Đất nước của chung nhưng ai giữ?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Năm 2001, luật sư trẻ Lê Chí Quang viết bài “Hãy cảnh giác với Bắc Triều”, vạch trần những mưu đồ của Trung Quốc đối với Việt Nam. Đây là bài viết đầu tiên phản đối ảnh hưởng của Trung Quốc. Anh bị nhà nước CSVN bắt giữ năm 2002. Khi đó hành động của Lê Chí Quang thật lẻ loi, nhiều người dân còn ngỡ ngàng không hiểu Lê Chí Quang tại sao lại cảnh báo về thảm họa của Trung Quôc đối với Việt Nam trong thời điểm ấy. Sau đó, hiệp định đánh cá trên vịnh Bắc Bộ, Hiệp định biên giới mới làm những người yêu nước lờ mờ nhận ra rằng Lê Chí Quang đã cảnh báo một thảm họa thật sự đang dần đến với đất nước.

Vài năm sau, đến năm 2007, Trung Quốc trắng trợn thành lập huyện Tam Sa bao gồm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Khi ấy những người yêu nước Việt Nam mới bừng thoát khỏi cơn mê, khỏi bức màn đầy sương khói được giăng bởi những luận điệu, mỹ từ ca ngợi quan hệ hai nước do hai đảng cộng sản Trung-Việt thêu dệt lên. Cuối năm 2007, một cuộc xuống đường phản đối ngay trước đại sứ quán Trung Cộng tại thủ đô Hà Nội và lãnh sự quán Trung Cộng tại Sài Gòn thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên. Những tuần lễ sau đó đều có thêm cuộc xuống đường khác nhưng đều bị dập tắt. Nhưng từ bước ngoặt đó đã xuất hiện ngày càng nhiều những tiếng nói lên án việc cầm quyền Trung Cộng manh tâm thôn tính lãnh hải của Việt Nam và đã có nhiều người chịu chung số phận giống như Lê Chí Quang trước kia. Tức là bị bắt bớ, cầm tù như Pham Thanh Nghiên, Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Đức Thạch, Nguyễn Văn Hải (Điếu cày) v.v… Sau hàng loạt bắt bớ, trấn áp, nhưng sự phản đối của những người yêu nước không hề bị dập tắt. Trái lại tinh thần yêu nước còn bùng lên và lan rộng; nhất là sau vụ khai thác xô-xít. Lúc này nhiều trí thức, tướng lãnh ở trong nước đã đứng lên cất tiếng nói chỉ trích hành động hèn nhát, vô trách nhiệm của chính quyền Cộng Sản; lập những trang web, blog cá nhân vạch trần và lên án hành động bán nước công khai của chính quyền cộng sản.

Sự ra đời của trang web BauxiteVietNam, được coi là sự nhập cuộc đấu tranh của giới trí thức yêu nước, đã là nguồn hỗ trợ vô giá, là điểm tựa tinh thần cho những người dân trong nước cất tiếng đòi hỏi chủ quyền đất nước, lên án những hành vi gây thiệt hại đến đất nước. Tháng 9-2009, chính quyền Cộng sản khi tiếp tục định dùng những biện pháp đê hèn bắt giam và vu cáo một số blogger, nhà báo phạm tội “xâm phạm an ninh quốc gia”. Ngay lập tức dư luận trong và ngoài nước cùng cộng đồng quốc tế đã cất tiếng nói mạnh mẽ và toàn diện, khiến chính quyền cộng sản buộc phải thả những blogger và nhà báo này.

Trước sự phản kháng mạnh mẽ và đầy chính nghĩa của mọi giai tầng trong xã hội về hành vi lấn chiếm của Trung Quốc, chính quyền CSVN thấy khó có thể tiếp tục dùng vũ lực để trấn áp, bèn xoay sang dùng những thủ đoạn vụn vặt nhưng thâm hiểm. Đó là triệu tập, thẩm vấn gây khó dễ cho người yêu nước. Mặt khác họ cũng tìm cách đối phó, xoa dịu dư luận trước sự tham lam của Trung Quốc, như tổ chức các cuộc hội thảo về chủ quyền biển đảo, sưu tầm chứng cứ lịch sử về chủ quyền, phát động phong trào tìm hiểu chủ quyền biển đảo… đồng thời cũng đã gia tăng quan hệ quân sự với các nước lớn trên thế giới có quyền lợi ở Biển Đông, mua sắm một số trang bị quân đội. Tuy nhiên hiệu quả của những xoa dịu này không mấy khả quan, vì người dân biết rõ chính quyền Hà Nội không thực tâm, và không dám làm mất lòng cộng sản Trung Quốc.

