Đảng Chỉ Tay, Quốc Hội Vỗ Tay Và Nhân Dân Trắng Tay

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một mình một chợ, tha hồ múa gậy vườn hoang, Đảng CSVN càng ngày càng làm nhiều điều thất nhân tâm, bạo ngược và bất chấp tất cả. Đã hơn 60 năm, từ những cuộc đua một mình « đảng cử dân bầu » trong các bầu bán lâu nay, và lúc này, dư luận lại đang ồn ào về chuyện ông Nông đức Mạnh quyết định phá bỏ Hội trường Ba đình để xây Hội trường mới cho quốc hội.

Thực ra, chỉ là ồn ào trong âm thầm âm ỉ, vì hầu hết các cơ quan truyền thông và báo đài đều không dám đụng chạm đến đề tài trên, hoặc bất cứ đề tài nào một khi đảng đã có quyết định. Đảng đã chỉ tay ra lệnh là không có ai dám có ý kiến trái chiều. Do đó, dư luận chỉ là âm ỉ. Tuy là âm thầm âm ỉ, nhưng lại chính là những con sóng ngầm có sức nhấn chìm nhiều tầu thuyền.

JPEG - 60.5 kb
Hội Trường Ba Đình.

Ngay trong nhiệm kỳ 1 của TBT Nông đức Mạnh, chuyện xây nhà mới cho QH đã được bàn tán rất nhiều, hầu hết mọi người không đồng tình. Những lý do để không đồng tình đều rất chính đáng. Trước hết và nhiều người nói đến nhất là lý do lịch sử, Hội trường Ba đình là nơi ghi dấu bao nhiêu chứng tích lịch sử quan trọng của dân tộc. Một nơi xứng đáng là di tích quốc gia không thể thiếu trong khu di tích Hoàng thành Thăng long. Mặt khác, Hội trường Ba đình hiện nay đang còn rất tốt và chưa bao giờ bị quá tải và xử dụng hết công suất, như vậy, can cớ gì lại phá bỏ đi để xây cái mới? Xây cái mới cũng đồng nghĩa là phải tiêu tốn nhiều ngàn tỉ đồng, đang khi thiên tai lụt lội làm nhiều người phải màn trời chiếu đất và vô số người khác nữa vẫn phải thiếu ăn để chạy lo từng bữa và đang sống dưới mức nghèo khổ?

Dù vậy, ngành xây dựng vẫn trình dự án lên chính phủ và vẫn nhận được sự đồng thuận rất cao của quốc hội. Sống trong một xã hội toàn trị của một đảng, thì điều này chẳng gây ngạc nhiên cho ai, bởi đã thành thông lệ từ xưa đến nay rồi, một khi đảng đã chỉ tay ra lệnh thì quốc hội chỉ có việc gật đầu và vỗ tay. Tuy rằng gần đây, trong các phiên họp QH cũng đã có những điều trần và chất vấn các đại biểu, nhưng đó chỉ là những màn kịch trình diễn nhằm xoa dịu dư luận trong nước, và tuyên truyền lừa mị với bà con nước ngoài và cả thế giới. Cũng có những thảo luận sôi nổi đấy, nhưng đó chỉ là các đề tài được cho phép. Những đề tài có vẻ nhạy cảm như vụ PMU 18 chẳng hạn, thì mọi người, kể cả các Đai biểu là những người thay mặt nhân dân, chỉ được phép nói có chừng mực, và khi bắt đầu đến cái đoạn có dính dáng đến con rể ngài, gia đình ngài, cũng như trách nhiệm của chính ngài TBT, thì chuyện pờ mu đã trở thành cấm kỵ. Hoặc cái chuyện lố bịch như gom cả 3 quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp vào trong tay một cá nhân là ông Trương Hòa Bình cũng lại là một đề tài cấm kỵ khác. Nói gì đến chuyện thảo luận về dân chủ, tự do và nhân quyền, vì như thế là tự sát, như lời ông Chủ tịch nước đã nói. Chúng ta đã có dân chủ triệu lần hơn theo kiểu đảng cử dân bầu, luôn đạt tỷ lệ trên 90% mỗi khi bầu bán. Báo chí luôn phải đi theo lề đường bên phải theo sự chỉ tay của đảng.

JPEG - 91.1 kb

Chuyện phá bỏ và xây mới đã được Quốc hội thông qua, về mặt nguyên tắc, mọi chuyện như thế được coi là đã xong, cùng với dự án xây dựng đã được chuẩn bị đâu đó sẵn sàng. Chỉ chờ một lễ động thổ là có thể bắt đầu khởi công liền sau đó. Tất nhiên, sẽ không thể thiếu được cái khâu thu hình rềnh rang trang trọng như thường lệ của ngài TBT, để sau đó phát lại cho cả nước chiêm bái.

