Ðảng Lúng Túng Chống Lạm Phát

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một bạn đọc mới viết thư than phiền mục này “duy ý chí, không khách quan” khi bàn về nạn lạm phát ở Việt Nam ảnh hưởng tới đời sống người lao động ra sao. Vị độc giả hỏi, “chắc ông hiểu rõ thế nào là chu kỳ tăng trưởng và suy thoái của kinh tế?” Ý nói, lạm phát xẩy ra ở Việt Nam là chuyện tự nhiên trong một chu kỳ kinh tế, không nên đổ lỗi cho đảng Cộng Sản.

JPEG - 5.9 kb

Ðọc những ý kiến đó, người viết phải suy nghĩ, tự xét mình. Suy nghĩ rồi, phải trả lời ngay tác giả bức thư trên là: Chúng tôi xin phép không đồng ý với ông. Lý do rất giản dị. Kinh tế cả thế giới đang yếu dần, lạm phát có tăng lên ở nhiều nước Ðông Á. Nhưng chưa có một nước nào mà tỷ lệ lạm phát lại lên tới hơn 18% trong ba tháng đầu năm nay như ở Việt Nam, tức là gấp đôi tới gấp ba các nước chung quanh. Chính nhà nước đẻ ra lạm phát để cho giới tư bản đỏ làm giầu. Rồi khi cứu chữa, thì lại làm cái xẩy nẩy cái ung! Phải kết luận cảnh người lao động nước ta khốn đốn vì vật giá leo thang là do đảng Cộng Sản không điều khiển nổi kinh tế thị trường, họ phải chịu trách nhiệm.

Nước Mỹ cũng đang bước vào một thời kỳ kinh tế thoái trào, cơn khủng hoảng tín dụng sẽ còn tác hại vì những món nợ dưới tiêu chuẩn vay để mua nhà nay không trả được. Không thấy chính quyền Mỹ hô hào dân hãy yêu nước hơn, hãy trả tiền nhà đầy đủ để tránh cho các ngân hàng khỏi thiếu tiền! Nhìn vào các hoạt động của giới lãnh đạo tài chánh và kinh tế Mỹ chúng ta thấy họ đã đi tìm những biện pháp để tránh cơn suy thoái mà không ai muốn bắt dân chúng phải hy sinh vì lòng yêu nước cả. Bộ Tài Chánh đưa ra các kế hoạch. Quốc Hội, do đảng đối lập kiểm soát, đưa ra những kế sách của họ. Trong Thượng Viện, các nghị sĩ hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ nêu lên các dự án khác nhau. Các giáo sư kinh tế ở đại học, các công ty tài chánh tư nhân đều nêu ý kiến, trên báo chí không biết bao nhiêu lời bàn kinh bang tế thế! Tòa Bạch Ốc bài bác những kế hoạch của quốc hội, họ tranh luận với nhau; hai bên đều đưa ra những lý luận biện hộ cho chính sách của mình. Sau vài tuần, hai phe ở Thượng Viện tìm cách thỏa hiệp, bây giờ tới ông Bush cũng ngỏ ý muốn thương thuyết với quốc hội để tìm những giải pháp trung dung. Ông chủ tịch Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang, tức Ngân Hàng Trung Ương độc lập với cả Hành pháp lẫn Lập pháp, cũng có những biện pháp tài chánh tức thời để ngăn không cho cuộc suy thoái trở nên trầm trong. Ðầu tuần này, ông Ben Bernanke mới ra tường trình với Quốc Hội để bị chất vấn.

Tóm lại, ở một nước tự do, việc điều hành nền kinh tế quốc dân được bầy ra công khai, được tranh luận rốt ráo, và từ chính phủ tới Quốc Hội, tới giới chuyên môn, ai cũng có cơ hội lên tiếng cho toàn dân được nghe. Sau này, người ta sẽ phán đoán ai khôn, ai dại, ai nói đúng, ai nói sai, không ai giấu giếm được.

JPEG - 49.1 kb

Còn ở nước Việt Nam ta thì sao? Chỉ có một nhóm trong đảng Cộng Sản chiếm độc quyền “lãnh đạo!” Khi lạm phát đã lên tới 12% năm ngoái, nhiều nhà chuyên môn đã cảnh báo vật giá còn leo thang nữa. Nhưng khi một chuyên gia kinh tế viết bài cho một tờ báo đề nghị những giải pháp tháo gỡ nạn lạm phát thì tờ báo đã tính đăng rồi lại không dám. Họ xin lỗi tác giả, giải thích rằng “các ông ở trên” thấy những ý kiến đó cũng hay nhưng muốn chờ các ông quyết định trước đã. Nếu có đưa các ý kiến đó ra thì cũng sẽ trình bày như đó là ý kiến của các cụ nghĩ ra, chứ không phải là do con dân đạo đạt lên! Trong khi đó thì các đại biểu Quốc Hội đang ở đâu, đang thức hay ngủ, người dân cũng chẳng quan tâm!

