đức vô úy của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14. Trong những ngày sắp tới, người Việt chúng ta sẽ tham dự, và rất nên tham dự, những cuộc biểu tình ủng hộ nhân dân Tây Tạng trước các cơ quan ngoại giao của Trung Quốc. Ước mong mọi người sẽ học được hạnh nguyện vững chãi và thảnh thơi của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma. Thái độ bình an của ngài chứng tỏ sức mạnh của nền văn hóa Tây Tạng. Chính truyền thống văn hóa đó sẽ giúp dân Tây Tạng trường tồn. Stalin đã từng hỏi “Ðức Giáo Hoàng có bao nhiêu sư đoàn?” Mong ông Hồ Cẩm Ðào không dại dột hỏi về Ðức Ðạt Lai Lạt Ma như vậy. Sức mạnh tâm linh tồn tại mãi mãi. Các chế độ bạo tàn sẽ tự tiêu diệt.

JPEG - 97.6 kb

Chúng ta có thể nhìn cuộc tranh đấu của nhân dân Tây Tạng dưới nhiều góc khác nhau. Từ thế kỷ 17, nhà Thanh đã lập ra một đế quốc bao gồm 5 sắc dân: Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng; trong đó người Mãn thống trị nhưng người Hán chiếm đa số đã đồng hóa các chủng tộc khác. Tây Tạng đã giành được độc lập khi nhà Thanh sụp đổ, cũng giống như trong 1,000 năm Bắc thuộc dân Việt Nam thường nổi lên “nhân lúc bên Tầu có loạn.” Năm 1950 Mao Trạch Ðông chiếm Tây Tạng, gọi là “Giải phóng” dân Tây Tạng khỏi một chế độ phong kiến lạc hậu. Mao muốn “cải tạo” họ từ bỏ Phật Giáo, theo chủ nghĩa Mác Lê Nin. Trong 50 năm qua Ðức Ðạt Lai Lạt Ma vận động bảo vệ tôn giáo và văn hóa Tây Tạng. Ðây là một cuộc tranh đấu trên mặt trận văn hóa. Người ta không thể bảo vệ một nền văn hóa nếu chính mình phản lại các nguyên tắc của nền văn hóa đó. Cho nên Ðức Ðạt Lai Lạt Ma vẫn giữ lòng từ bi, không bạo động, theo thuyết Trung Ðạo của Bồ Tát Long Thọ.

Nhưng các cuộc nổi dậy của người dân Tây Tạng vẫn là một phong trào đấu tranh đòi độc lập. Dù Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã từ bỏ mục tiêu độc lập chính trị từ bốn mươi năm nay, nhiều người Tây Tạng vẫn nghĩ nếu không có độc lập chính trị thì không thể nào bảo vệ được văn hóa và tôn giáo của họ. Một người tiêu biểu là Tsewang Rigzin, chủ tịch Nghị Hội Thanh Niên Tây Tạng, một tổ chức có 30.000 đoàn viên, ra đời từ năm 1970. Rigzin không ngần ngại phản đối ý kiến của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma. Chàng thanh niên 37 tuổi này nói: “Tôi không thấy ai xuống đường biểu tình để đòi thực thi thuyết Trung Ðạo bao giờ.”

JPEG - 3.3 kb
Tsewang Rigzin.

Tsewang Rigzin sinh ra ở Ấn Ðộ, cha mẹ anh đã vượt biên từ gần 50 năm trước. Sang Los Angeles định cư năm 1993 rồi trở thành một công dân Mỹ, sau hơn 10 năm anh trở về Dharmsala, Ấn Ðộ nơi tập trung người Tây Tạng lưu vong. Năm 2007 anh được bầu làm chủ tịch Nghị Hội Thanh Niên, sau đó đã cùng 4 đoàn thể khác của người Tây Tạng lưu vong thành lập một phong trào nhân dân Tây Tạng vùng lên. Phong trào này đang hướng dẫn một “Cuộc tuần hành trở về Tây Tạng,” họ đã bị cảnh sát Ấn Ðộ ngăn cản nhưng người này bị bắt thì có những người khác tiếp bước.

