DB Chris Hayes lên án nhà cầm quyền CSVN vi phạm nhân quyền trầm trọng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vấn đề Nhân quyền tại Việt Nam

Thứ Hai, 04 tháng 7 năm 2011

Tiếp tục thảo luận nghị quyết của ông Hayes:

Hạ viện ghi nhận các điểm sau đây:

(1) Trong phiên tòa ngày 30 tháng 5 năm 2011 tại Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre, Việt Nam, bảy vị sau đâu đã bị xử và kết án theo Khoản 2 Điều 79 Bộ luật Hình sự – “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”:

(a) Bà Trần Thị Thuý (8 năm tù và 5 năm quản chế);

(b) Ông Phạm Văn Thông (7 năm tù và 5 năm quản chế);

(c) Mục sư Dương Kim Khải (6 năm tù và 5 năm quản chế);

(d) Ông Cao Văn Tỉnh (5 năm tù giam và 4 năm quản chế);

(e) Ông Nguyễn Thành Tâm (2 năm tù giam và 3 năm quản chế);

(f) Ông Nguyễn Chí Thành (2 năm tù giam và 3 năm quản chế), và

(g) Bà Phạm Ngọc Hoa (2 năm tù giam và 3 năm quản chế)

(2) Cần nhấn mạnh thêm rằng cả bảy nhân sự này đều là những người tranh đấu dân chủ, và từng:

(a) tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hòa;

(b) in ấn và phát tán các tài liệu tuyên nhận chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa;

(c) giúp dân oan mất đất mất nhà khiếu kiện đòi Nhà nước bồi thường; và

(d) là thành viên của hội thánh Tin lành Mennonite có tên là “Hội thánh Chuồng bò”, và đã từng tham gia tranh đấu ôn hòa đòi công bằng xã hội;

(3) bày tỏ quan ngại rằng nhà cầm quyền Việt Nam có vẻ như đang sử dụng các quá trình pháp lý để hợp thức hóa việc chà đạp phạm nhân quyền và áp chế giới đối kháng ôn hòa; và

(4) yêu cầu Chính phủ (Úc) áp lực ngoại giao với Việt Nam để vận động cho các thay đổi cần thiết trong lĩnh vực nhân quyền và các quyền cơ bản của người dân căn cứ theo các điều khoản của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà cả Úc và Việt Nam đều là các thành viên đã ký kết.

Ông HAYES (Dân biểu vùng Fowler – Trực Nhân sự Chính phủ) (18:30): Là một thành viên của Quốc hội tôi cảm thấy mình có trách nhiệm là phải công khai phản đối các vi phạm trắng trợn về nhân quyền. Qua việc đưa ra quyết nghị này tôi mong muốn tạo được sự quan tâm chú ý tới những sự tàn ác đang diễn ra tại Việt Nam trong vấn đề tự do và công lý. Tuy chúng ta có thể coi Việt Nam là một lân quốc Đông Nam Á cũng như đối tác thương mại có giá trị, bản thân tôi rất kinh ngạc rằng hiện tại đang có hơn 400 người đang bị giam giữ tại nước này chỉ vì họ thực hiện các quyền cơ bản của mình. Ở đây tôi muốn nói tới những người đã bị buộc tội chỉ vì ủng hộ các nhóm hoạt động chính trị bị nhà cầm quyền cấm đoán, hay chỉ vì đã chỉ trích các chính sách của chính phủ, hoặc kêu gọi dân chủ đa nguyên. Ngày hôm nay tôi muốn nêu bật một số trường hợp cụ thể xảy ra gần đây.

Trong những năm vừa qua, tại Việt Nam số lượng những cá nhân hay nhóm hoạt động công khai lên tiếng nói đối kháng với chính quyền ngày càng gia tăng. Để đối phó với thực tế này, chế độ Cộng sản đã ra sức ngăn chặn tiếng nói của họ bằng tù tội. Việc bắt bớ các nhà đấu tranh dân chủ nhân quyền này là tùy tiện và bừa bãi, các phiên tòa xử họ thì hoàn toàn vô lý. Khởi điểm từ mùa hè năm 2010, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt đầu một trong các chiến dịch bắt bớ giới đối kháng lớn nhất từ trước tới nay, đặc biệt nhắm vào các nhà đấu tranh cho dân oan mất đất, nhiều người trong số họ là thành viên của Giáo hội Tin lành Mennonite thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong số những người bị bắt đó tôi muốn đặc biệt lưu tâm đến bảy vị mà tôi đã nói ở trên.

