Đất Nước Này Là Của Ai?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đất Nước Này Là Của Ai?

Trả lời: Nước Việt Nam là của người Việt Nam. Đất nước này là của nhân dân Việt Nam, sao còn phải hỏi một câu vớ vẩn như thế. Và chính quyền này cũng vậy, là của dân, do dân và vì dân.

Có phải như vậy không?

Cái khối nhân dân trừu tượng đó là ai?Là những thành phần nào?

Trong bộ phim tài liệu “Chuyện tử tế” của đạo diễn Trần Văn Thủy trước đây, ống kính của máy quay đã nhiều lần chĩa vào những chữ “nhân dân” xuất hiện ở khắp mọi nơi trên đất nước này: Tòa Án Nhân Dân tỉnh…, quận…, Viện Kiểm sát Nhân Dân tỉnh…, Bệnh viện Nhân Dân, Nhà thuốc Nhân Dân, Cửa hàng Nhân Dân…

Cái khối nhân dân trừu tượng được quan tâm ưu đãi tuyệt vời đó là bao gồm những ai?

Có phải là công nhân-giai cấp tiên phong, lực lượng nòng cốt của Đảng CSVN trong những cuộc cách mạng thần thánh vừa qua như những người lãnh đạo Đảng vẫn tiếp tục ca mãi bài ca này?

JPEG - 12.8 kb

Xin hãy nhìn thử xem hiện nay giai cấp công nhân ở nước này đang sống như thế nào? Họ đang phải vắt kiệt sức mình trong những công ty, nhà máy của Nhà Nước hoặc liên doanh với nước ngoài, với một mức lương bèo bọt trên dưới một triệu đồng/tháng, thường xuyên làm việc trong những điều kiện rất khe khắt căng thẳng do chủ đặt ra, thường xuyên bị đe dọa trừ lương, cắt lương, đuổi việc, bị la mắng và trong một số trường hợp còn bị các ông chủ người nước ngoài xúc phạm bằng lời lẽ hoặc bằng vũ lực. Và khi hàng trăm hàng ngàn công nhân ở nơi này nơi kia chịu không nổi vùng dậy biểu tình đòi tăng lương, đòi những quyền lợi nhỏ bé và cụ thể mà phải khó khăn lắm họ mới đạt được một phần nhỏ thắng lợi, thì gần đây nhất Chính phủ và Vị Thủ tướng nhân dân đã cho họ một đòn đau khi ra Nghị định số 12/2008/NĐ-CP ngày 30/1/2008 quy định buộc ngừng đình công và xử phạt những người đình công nếu những cuộc đình công đó gây thiệt hại đến kinh tế…Còn đối với những người không sống nổi với mức lương bèo bọt trong nước, cắn răng tìm con đường xuất khẩu lao động đem thân đi làm thuê ở xứ người mà chua chát thay,cũng là mang ngoại tệ về cho đất nước, khi có chuyện thiệt thòi hay bị đối xử tệ, chính phủ Việt Nam làm được gì để can thiệp và bảo vệ cho họ? Câu chuyện về những nữ công nhân bị đàn áp ở Jordan gần đây hay công nhân Việt Nam làm việc trong điều kiện khắc nghiệt ở Malaysia và theo BBC Vietnamese “ từ 2004 tới nay đã có trên 300 công nhân VN chết khi làm việc ở Malaysia. Riêng năm ngoái con số này là 107. Đa số các trường hợp được ghi nhận là ’đột tử’.” Đất nước này do vậy không thể là của họ.

Đất nước này là của ai? Có phải là nông dân-lực lượng nòng cốt thứ hai của Đảng, tầng lớp đông đảo nhất ở Việt Nam từ trước đến nay?

JPEG - 56.4 kb

Xin hãy nhìn thử xem hiện nay người nông dân ở nước này đang sống như thế nào? Bản thân họ trực tiếp làm ra hạt gạo nuôi sống dân tộc Việt Nam và xuất khẩu ra nước ngoài, nhưng đời sống của người nông dân cho đến tận bây giờ vẫn rất nghèo, đất đai của nông dân ở khắp mọi nơi đang bị giải tỏa và đền bù với giá rẻ mạt để giải phóng mặt bằng cho những dự án về kinh tế, quy hoạch…Nhưng thực chất là bọn đầu cơ kinh doanh về địa ốc kết hợp với đám quan chức địa phương gần như cướp ngang của người dân để mua đi bán lại đất đai, làm giàu nhanh chóng, đẩy hàng ngàn hàng triệu nông dân vào cảnh bần cùng.Và khi họ chịu không nổi bồng bế nhau vác đơn đi khiếu kiện từ quê ra tỉnh lên tới thành phố thì chẳng ai trong đám “công bộc, đầy tớ của nhân dân” giải quyết cho họ. Thậm chí chính quyền còn vu cho họ tội “gây rối trật tự công cộng” và ra lệnh bắt tạm giam họ. Vụ việc công an bắt bớ hàng loạt dân oan quận 9 trong đêm 2.3.2008 vừa qua là một ví dụ. Xuất phát của mọi chuyện là do đâu? Nếu như chính quyền khi triển khai dự án Khu Công nghệ cao ở quận 9 đã không giải tỏa bao nhiêu đất đai của người dân rồi đền bù với một mức giá bèo bọt, phi lý và bất công thì đâu có chuyện gì xảy ra? Người dân đâu có lý do gì để phải bức xúc đi khiếu kiện xảy ra xô xát, để rồi bị khép tội gây rối trật tự và bị bắt? Đất nước này do vậy không thể là của họ.