Tsewang Rigzin nói phong trào nổi dậy của nhân dân Tây Tạng từ đầu tuần trước là bột phát, không phải do bên ngoài khích động. Nhưng Nghị Hội Thanh Niên đã nhân cơ hội này mở cuộc vận động với chính phủ các nước và các lực sĩ tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 nếu chính quyền cộng sản còn tiếp tục chính sách phản nhân quyền và đồng hóa người Tây Tạng. Nghị hội cũng sẽ tạo áp lực trên các công ty quốc tế để họ ngưng bảo trợ Thế Vận Hội Bắc Kinh. Những công ty như Adidas, General Electric đang chịu các áp lực này. Rigzin nói, Thế Vận Hội Bắc Kinh là một cơ hội cho cuộc tranh đấu của nhân dân Tây Tạng. Liệu người Tây Tạng có hy vọng thành công hay không? Chúng ta biết năm 1997 các thanh niên, sinh viên Nam Hàn cũng tổ chức các cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân phiệt trước khi họ tổ chức Thế Vận Hội. Dư luận thế giới ủng hộ và sau cùng, những nhà độc tài Hàn Quốc đã phải nhượng bộ, sửa hiến pháp để dân được sống dân chủ tự do hơn, và tổ chức bầu cử tổng thống trước khi Thế Vận Hội khai mạc.

Trong lúc Tsewang Rigzin hô hào tẩy chay thì Ðức Ðạt Lai Lạt Ma nói Trung Quốc xứng đáng đứng ra tổ chức một Thế Vận Hội. Ngài nói, vì họ là một quốc gia có lịch sử lâu dài và dân số đông nhất thế giới. Ngài đã nói ra một sự thật, đúng đạo công bằng và thể hiện lòng từ bi, một nhà tu hành không thể nói khác. Một quốc gia có lịch sử và dân số lớn như Trung Quốc đáng được đăng cai Thế Vận Hội. Xác nhận điều đó là xác nhận quyền của dân tộc Trung Hoa; không có nghĩa là ủng hộ chính quyền Trung Quốc. Việc lên án Bắc Kinh vi phạm nhân quyền không khiến lòng từ bi của ngài đối với hơn một tỷ người Trung Hoa bị mất.

JPEG - 104 kb

Tuy nhiên Ðức Ðạt Lai Lạt Ma vẫn ủng hộ Nghị Hội Thanh Niên, mặc dù giới trẻ bất đồng quan điểm với ngài. Trong mấy trăm ngàn người Tây Tạng lưu vong, hai thế hệ trẻ và già đã có những ý kiến xung đột. Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã coi đó là “Một dấu hiệu lành mạnh” khi thế hệ trẻ phản đối những người lớn tuổi; vì “các cuộc tranh luận sẽ nuôi dưỡng tinh thần dân chủ trong một xã hội người Tây Tạng xưa nay vẫn do các tăng sĩ lãnh đạo.” Chúng ta lại phải ngưỡng mộ tinh thần Trung Ðạo thể hiện trong thái độ tôn trọng những chính kiến bất đồng của “nhà sư” 72 tuổi này. Ðây cũng là một tấm gương cho nhiều người Việt Nam thuộc thế hệ lớn tuổi suy ngẫm. Trong cộng đồng chúng ta cũng có những bất đồng ý kiến về phương pháp đấu tranh giải trừ chế độ cộng sản để xây dựng dân chủ tự do cho đất nước.

Nhưng người Việt ở trong và ngoài nước cũng nên học kinh nghiệm của dân chúng Tây Tạng, nhân cơ hội Thế Vận Hội Bắc Kinh sắp tới để tạo áp lực với chính quyền Cộng Sản Trung Quốc, đòi họ phải thương thuyết trả lại quần đảo Hoàng Sa mà họ đã chiếm của Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1974. Người Tây Tạng đang kêu gọi các lực sĩ quốc tế ủng hộ họ trong mục tiêu giành độc lập. Người Việt Nam cũng có thể phổ biến các tài liệu về hành động xâm lăng của Trung Quốc để vận động đòi lại các đảo Hoàng Sa.