Câu chuyện về họ thật đáng kinh ngạc. Tất cả bảy người đều là thành viên của Hội thánh Chuồng bò thuộc Giáo hội Tin lành Mennonite; hội thánh này có tên như vậy vì họ phải tu tập trong một cái nhà mái tôn vốn là chuồng bò cũ. Trong một sự việc đuợc xem là sự chà đạp nghiêm trọng về công lý, bảy người đã bị bắt và giam cầm biệt tích từ tháng Bảy năm 2010 cho tới khi bị mang ra xét xử ngày 30 tháng Năm năm 2011, mà không được gặp gỡ tư vấn pháp lý hay gia đình. Khi những vị này bị đưa ra Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre trong một phiên tòa chỉ kéo dài chưa tới một ngày, và xử kín, và phía luật sư bào chữa không được tiếp cận hồ sơ của vụ án, đồng thời các yêu cầu được tham dự phiên tòa của giới ngoại giao quốc tế đều bị từ chối. Thêm một điều đáng kinh ngạc đối với phiên tòa dối trá này là Luật sư Huỳnh Văn Đông, người bảo vệ cho hai trong số các bị can đã bị lôi ra khỏi tòa trong khi đang thực hiện việc tranh biện. Sau phiên tòa, ông Huỳnh Văn Đông đã tuyên bố rằng bản thân phiên tòa đó đã vi phạm pháp luật ngay từ đầu. Ông cho biết mọi tuyên cáo hay tranh biện ông đưa ra trong tòa đều bị các thẩm phán cắt ngang – nói một cách khác, chính ông cũng đã bị bịt miệng.

Do liên hệ với Việt Tân, một tổ chức đấu tranh dân chủ, bảy người này đã bị kết án theo Điều 79 Bộ luật Hình sự Việt Nam, tức tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Xã hội Chủ nghĩa. Những gì mà họ bị cáo buộc phạm tội trên thực tế chỉ là: tham gia hội thảo về phương thức đấu tranh bất bạo động, in và dán các biểu ngữ tuyên nhận chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như giúp dân oan phản đối chính quyền tham ô đất đai. Những hành động này hoàn toàn không thể bị coi là sai trái căn cứ theo bất cứ mọi tiêu chuẩn chung nhất nào, và mỗi hành động như vậy cũng hoàn toàn nằm trong khuôn khổ các định chế pháp lý quốc tế. Tổng cộng họ bị tuyên án hơn 33 năm tù giam và 28 năm quản chế sau khi mãn hạn. Điều 79 trong luật Việt Nam rất mơ hồ. Điều này không phân rõ các hoạt động tội phạm bạo lực đe dọa an ninh quốc gia với các hoạt động vận động chính trị ôn hòa. Theo sự nhận định của tôi thì Chính phủ Việt Nam đã lạm dụng điều này và do vậy đã vi phạm nhiều điều khoản trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, và Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, cả hai đều có hiệu lực đối với Việt Nam vì nước này là đã ký kết. Đối với bất kỳ một người bình thường nào, việc bảy vị nói trên đứng lên chống tham nhũng và tìm cách để các quyền hiến định của mình được thực thi, không thể nào bị coi là sai trái, mà ngược lại, chính là hành vi yêu nước. Họ cũng là những người trung tín với niềm tin tôn giáo của mình. Họ đã phục vụ cộng đồng mình sống một cách bất vụ lợi và quên bản thân. Họ đã cáo giác rằng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã sử dụng bộ luật hình sự để hợp thức hóa việc đàn áp nhân quyền và ngăn chặn các tiếng nói đối lập ôn hòa. Nói một cách công bằng là trên mọi phương diện, Chính phủ Việt Nam đã thất bại trong việc chứng tỏ rằng bảy nhà hoạt động nói trên đã có bất cứ một hành vi nào thực sự có thể coi là phạm pháp căn cứ vào các luật quốc tế, và do đó, việc áp dụng Điều 79 theo cách như vậy chỉ đơn giản là để trừng phạt các cá nhân đã sử dụng các quyền tự do lập hội, tự do nhóm họp hay quyền được tham dự vào công việc của đất nước.