Còn các cụ, ngoài việc lo tha bổng cho ông Nguyễn Việt Tiến thư thái về nhà lo giữ sức khỏe, các cụ đã làm gì?

JPEG - 42.3 kb

Ở nước ta, từ mấy năm trước đảng Cộng Sản lãnh đạo kinh tế đã thả cho các ngân hàng thương mại tung tiền ra cho vay; vì các cụ muốn đọc những con số thống kê nói tốc độ kinh tế tăng lên cao! Dân càng có tiền nhiều thi các việc mua bán càng tăng, tha hồ khoe nhà nước giỏi! Ðến giữa năm 2007, tổng dư nợ toàn quốc lên tới 1,000 tỷ đồng, gấp ba lần con số đó năm 2003! Số tiền tăng lên 25% mỗi năm mà số hàng cố gắng lắm cũng chỉ tăng được 7% đến 8%, chính Ngân Hàng Nhà Nước đã thúc cho giá cả tăng lên! Tiền cho vay mua nhà đất lên tới 350 ngàn tỷ đồng vào cuối năm 2007. Nhờ số tiền bơm vào nền kinh tế đó nên giá nhà đất, giá cổ phần trong thị trường chứng khoán tăng vọt, các nhà tư bản đỏ tha hồ làm giầu, các cụ cười thỏa thuê. Ðến giữa năm 2007, lạm phát bắt đầu lên chóng mặt, các cụ mới hơi lo.

Những người nắm chính sách tiền tệ ở nước ta cũng biết rằng lạm phát là do số hàng hóa, dịch vụ không tăng nhanh bằng số tiền tệ chạy đuổi theo hàng hóa. Vì vậy, sách vở nói muốn chống lạm phát thì phải giảm số tiền tệ đang lưu hành. Một biện pháp là buộc các ngân hàng thương mại phải giữ tiền lại, không có tiền dư đem cho vay nữa. Hai là thu tiền của ngân hàng thương mại vào bằng cách bán công khố phiếu cho họ.

Vào giữ năm 2007, đảng ra lệnh Ngân Hàng Nhà Nước bắt các ngân hàng thương mại phải giữ lại tiền gọi là “dự trữ bắt buộc” gấp đôi tỷ lệ cũ. Tháng Giêng năm 2008, điều chỉnh lãi suất cơ bản và chiết khấu để không cho các ngân hàng vay nợ dễ dàng nữa. Ngân Hàng Nhà Nước lại ra lệnh các ngân hàng thương mại giảm số cho những người mua chứng khoán vay, xuống bằng một phần ba tỷ lệ cũ. Những biện pháp đó thắt chặt túi tiền trong hệ thống tài chánh. Nếu đúng như các cụ muốn, thì lạm phát phải nguội bớt đi, ai nấy đều vui vẻ.

Nhưng các biện pháp trên đã tạo nên những tác dụng ngoài ý muốn. Các ngân hàng thương mại thiếu tiền mặt!

JPEG - 73.1 kb

Các cụ còn ban hành thêm giải pháp thứ hai: Rút tiền từ các ngân hàng thương mại về. Bộ Tài Chánh muốn đổi tiền đô la Mỹ sang đồng tiền Việt Nam cũng bị Ngân Hàng Nhà Nước từ chối, bèn rút tiền từ các ngân hàng quốc doanh về xài. Ngày 13 Tháng Hai, Ngân Hàng Nhà Nước phát hành trái phiếu, ra lệnh các ngân hàng thương mại phải mua tổng cộng 20,000 tỷ đồng Việt Nam với lãi suất 7.8%, thấp hơn mức lạm phát. Những ai từng sống ở Việt Nam còn nhớ những lần địa lãnh thư bảo đảm hay kiện hàng ở bưu điện đã bị bắt buộc phải mua “công trái.” Bây giờ, vẫn cảnh đó, nhưng ở “tầm mức vĩ mô” và nạn nhân mua công trái phải chịu lỗ nữa! Lệnh ban ra đúng lúc các ngân hàng thương mại đang thiếu tiền, sau khi tỷ lệ tiền dự trữ mới bị tăng thêm 1%! Họ chạy quanh gõ cửa nhà nhau vay tiền rối rít, vì thế mới có cảnh các ngân hàng khi vay lẫn nhau phải trả lãi suất 40%! Trong mấy tuần lễ, các ngân hàng phải thu đủ 20 ngàn tỷ đồng, bằng 10% số lượng tiền tệ đang lưu hành trong nước! Ðúng vào lúc các nơi đều khan hiếm tiền mặt!