Người Việt Nam sẽ không hy vọng tạo được áp lực mạnh trên chính quyền Trung Quốc như người Tây Tạng, chỉ vì những người cầm đầu đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn không dám tỏ thái độ đối nghịch với Bắc Kinh, mà họ vẫn ca tụng là “đồng chí, anh em.”

Nhưng thanh niên Việt Nam, ở trong và ngoài nước, không nên để cơ hội này đi qua mà không lên tiếng tố cáo hành động xâm lăng của Trung Quốc trước dư luận quốc tế. Cộng Sản Việt Nam thường nại cớ họ không đủ lực lượng quân sự đối đầu với Trung Quốc, từ đó giải thích, biện minh cho một thái độ im lặng khiếp nhược. Các lãnh tụ cộng sản ở Hà Nội nói họ cần vận động, thương thuyết kín đáo, tránh không công khai chống lại nước “đồng chí anh em” của họ.

JPEG - 60.6 kb

Nhưng tất cả các cuộc vận động ngoại giao âm thầm xưa nay đều phải được hỗ trợ bằng việc bầy tỏ quan điểm một cách cương quyết, công khai trước dư luận quốc tế. Người Việt Nam có quyền đòi lại những mảnh đất, những hòn đảo đã bị quân Trung Quốc cướp đoạt. Quyền đó phải được công bố cho cả thế giới thấy, chứ không thể chỉ đem mặc cả trong bóng tối. Người Việt Nam không cần “xin” chính quyền Bắc Kinh ban cho một ân huệ nào! Không cần năn nỉ họ rộng lượng thông cảm! Chúng ta chỉ đòi lại quyền làm chủ những hòn đảo do tổ tiên để lại. Chủ quyền đó càng được nói lên một cách dõng dạc đường hoàng, càng được công luận thế giới kính trọng và ủng hộ. Ðường lối ngoại giao thì thọt, lén lút là một thái độ hèn nhát. Ông Thủ Tướng Anh Gordon Brown sẽ tiếp Ðức Ðạt Lai Lạt Ma khi ngài viếng thăm Anh trong Tháng Năm này. Ông theo gót các vị thủ tướng Canada, Úc, Hungary, Bỉ, không chịu để cho chính quyền Cộng Sản Trung Quốc dùng các quyền lợi kinh tế để bắt bí họ. Năm ngoái, bà Angela Merkel, thủ tướng Ðức đã bị giới kinh doanh và chính ngoại trưởng của bà khuyên can, nhưng bà vẫn tiếp kiến Ðức Ðạt Lai Lạt Ma. Sau đó, các chính quyền Bắc Kinh vẫn phải ký các hợp đồng thương mại với các công ty Ðức! Không có lý gì những người cai trị nước Việt Nam lại hèn nhát hơn chính quyền những nước kể trên. Nhất là nước ta đã có một lịch sử hai ngàn năm phải đương đầu với áp lực phương Bắc!

Chí khí quật cường của người dân Tây Tạng đáng làm gương cho tất cả các dân tộc bị áp bức. Nước Tây Tạng – đã bị chiếm đóng từ hơn 50 năm nay, số người Tây Tạng ở trên quê hương nay chỉ có 6 triệu, trong khi người Hán được di dân tới đã lên 7 triệu rưỡi. Số người Tây Tạng sống lưu vong khắp thế giới chỉ được vài trăm ngàn. Nhưng chúng ta thấy dân Tây Tạng vẫn chưa “mất nước!” Dân tộc Việt Nam vẫn tồn tại sau hàng ngàn năm đô hộ. An Nam Ðô Hộ Phủ không tiêu diệt được giòng giống Việt Nam thì Tây An Ðô Hộ Phủ cũng sẽ chịu thua trước sức đề kháng của dân Tây Tạng. Nhất là khi họ được sự lãnh đạo của một vị thánh nhân như Ðức Ðạt Lai Lạt Ma. Chúng ta phải tham dự các cuộc biểu tình ủng hộ người Tây Tạng! (Người Việt; Thursday, March 20, 2008)

Ngô Nhân Dụng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”