Đất nước này là của ai? Cũng không phải là của hàng triệu người dân nghèo ở khắp nơi đang phải kiếm sống bằng những gánh hàng rong, chạy xe ba gác, xe lôi đi chở hàng…khi chính quyền vừa ra lệnh dẹp tất cả xe ba gác, xe tự chế, các loại hàng rong …mà không hề có một sự chuẩn bị và hỗ trợ chu đáo cho họ để chuyển đổi sang một phương cách mưu sinh khác. Người ta đã đơn giản gạt họ và con cái họ sang một bên để lạnh lùng tiến lên phía trước.

GIF - 14.8 kb

Đất nước này là của ai? Cũng không phải là của tầng lớp trí thức văn nghệ sĩ, vốn là thành phần rất được ưu ái, xem trọng trong bất cứ một xã hội dân chủ nào. Bởi vì hãy thử nhìn xem, cũng như dân chúng, trí thức văn nghệ sĩ có đựơc hưởng những quyền công dân chính đáng ví dụ như quyền tự do ứng cử và bầu cử, quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp biểu tình một cách ôn hòa bất bạo động…không? Có được quyền sáng tác theo tiêu chí tôn trọng sự thật khách quan, theo lương tâm người nghệ sĩ và trách nhiệm công dân là phải phản ánh những mặt trái của xã hội, của chính quyền và đứng về phía nhân dân, về phía nước mắt? Hay là mỗi khi có một tác phẩm nào dám đụng chạm đến những vấn đề gai góc của xã hội, của lịch sử, đụng chạm đến Đảng…thì lập tức bị cấm phát hành, bị thu hồi, người sáng tác bị làm khó dễ, bị cô lập, vùi dập, thậm chí bắt bớ? Hay là mỗi khi muốn nói một điều gì là sự thật, các nhà văn nhà thơ nhà báo đành phải tìm đến các trang báo mạng bên ngoài, blog hoặc bằng con đừơng xuất bản độc lập? Đất nước này do vậy không thể là của họ.

JPEG - 44.3 kb

Đất nước này cũng không phải của ngay cả một số những con người thụôc thành phần có công với cách mạng, gia đình thương binh liệt sĩ…trước đây đã từng đào hầm che giấu cán bộ, góp công góp gạo nuôi cán bộ, từng hy sinh xương máu để góp phần tạo dựng nên chế độ, nhưng vì vẫn còn lương tri và biết xấu hổ nên không mua quan bán tước, tìm mọi cách leo cao leo sâu vào hàng quan chức, ăn trên ngồi trốc, trở thành tầng lớp có chức quyền hoặc tư bản đỏ làm giàu nhanh chóng bằng cách tham nhũng lũng đoạn kinh tế, phù phép của công thành của riêng, làm nghèo đất nước một cách nhanh chóng với những dự án siêu lỗ, thất thoát hàng ngàn tỷ đồng… Không, trong số hàng đoàn người lầm lũi đi khiếu kiện kia hay trong số những người dân oan ở quận 9 bị bắt vừa rồi chẳng hạn, có rất nhiều người thuộc thành phần có công với cách mạng, thương binh liệt sĩ, cựu chiến binh…Đất nước này bây giờ cũng không phải là của họ như họ đã từng lầm tưởng là như vậy.

Đất nước này cũng không thuộc về các tầng lớp nhân dân nói chung bởi vì khi một phần lãnh thổ và lãnh hải của Tổ Quốc bị ngang nhiên chiếm đoạt, khi lòng tự hào dân tộc của người Việt Nam bị xúc phạm nặng nề, người dân đã không được quyền lên tiếng!

Vậy thì đất nước này là của ai, thuộc về ai?
Vậy thì đất nước này là của ai, thuộc về ai?
Vậy thì đất nước này là của ai, thuộc về ai?

Blog’s Song Chi

****

Khóc Mẹ Dân Oan

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.