Tôi xin bảo đảm với ông Phó Chủ tịch Hạ viện rằng các nghị sĩ Quốc hội Úc không phải là những người duy nhất quan ngại tới tình trạng bắt bớ và kết án tùy tiện đối với những công dân vô tội đang đấu tranh cho tự do và công lý ở Việt Nam. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền, các vị dân cử và giới chức tòa đại sứ khắp các nước trên thế giới đã lên tiếng chỉ trích nhà cầm quyền Việt Nam vì cách hành xử của họ. Một trường hợp đàn áp khác là đối với nữ nhà văn và nhà báo 50 tuổi là bà Trần Khải Thanh Thủy gần đây bị trục xuất sang Hoa Kỳ với các lý do mà Nhà nước Việt Nam nói là “nhân đạo”, nhưng thực ra là do các sức ép vô cùng mạnh mẽ từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ với sự hậu thuẫn của Thượng nghị sĩ Loretta Sanchez. Bà Thủy vốn bị kết án 3 năm rưỡi tù giam trước đây với cáo buộc “hành hung gây thương tích”. Cáo buộc này hoàn toàn là dựng đứng và là cái cớ để nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam bà do các hoạt động liên quan tới đấu tranh dân chủ, đặc biệt là do liên hệ của bà với Việt Tân. Trường hợp của bà Thủy là một bước ngoặc và đây cũng là lần đầu tiên các vận động quốc tế đã có kết quả trong việc ảnh hưởng lên nhà cầm quyền Việt Nam. Khi ký kết Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, Việt Nam đã cảm kết bảo đảm cho người dân của mình các quyền tự do, đặc biệt là quyền tự do lập hội.

Với tư cách là một đối tác thương mại và là nhà cung cấp viện trợ, tôi tin rằng nước Úc có quyền yêu cầu Việt Nam phải tuân thủ các trách nhiệm quốc tế mà mình đã ký kết. Rất nhiều dịp tôi đã trình bày trước Quốc hội về tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam. Gần đây tôi cũng đã có cuộc nói chuyện về việc ba người bị kết án tù chín năm chỉ vì đã tổ chức đình công cho công nhân tại một nhà máy giày để đòi các quyền lợi về lương và điều kiện làm việc thỏa đáng. Tôi cũng đã có dịp nói về luật gia ông Cù Huy Hà Vũ, bị tù bảy năm vì đã khởi xướng đấu tranh pháp lý đối với một dự án khai thác quặng do Trung Quốc làm chủ tại Việt Nam, cũng như đặt câu hỏi về sự đúng đắn của Hiến pháp Việt Nam khi cấm việc kiện tụng theo nhóm lớn.

Chúng ta không cần ghi sổ những đàn áp nhân quyền, mà chúng ta cần nhìn thấy các tiến bộ thực sự về mặt này. Các kết quả tích cực có thể có được khi sức ép đủ mạnh đối với nhà cầm quyền Việt Nam, tương tự như trường hợp thả tù của bà Trần Khải Thanh Thủy. Trường hợp này minh chứng rằng khi chúng ta hợp tác với cộng đồng quốc tế và áp lực đầy đủ và toàn diện lên nhà cầm quyền Việt Nam thì chúng ta có thể giúp chấm dứt những thảm trạng như vậy. Ít nhất, nước Úc, cùng với cộng đồng quốc tế, cần yêu sách nhà cầm quyền Việt Nam phải tuân thủ những gì mình đã ký trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Tôi xin nhấn mạnh, đó là những gì tối thiểu nhất mà chúng ta phải làm.

Như Ông cũng đã biết, thưa Phó Chủ tịch Hạ viện, tôi rất may mắn được đại diện một số đông cử tri gốc Việt trong khu vực bầu cử của mình. Từ khi Sài Gòn sụp đổ 36 năm trước đây, nước Úc đã đón nhận 200 ngàn người tị nạn Việt Nam. Đối với mọi người Việt, đây vẫn là một thực tế. Ở đây không chỉ là các vấn đề từ một mảnh đất xa xôi; hay từ những quá khứ gần, mà chính là vấn nạn đối với các thành viên gia đình trực tiếp và sự an nguy của họ.

Chúng ta luôn đứng ở vị trí dẫn đầu khu vực trong lĩnh vực bảo vệ nhân quyền và chúng ta có quyền tự hào về điểm này. Chúng ta cũng ở vị trí dẫn đầu trong việc phát triển mối quan hệ thương mại với các quốc gia như Việt Nam. Và một lần nữa, đó cũng là điều chúng ta có thể tự hào. Để làm tốt hơn, chúng ta cần đi xa hơn nữa. Giờ đây chúng ta phải làm sao để những nước đã ký kết Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, cho dù là với mục đích để được tham gia trao đổi thương mại, hay vì mục đích nào khác, thì không chỉ tinh thần của công ước đó phải được tôn trọng mà từng điều khoản trong công ước phải được thực thi vì đó là điều sẽ ảnh hưởng tới người dân các nước đó – tức là các quyền tự do được nêu ra trong công ước phải được tuân thủ. Không phải là quá nhiều để đòi hỏi chúng ta cùng với các đối tác quốc tế hợp tác để thúc đẩy cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt nam.

PDF - 84.2 kb
Chris Hayes VN HR Speech 070411

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.