***

Nhưng trong tháng 10 vừa qua, cựu Thủ tướng Võ văn Kiệt đã có một lá thư ngỏ tỏ ý chống đối chuyện phá bỏ Hội Trường Ba đình. Thư ngỏ được đăng trên báo Tuổi trẻ, một tờ báo đã có lần bị dính trấu. Lần ấy, tay Tổng biên tập bị mất chức, vì tờ báo này đã trót dại và dám một lần nói thật về chuyện vợ con của “bác Hồ kính yêu”, dù chỉ là nói rất xa xôi và viết thật nhẹ nhàng.

JPEG - 6 kb
Võ Văn Kiệt.

Ngoài những lý do không nên phá bỏ Hội trường Ba Đình vì lý do lịch sử, ông Kiệt đã nhấn mạnh rằng, với một chuyện quan trọng như vậy, nhưng người dân Miền Nam đã không được hỏi ý kiến. Đây là một lý do thật chính đáng và rất thực tế, nhưng đằng sau nó, không hẳn chỉ là như thế. Dù quan hệ giữa người miền Bắc và người miền Nam vẫn có vẻ bình thường. Nhưng tương quan về quyền lực, quyền lợi và ảnh hưởng thì, giữa Bắc và Nam đang có một điều gì đó giống như bất ổn. Ảnh hưởng của người miền Bắc đang ngày một lớn rộng tại Miền Nam. Các phát thanh viên nói giọng Bắc tại các đài truyền thanh và truyền hình ngày một nhiều. Điều này chắc chắn đã làm nhiều người miền Nam không mấy hài lòng, đến nỗi rằng, khi vị Giám đốc tuyên bố các lý do và điều kiện thành lập kênh truyền hình VTV9 mới đây, trong rất nhiều lý do, có một lý do đáng chú ý: các phát thanh viên và biên tập viên phải là người miền Nam, và nói tiếng Nam vì giọng Bắc vừa khó nghe, vừa nói nhanh quá.

Vị Giám đốc kênh VTV9 đã tuyên bố rõ ràng như thế.

Ôi! tội nghiệp biết bao nhiêu về cái vị Giám đốc có tính cục bộ này, vì, xá gì một cái kênh truyền hình cỏn con của ông lúc này, mà ngay cả cái Mặt trận giải phóng Miền Nam một thời đã quan trọng và thiêng liêng là dường nào, vậy mà ngay sau khi Đảng CS thắng trận, đến nay có ai còn nghe gì về cái Mặt trận kia đâu? Chẳng hiểu khi ông Kiệt tuyên bố khi nhân danh người dân miền Nam như thế, ông ta đã nghĩ gì về cái Mặt trận đầy khốn khổ và tội nghiệp kia?

Tiếp theo lời ông Kiệt, đầu tháng 11 mới đây, người anh hùng Điện Biên ngày nào lại có một lá thư đầy tâm huyết, cũng chống lại quyết định phá bỏ Hội Trường Ba Đình của ông Nông đức Mạnh. Lời lẽ quyết liệt hơn, ý chí cũng mạnh mẽ hơn và cũng nhân danh nhiều thứ hơn. Tất nhiên, thứ mà ngài Đại tướng nhân danh nhiều nhất vẫn là lịch sử, vẫn là dân tộc. Ngài đại tướng chống đối là điều dễ hiểu, Vì, chính vị lão tướng lừng danh một thời này đã và đang là một phần của pho sử sống Ba đình. Chỉ có điều, sử vào loại nào thì còn phải chờ hạ hồi phân giải, nhưng dứt khoát không phải là loại sử đang được nhồi nhét cho các thế hệ trẻ như từ bao lâu nay.

Đại tướng đã gởi lá thư của mình đến nhiều báo, nhưng không tờ báo nào dám đăng.

JPEG - 17 kb
Võ Nguyên Giáp.

Thật chua xót cho vị Đại tướng. Chua xót cho vị Đại tướng thì ít, nhưng kinh sợ và ghê tởm cho cái dân chủ kiểu Cộng sản mới là phần chính và là tất cả. Người ta đang cư xử như thế với một vị Đại tướng khai quốc công thần, thì kể gì đến quyền phát biểu, quyền ăn nói và cả cuộc sống với thân phận bọt bèo của dân đen đang chen chúc nhau khốn cùng bên dưới?

Hoặc vì lý do nào đó, hoặc vì cám cảnh với hoàn cảnh của vị Đại tướng, báo Đại doàn kết đã đăng lại toàn văn của lá thư này. Nhưng như đã thành một thói quen, những người dân tỉnh táo chỉ biết được các thông tin nhạy cảm qua các báo đài nước ngoài.

