Đâu phải chỉ có mình Võ Kim Cự

Võ Kim Cự (phải), thủ phạm mang Fomosa vào Hà Tĩnh, người được cho là thuộc “phe ta” của Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mấy hôm nay trên mạng xã hội rộ lên tin Võ Kim Cự, một quan chức nhà nước, một đảng viên cộng sản, một người dính líu nhiều đến Formosa, dự án đầu độc biển Việt Nam đã làm thủ tục định cư ở Canada. Tàu chìm thì chuột chạy, đó là quy luật của đời sống. Thú vật được trang bị một linh cảm rất bén nhạy trước những hiểm nguy, đó là đặc tính để chúng tồn tại. Võ Kim Cự cũng thế thôi, tên này đã gây quá nhiều tội lỗi với đất nước và nhân dân. Võ Kim Cự đã làm những điều mà con người có lương tâm và liêm sỉ sẽ không làm với đất nước và nhân dân mình. Nó đã là con vật và là con vật đánh hơi được những nguy hiểm đang đến gần. Do vậy, ông ta phải tìm đường thoát giống như loài chuột tìm cách thoát trước lúc tàu chìm.

Thế nhưng, hiện nay ở Việt Nam không chỉ có mình đảng viên, quan chức Võ Kim Cự đi tìm chỗ trốn. Bao nhiêu quan chức đã có hay chờ đợi thẻ xanh định cư ở các nước tư bản, con số không nhỏ. Nhiều trường hợp họ chưa qua, nhưng con họ, cháu họ, vợ họ đã nằm phục sẵn ở bên ấy rồi.

Việt Nam tiếp tục là một trong 10 quốc gia có công dân mua nhà tại Mỹ nhiều nhất thế giới, với 3 tỷ USD được chi trả trong năm 2017 và Việt Nam đứng top 10 trong 5 năm liên tục từ 2013 – 2017. Con số này được công bố không khiến nhiều người bất ngờ nhưng lại đáng phải suy ngẫm. Trong số đó có bao nhiêu quan chức như Võ Kim Cự? Bởi trong xã hội Việt Nam hiện nay, giới nhiều tiền, có tài sản lớn đều là cán bộ lãnh đạo. Đó là giới có đủ điều kiện tài chánh để hoàn tất hồ sơ định cư nhanh nhất.

Số liệu của Tổ chức Di cư Quốc tế và Vụ Liên Hiệp Quốc về Vấn đề Kinh tế và Xã hội cũng cho thấy, từ năm 1990 đến năm 2015 có hơn 2,5 triệu người Việt Nam di cư ra nước ngoài. Như vậy, trung bình mỗi năm có khoảng 100 nghìn người Việt di cư. Lại đặt câu hỏi thời gian gần đây, trong số này có bao nhiêu người có lý lịch và chức vụ như Võ Kim Cự?

Tổng biên tập báo, Giám đốc sở, cục trưởng, vụ trưởng, đại biểu quốc hội, thậm chí trưởng phòng, chủ tịch, bí thư quận, phường, nhà báo, hiệu trưởng… cũng có mặt nhan nhản với những ngôi nhà mua sắm được ở nước ngoài. Họ ít tham gia sinh hoạt cộng đồng ở địa phương. Họ tạo nhiều lãnh địa riêng, sống chung với nhau vì thật ra muốn hoà nhập cộng đồng cũng không phải là việc dễ dàng vì bị phân biệt rất mạnh mẽ của lớp người định cư khác.

Với tài sản có được trong suốt thời kỳ làm quan chức, họ dư sức sống như ông hoàng bà chúa ở các nước tư bản giẫy chết mà chẳng cần làm thêm bất cứ công việc gì. Và như thế, hàng năm, hàng tỷ đô la bị chạy ra nước ngoài, kẻ thua thiệt vẫn là những dân đen hèn mọn.

Những con chuột này có thoát suốt đời còn lại không? Ai có thể bắt họ trở về, ai có thể tịch biên những gia sản kếch xù hút từ máu của nhân dân để trả lại cho đất nước? Ai trả lời được câu hỏi này?

Và nên nhớ, không chỉ có mình Võ Kim Cự làm con chuột chạy tránh tàu chìm.
Cho nên chẳng ai cản đường ai, mạnh ai nấy chạy.

Ngày xưa những người phải tìm đường ra đi trước những hiểm nguy chực chờ, nhà nước gọi là những kẻ phản động. Bây giờ, nhiều người cộng sản tìm lối thoát, gọi họ bằng từ gì đây?

Nguồn: FB Do Duy Ngoc

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc (trái) hôm 21/5/2025 đã sử dụng vòi rồng và húc vào một tàu cá của Philippines đang làm nhiệm vụ nghiên cứu gần một trong ba bãi cát có tên là Sandy Cay ở Biển Đông đang tranh chấp. Ảnh: AP

Cuộc chiến ý tưởng của Trung Quốc ở Biển Đông

Bắc Kinh đang sử dụng các viện nghiên cứu để hợp pháp hóa yêu sách hàng hải và định hình nhận thức toàn cầu.

… Cùng nhau, các tổ chức này tạo nên cái mà người ta có thể gọi là “bộ máy truyền thông chiến lược,” có nhiệm vụ biến sự quyết đoán trên biển của Trung Quốc thành sự kiềm chế, và sự phản kháng của nước ngoài thành sự can thiệp gây bất ổn.

Hội nghị Trung ương 12 kết thúc hôm 19/7/2025, ra thông báo kỷ luật cách tất cả các chức vụ cũ đối với (từ trái) Nguyễn Xuân Phúc, cựu Chủ tịch nước và cựu Thủ tướng Chính phủ; Võ Văn Thưởng, cựu Chủ tịch nước và Vương Đình Huệ, Cựu Chủ tịch Quốc hội

Thấy gì qua việc kỷ luật Phúc, Thưởng và Huệ?

Những gì diễn ra trong vụ kỷ luật lần này phản ánh một thực tế trái ngược: Sự tùy tiện, bất nhất và mang màu sắc chính trị nhiều hơn là pháp lý, cho thấy sự khủng hoảng điều lệ đảng Cộng Sản và niềm tin đang ngày một lan rộng ngay trong nội bộ tầng lớp lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam.

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII. Ảnh: Truyền hình HTV

Trung ương 12 tiết lộ gì về nhân sự đại hội XIV?

Đặc biệt, sự im lặng đầy ẩn ý đối với Thủ tướng Phạm Minh Chính là một tín hiệu chính trị phức tạp. Không bị nêu tên, không bị kỷ luật – nhưng cũng không được xác nhận tái nhiệm. Điều này cho thấy ông đang bị cô lập và chờ thời điểm bị “rút lui” trong danh dự.