Thấy công cuộc thôn tính biển đảo của Việt Nam có dấu hiệu không thuận, Cộng sản Trung Quốc hối thúc hải quân dùng sức mạnh quân sự bắn giết, cướp bóc, phá phách tính mạng và tài sản của ngư dân Việt Nam, gây sức ép với chính quyền CSVN, đồng thời ve vãn, mua chuộc những nhân vật chóp bu trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam để làm công cụ trấn áp người yêu nước, hoặc tuyên truyền sai lệch về thực trạng, ru ngủ dư luận Việt Nam, hòng tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc dễ dàng thôn tính lãnh thổ Việt Nam.

Hành động bắn giết ngư dân Việt Nam là hành động bạo tàn ai cũng có thể thấy, tại sao Trung Quốc ngang ngược làm như vậy? Và họ có ý đồ gì?

Để dọa dẫm ngư dân Việt Nam phải rời bỏ vùng biển của tổ quốc mà họ đã xâm lấn?

Đó chỉ là một phần của sự thật.

Thái độ lập lờ của nhà cầm quyền Hà Nội, đặc biệt là tuyên bố của những giới chức cao cấp nhà nước Việt Nam bênh vực quan điểm của Trung Quốc về vấn đề biển đảo trái ngược với chính những gì đã được Hà Nội công bố trong quyển Vấn Đề Biên Giới Giữa Việt Nam và Trung Quốc khiến người ta có lý do xác đáng để nghi ngờ rằng Hà Nội và Bắc Kinh đã có những cam kết về biển đảo, chính trị. Tuy nhiên, điều kiện chưa thuận lợi bởi dư luận lên án gay gắt, buộc lòng Hà Nội phải tìm mọi cách trì hoãn việc ký kết hiệp định biển đảo trong những năm cuối thế kỷ trước. Mặt khác, một số cá nhân trong chính quyền cũng không muốn thực hiện những cam kết bán nước, nên nhóm này chần chừ mong muốn tìm cơ hội. Trước tình thế Việt Nam đang do dự, lần chần sợ để lâu bất lợi, Trung Quốc một mặt gây hấn, một mặt úp mở công bố những tài liệu về những cam kết của Hà Nội, về ông Hồ Chí Minh, để làm áp lực, buộc Việt Nam phải ra mặt công khai chính kiến. Có nghĩa là buộc phải chính thức lên tiếng hợp thức hoá việc mất đất đai, biển, đảo cho Trung Quốc. Chính vì vậy mà các thứ trưởng ngoại giao Lê Công Phụng, Vũ Dũng,…. đã nhiều lần lên tiếng biện minh dùm Trung Quốc là hơn mười ngàn cây số vuông vịnh Bắc Bộ, Vùng Ải Nam Quan, thác Bản Giốc chính, v. v…. trước đây người Việt vẫn “tưởng lầm” là của Việt Nam, nhưng “thực sự thuộc về Trung Quốc”. Cũng chính vì những cam kết, thỏa thuận này mà Bộ Ngoại Giao Việt Nam chỉ biết lên tiếng yếu ớt, chứ không dám kiên quyết, mạnh mẽ khẳng định chủ quyền. Không những thế, còn sách nhiễu, giam cầm bất cứ ai lên tiếng chống trung Quốc, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của tổ quốc.

Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, nhưng nó lại bị ràng buộc với quyền lực của ĐCSVN. Những gì đã diễn ra cho thấy chủ quyền quốc gia và quyền lực của đảng CSVN tỷ lệ nghịch với nhau. Để có chỗ dựa củng cố quyền lực, đảng CSVN phải dâng đất, nhượng biển. Tức là phải từ bỏ chủ quyền của Việt Nam tại một số vùng đất vùng biển mà Trung Quốc thèm muốn. Từ những vùng biên giới đến cả vùng biển lưỡi bò, nay Trung Quốc đang dòm ngó Tây Nguyên và những vùng núi non địa đầu của tổ quốc qua việc khai thác bô-xít và thuê rừng đầu nguồn. Cùng lúc đó thì nhà cầm quyền CSVN cũng đang ra sức “Trung Quốc hoá” nếp sống, nếp nghĩ của người dân Việt Nam dùm cho Trung Quốc… Chưa biết tham vọng của Trung Quốc sẽ dừng ở đâu, và liệu rằng Trung Quốc có dừng lại tham vọng của họ không, khi mà những dấu hiệu của cuộc bắc thuộc lần thứ năm đang ngày càng rõ dần? Trong bối cảnh này, câu hỏi đặt ra cho người Việt Nam là, dân ta đành cúi đầu chấp nhận thời kỳ bắc thuộc mới với những viên thái thú người Việt ở Hà Nội hay không?

Câu trả lời đang được cất cao và nhân rộng qua những hàng chữ “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”, hay hàng chữ viết tắt ngắn gọn “HS.TS.VN” mang cùng ý nghĩa (và hiểu rộng hơn là bảo vệ chủ quyền đất nuớc mà Hoàng Sa, Trường Sa là biểu trưng), đã và đang lan toả trên nhiều tỉnh thành Việt Nam. Viết những hàng chữ đó ở các nơi công cộng một cách rộng khắp trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã ít nhất thể hiện những điều sau đây:

• 1/ Người dân Việt Nam phải tự đứng lên khẳng định chủ quyền của tổ quốc, không thể trông chờ vào nhà cầm quyền tay sai ươn hèn hiện nay làm dùm bổn phận thiêng liêng này.

• 2/ Viết những hàng chữ đó tức là chống Trung Quốc, đồng nghĩa với việc phủ nhận sự chính danh của nhà nước CSVN hiện nay; cũng như không chấp nhận tình yêu nước thiêng liêng và tự nhiên của mỗi người Việt Nam dưới sự điều hướng của đảng CSVN thành “yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa”. Thể hiện hai tinh thần này nói lên sự phủ nhận quyền lực của đảng CSVN.

• 3/ Từ hơn 2 tháng qua, những chữ HS.TS.VN đã ngày càng được nhân rộng một cách nhanh chóng tại nhiều nơi, cho thấy đây là việc làm không khó khăn mà bất cứ những ai có lòng đều thực hiện được. Tuy vậy nó biểu hiện tinh thần “không sợ hãi nữa”, một tinh thần đã đeo đẳng dân tộc Việt Nam từ ngày cộng sản nắm quyền cai trị.

• 4/ Tuy đây chỉ là những việc nhỏ, nhưng khi được nhân rộng khắp nước thì sẽ có giá trị như cuộc biểu tình bảo vệ chủ quyền trên khắp cả nước. Và quan trọng hơn, cho thấy trong muôn vàn khó khăn, dân tộc Việt Nam vẫn có thể “chung tiếng, chung lòng, chung sức” qua những việc làm thích hợp. Thực hiện được sự nối kết tinh thần yêu nước bằng những hành động cụ thể, đồng loạt là điều căn bản để tiến đến những bước đấu tranh xa hơn. Đây là điều CSVN luôn luôn lo sợ và tìm cách phá vỡ. CSVN không sợ những cá nhân, hành động lẻ tẻ, nhưng vô cùng lo sợ những kết hợp, nên luôn luôn tiêu giệt sự kết hợp ngay từ trong trứng nước.

Thực trạng nguy khốn của đất nước trong tay nhà cầm quyền CSVN đã và đang đánh thức lương tri của người dân Việt. Giới lãnh đạo tinh thần chân chính, giới trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo, thanh niên, sinh viên, học sinh, công nhân, dân oan và nhiều tầng lớp dân chúng trong thời gian qua đã cùng lên tiếng cảnh báo “tổ quốc lâm nguy”. Những ai còn mang giòng máu Việt Nam trong huyết quản hãy mau mau nhập giòng. Không cần khởi động bằng những việc lớn nhưng hãy nhập giòng bằng những việc nhỏ thích hợp trong tầm tay của mỗi người.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.