Kết quả là các ngân hàng không có tiền để cho các xí nghiệp vay! Nhiều ngân hàng phải từ chối thân chủ. Nhiều xí nghiệp phải giảm nếu không ngưng hoạt động vì thiếu tiền! Kinh tế ngưng trệ!

Bấy giờ các cụ mới nghĩ lại, trong lúc vẫn bận rộn với việc tha bổng cho ông Nguyễn Việt Tiến! Vừa mới thu tiền về, bây giờ các cụ lại cho nó bơm tiền ra! Ngân Hàng Nhà Nước bơm thêm 30 ngàn tỷ đồng vào trong hệ thống, cao gấp rưỡi số tiền 20 ngàn tỷ mà họ đang thu về! Ðó là chính sách tiền tệ của những đỉnh cao trí tuệ loài người!

Khi ngân hàng trung ương một nước làm ăn như vậy thì hậu quả đầu tiên là người dân không tin nữa. Người dân đây gồm cả các nhà kinh doanh. Họ không tin là đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý biết được một tý gì về kinh tế thị trường cả! Mình phải tự lo lấy thân mình thôi! Ðảng càng nói “chống lạm phát” thì cứ lo trước đi, lạm phát sẽ còn tăng lên nữa! Mà nó tăng lên thật. Tin giờ chót: Nó mới tăng lên thành 19% tháng trước!

Tâm lý lạm phát nguy hiểm hơn lạm phát thật. Khi ai cũng lo giá cả mọi thứ đều tăng, không ai muốn giữ tiền trong nhà, sợ mất giá. Người ta lo chạy đi mua, nhà giầu mua vàng, nhà nghèo mua gạo! Làm cho giá càng tăng thêm nữa. Ở Sài Gòn có “Giới Áp Phe A Lô” chỉ ngồi một chỗ gọi điện mua vàng, mua đô la, rồi lại bán ngay, cũng qua điện thoại! Một cô chỉ ngồi trong quán gọi điện thoại, “một ngày nhắm mắt cũng kiếm được vài triệu!” Lương trung bình của các công nhân ở Việt Nam chưa được một triệu đồng một tháng. Một nhà báo kinh tế viết: Chỉ ôm cái a lô mà dựng đại nghiệp!

Vì muốn đổ nước lạnh lên chữa cái tâm lý lạm phát đang sôi sục đó, cho nên ông Nguyễn Tấn Dũng và tập đoàn Mặt Trận Tổ Quốc mới phải cùng đứng ra ca 6 câu xin đồng bào yêu nước hãy ngưng… đong gạo, cho giá cả không lên nữa. Có ai tin được những lời họ nói hay không?

Ðại khái, đó là mấy màn ngắn trong vở tuồng kinh bang tế thế của đảng Cộng Sản Việt Nam trong mấy tháng qua. Chạy đi chạy lại, bơm ra bơm vào, nạt nộ một hồi không xong thì năn nỉ. Cuối cùng chỉ mấy thằng dân chịu khổ chứ còn ông Nguyễn Việt Tiến vẫn có thể chuẩn bị lên đường du lịch vòng quanh thế giới! Nếu mô tả tất cả những cảnh tượng đau lòng đó mà bị độc giả chê là “duy ý chí, thiếu khách quan,” thì cũng đành chịu!

JPEG - 60.9 kb

Vậy muốn cho giới lãnh đạo kinh tế một nước không chạy quanh lúng túng làm khổ thằng dân như vậy, thì ai có một đề nghị cụ thể, giản dị nào hay chăng?

Rất giản dị: Phải có tự do. Một nhóm người độc quyền lãnh đạo thì họ không những chỉ nghĩ tới quyền lợi riêng của chính họ, mà họ còn mất cơ hội lắng nghe những ý kiến của người khác. Quốc dân hơn 80 triệu con người, 80 triệu cái đầu, không lẽ thiếu những người biết làm kinh tế thị trường hay sao? Bao giờ người ta mới được tự do phát biểu? (Người Việt; Friday, April 04, 2008)

Ngô Nhân Dụng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.