Hai lá thư của 2 người khác nhau, một là nguyên Thủ tướng, một là nguyên Đại tướng khét tiếng một thời, mỗi người một vẻ nhưng cùng một điểm chung nhất.

Vị cựu Thủ tướng viết: “Nếu thấy cần thiết, Quốc hội nên lấy ý kiến nhân dân, tổ chức theo những phương thức mà nhân dân có thể tham gia một cách thực sự, chứ không chỉ lấy ý kiến nhân dân cho có lệ”.Vị cựu Đại tường thì viết: “Hiện nay, mặc dù Quốc hội đã biểu quyết, nhưng cán bộ và nhân dân vẫn còn nhiều ý kiến khác, lòng dân chưa yên”. Tướng Giáp đề nghị Quốc hội tổ chức một phiên họp và nhấn mạnh phải thảo luận: “thực sự dân chủ, phân tích kỹ những ý kiến khác nhau”.

Lòng dân chưa yên, thực hiện cho có lệ và dân chủ giả vờ là nội dung quan trọng nhất mà mọi người được biết qua 2 lá thư của 2 vị chóp bu Cộng sản. Tất cả đều rất thật, chứ không phải là những luận điệu tuyên truyền của “các thế lực thù địch”, như bộ máy tuyên truyền vẫn ngày đêm rêu rao, mà người dân đã nghe quen đến phát chán vì quá nhàm tai .

***

Gần 20 năm nay, thuật địa lý và phong thủy phát triển rất mạnh tại Việt Nam. Không chỉ khi xây dựng những công trình lớn người ta mới phải mời thầy để xem hướng đất hướng nhà, mà ngay cả khi mua nhà mua đất, người ta cũng cần đến các người có hiểu biết về địa lý để quyết định. Đặc biệt, các quan lớn chóp bu của Cộng Sản còn tin và có điều kiện nhiều hơn ai khác. Những công nhân xây dựng đã kể rằng, khu tòa biệt thự của quan Phan văn Khải đã phải hoãn xây dựng đến 2 lần, chỉ vì chưa có sự thống nhất về ngày khởi công của 2 thầy địa lý người Tầu. Cả tòa biệt thự với sân trực thăng trên nóc của quan Nông đức Mạnh hiện nay cũng có sự góp công của nhiều thầy địa lý cả trong và ngoài nước, đặc biệt là các thầy người Tầu.

Lần này, khi quyết định phá bỏ Hội trường Ba đình, những người thân cận ông Nông đức Mạnh kể rằng, ông đã tìm thấy “long mạch”, nên để bảo đảm sự trường tồn của chế độ CS, nhất định phải xây dựng lại toà nhà mới theo đúng với thế đất.

Nói đến long mạch, trong miền Nam ai cũng nhớ đến Phủ đầu rồng của ông Thiệu một thời. Dinh Tổng thống thời đó được gọi là Phủ đầu rồng. Cũng nghe theo các thày địa lý và áp dụng thuật phong thủy, nơi làm việc của ông ở Dinh Độc lập là đầu con rồng, rồi sửa sang, rồi uốn nắn, rồi xây dựng sao đó để Hồ Con rùa sẽ trở thành cái đuôi con rồng. Sau đó, bao nhiêu công trình xây dựng và sửa sang đều đã được thực hiện như ý ông muốn. Nhưng cuối cùng, cuộc đời và cả sự nghiệp của một vị Tổng thống đã ra sao thì ai cũng biết.

Từ ngàn đời xưa dân gian đã nói, đức năng thắng số, có đức mặc sức mà hưởng. Những điều đơn giản ấy chính là chân lý, chân lý này đã được đúc kết và minh chứng qua mọi thời đại. Ngài Tổng bí thư của chúng ta, chỉ mạnh ở những mặt nào khác, còn cái đức của ngài thì rất nông, thật ứng với tên của Ngài.

Lòng dân chưa yên, một vị Đại tướng của chế độ CS đã nói như thế. Lòng dân chưa yên, một cách nói nhẹ nhàng, thật ra, đang rất nhiều oán than, kêu gào và nguyền rủa của mọi tầng lớp nhân dân về cái chế độ bất nhân này. Đâu cần phải mất công nhiều, cứ đến ngay các văn phòng được gọi là tiếp dân của cả 2 miền Nam Bắc, thì thấy ngay điều đó, rất rõ.

Lòng dân cũng là ý trời. Thuận thiên giả tồn. Nghịch thiên tất vong.

Lòng dân chưa yên. Một tín hiệu đã như những lời tiên tri, báo hiệu sự cáo chung của một chế độ độc tài toàn trị đang đến, vào một ngày không còn xa.

Việt Nam (11/2007)
Hoàng Quân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.