Đánh đổ máu bạn của TNLT, được gì?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tù nhân Lương tâm Trần Minh Nhật mãn án, ra tù. Ngay vào mùa cả đản dồn sức ăn mừng “quốc khánh” thứ 70. Trùng khớp vào mùa Cô Hồn giữa tháng Bảy ta.

Vở diễn còn đang chờ tổng dượt. Vở doạ đã kéo màn nhiều bận.

Trước tiên, cô-hồn-các-đản tới nhà anh trai của bạn Nhật để doạ dẫm gia đình dưới vỏ dáng “kiểm tra hộ khẩu”, khiến chị dâu của bạn Nhật bị lên cơn co giật rồi bất tỉnh, phải nhập viện cấp cứu.

Đi đón bạn Nhật ra tù không chỉ là thân nhân hay bạn bè ở Vinh, mà còn gồm nhiều bạn hữu từ cả hai đầu Sài Gòn và Hà Nội. Không khí đón tù vui như hội. Hoa đón tù nhiều như tiệc cưới. Còn nước mắt với nụ cười thì nở rộ chẳng khác gì sen giữa Hạ.

Thế là cô-hồn-các-đản ở Lâm Hà vội vàng chuyển cảnh. Sáng ngày 28/8/2015, tất cả lật đật hoá trang thường phục, nhưng không dấu được những áo lót với vớ xanh cứt ngựa.

Một trong ba chuyến xe đưa bằng hữu của bạn Nhật vừa rời khỏi Lâm Hà vài cây số thì bị hàng chục côn đồ chặn lại. Nếu không từng biết mặt quen tên bọn cướp cạn địa phương này thì chưa chắc tài xế đã dừng xe.

Pha hành động của cuốn phim Trả Thù Thô Bạo này xảy ra ngay trên xe, và cả dưới đường, sau khi bọn cô-hồn-các-đản ở Lâm Hà lôi hành khách xuống xe để tiếp tục đánh đấm, giật phá tài sản của họ.

Để được gì?

Một là, để chứng minh rằng mỗi địa phương có một triều đình riêng, một hệ vua riêng, coi chính phủ hay Trung Ương chỉ như “cái mặt CA”, và có thể thách Trung ương coi có dám động tay động chân gì cho há miệng mắc quai chăng, một khi chính Trung ương đang rầm rộ dịch chuyển sang chính sách đối nội bằng côn đồ.

Đây mới chính là cốt lõi của cái tuyên ngôn độc lập từng được đọc trên khán đài ngày cướp chính quyền 70 năm trước. Chỉ vỏn vẹn 70 năm mà nước ta xây dựng được tổng cộng 11112 triều đình cấp Phường/Thị trấn/Xã, chẳng phải là một kỷ lục rực rỡ đáng tự hào gấp vạn lần hơn cái nồi lẫu 3 tấn hay đòn bánh tét 21 thước kia hay sao?

Hai là, để làm nhoè bức ảnh đón tù rất đáng bực mình vì còn đang luân lưu nhiều vòng trái đất kia. Không thể nào như vậy được! Không thể nào các vì vua cấp xã này chịu đựng nổi cái hình ảnh tù chính trị về làng trong cảnh Trạng Nguyên vinh quy bái tổ. Lại là thứ tù chính trị mang tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền” nữa chứ!

Không thể có bất kỳ hình ảnh nào quang vinh hơn là một tập thể cô-hồn-các-đản đã từng gan góc hô hào chống ách nô lệ của Pháp, hay gan góc hô hào đứng về phía đồng minh chống phát xít bấy nay, như bản tuyên ngôn có nói tới từ 70 năm trước. Thế thì phải đánh nhoè nó thôi, bằng máu của nó!

Ba là, để cho những người nổi tiếng, ở cả hai đầu đất nước đến đây đón bạn ra tù, sẽ thấy bài học máu me lênh láng này, đi tiếp ngay sau những bài học thịt nhừ xương gãy của Chí Tuyến ngoài Hà Nội hay Quang Tuyến trong Sài Gòn, mà nhũn người ra…

Bởi, một khi giấy triệu tập không làm họ sợ; lập chốt canh trước nhà không làm họ sợ; đổ keo dán sắt vào khoá cổng không làm họ sợ; trại phục hồi nhân phẩm không làm họ sợ; cả tù ngục cũng không làm họ sợ… thì chẳng hoá ra là hệ triều đình khắp nước này đã …hết nước rồi sao?

Bốn là, để tiếp tay hỗ trợ cụ thể, như kiểu “hợp đồng tác chiến” với “trận đánh lớn” phân hoá nội bộ phe dân chủ đã được khởi động khá nhộn nhịp hơn tháng nay, bằng phương pháp “xát cá thối” vào những nhân vật gạo cội, từ Công Định trong Nam ra tới Mai Dũng ngoài Bắc. Cứ rỉ tai đầu này để gây tị hiềm hay ngờ vực ở đầu kia, thì có bao lâu mà cả làng chẳng phân loại chia phe đánh nhau loạn xạ?

Một khi mà tên tuổi/uy tín huy động quần chúng của những nhân vật đó, vốn là mối nguy tiềm tàng như tàu ngầm hạch nhân đối với tập thể côn-đồ-các-đản, mà lại có cơ trở thành những tảng băng nổi có thể đánh đắm con tàu Titanic từng được mệnh danh vô địch muôn năm không thể chìm, thì quả là… đã đến giờ ra tay thôi. Và còn gì nhạy cảm mà hữu hiệu hơn là hai ngọn dáo tiền & gái cho chiến dịch đó, hay gậy gộc cùng máu me cho chiến dịch này?

Năm là, tạo ra phép thử, xem giới ngoại giao từng bảo trợ cho giới dân chủ này sẽ làm gì nào? Đặt điều kiện áp lực trên những lời “cam kết” viện trợ ODA chăng? Gây thêm khó khăn trong tiến trình hội nhập cộng đồng kinh tế TPP chăng?…

Điều này nhắc nhớ nhiều người về cái đận WTO. Nào có khác gì? Ta cứ thả dăm ba người bắt lại chục người, và đánh đổ máu vài người khác, mà vẫn được nước bạn Campuchia ký tên đồng ý cho ta gia nhập vào WTO đó thôi! Phần chậm chân bất lợi à? Không đâu. Nhà nước chậm chân thì nhân dân uống nước đục chứ lãnh đạo thì vẫn XO pha Coke hàng ngày đấy!

Sáu là, tạo ra một phép thử khác cho người vô thần, về độ chắc của dàn giá búa liềm, xem, với những kết quả máu me trong mùa Vu Lan này, thì hệ luỵ Đảo Huyền, tức là treo ngược bố mẹ và cửu huyền thất tổ lên cái dãy giá búa liềm kia có thật xảy ra hay không?

Chắc là không. Chí ít là không thấy được. Cũng không thể nào cái dàn giá búa liềm đó sập được. Liên Sô với Đông Âu là chỗ nào vậy? Ở đây, bảy mươi năm rồi màu máu trên dãy giá đó vẫn còn tươi. Và sẽ còn tươi muôn năm, một khi mà hàng ngũ giới dân chủ còn đổ máu với đản và rỉ máu với nhau, như giờ.

Thật!

28/8/2015 – Tròn 52 tuổi bài diễn văn “Tôi có một giấc mơ” của TS Martin Luther King Jr. trước nhiều trăm ngàn người tuần hành tại Hoa Thịnh Đốn.

Blogger Đinh Tấn Lực

Nguồn: Blog Đinh Tấn Lực

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.