DB Úc phản đối CSVN giam cầm tuỳ tiện các nhà tranh đấu nhân quyền

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ông Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Chính phủ
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Số 2 Hoàng Văn Thụ
Hà Nội, Việt Nam

Kính gửi Thủ tướng Chính phủ,

Tôi viết thư này để phản đối mạnh mẽ về cách đối xử đối với một vài trường hợp các tù nhân lương tâm tại quốc gia của ông gần đây.

Tôi được biết sự ngược đãi đang xảy ra đối với bà Trần Thị Thúy, một nhà tranh đấu cho quyền lợi đất đai và là thành viên của Đảng Việt Tân. Kể từ khi phiên tòa xử kín vào ngày 30 tháng Năm 2011, có tin rằng bà đã bị cưỡng bức lao động mặc dù bị nhiều thương tích và bị từ chối điều trị. Cũng có tin rằng bà bị đối xứ dã man vì muốn buộc bà nhận tội.

Tôi vô cùng quan ngại và rất buồn khi được biết về việc tự thiêu vào ngày 30 Tháng Bảy của bà Đặng Thị Kim Liêng có liên quan qua đến việc giam giữ con gái của bà là Tạ Phong Tần. Bà Tạ Phong Tần được dự kiến bị đưa ra toà xét xử vào ngày 7 tháng Tám cùng với các thành viên đồng sáng lập “Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do” là Điếu Cày và Phan Thanh Hải. Bởi vì việc làm duy nhất của bà Tạ là viết blog, tôi kêu gọi bà được thả để bà có thể chịu tang mẹ mình.

Tôi cũng được biết rằng blogger Paulus Lê Sơn, bị bắt vào ngày 3 tháng Tám năm 2011 đã không được thông báo về cái chết của mẹ mình. Ông Lê là một nhà hoạt động xã hội và là một ký giả nổi bật của Truyền Thông Chúa Cứu Thế Việt Nam. Ông Lê là một trong số 17 người Công giáo bị giam giữ trong năm qua. Tin tức về cái chết của mẹ ông là một nhân quyền cơ bản mà tất cả chúng ta đều phải được hưởng. Tôi rất buồn khi nghe ông đã không được thông báo và do đó không thể lo tang lễ cho mẹ mình.

Cuối cùng tôi cũng cảnh báo về việc giam giữ ông Nguyễn Quốc Quân, một nhà hoạt động dân chủ bền bỉ mang quốc tịch Hoa Kỳ và là thành viên của Việt Tân. Đây là lần giam giữ thứ nhì của ông Nguyễn tại Việt Nam, và ông bị bắt giữ khi đang nhập cảnh vào Việt Nam. Tôi rất quan tâm khi được rằng vợ và các con của ông không được phép thăm viếng và dường như việc giam giữ ông thiếu căn cứ.

Tôi hiểu rằng đây chỉ là một vài trong số nhiều trường hợp của những người bất đồng chính kiến hiện đang bị giam cầm vì đã bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa. Tôi lên án những sự bắt giữ tùy tiện và trân trọng kêu gọi Nhà cầm quyền Việt Nam ngay lập tức và vô điều kiện phóng thích tất cả các nhà hoạt động đang bị giam cầm.

Việt Nam là một quốc gia ký kết Công Ước Quốc Tế về các quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR), qua đó Việt Nam đã cam kết tôn trọng và phát huy các quyền dân sự và chính trị của mọi cá nhân và gia đình của họ.

Việt Nam có tiềm năng to lớn trong việc thúc đẩy sự tiến bộ xa hơn nữa, và tôi tin rằng điều này sẽ chỉ đạt được nếu quyền tự do ngôn luận và niềm tin chính trị được phát huy và tôn trọng.

Cảm ơn sự quan tâm của ông về vấn đề này.

Trân trọng
Bernie Rippoll

PDF - 445.6 kb
MP Ripoll_Letter to PM Nguyen Tan Dung

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tân Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (phải) và cựu Tổng thống Thái Anh Văn vẫy tay trong lễ nhậm chức của ông Lại ở Đài Bắc, Đài Loan, vào ngày 20/5/2024. Ảnh: AP

Phát biểu nhậm chức, tân tổng thống Đài Loan kêu gọi Trung Quốc ngừng đe dọa quân sự nhưng Bắc Kinh chỉ trích

Tân tổng thống Đài Loan, ông Lại Thanh Đức, trong bài phát biểu nhậm chức hôm 20/5 nói rằng ông muốn hòa bình với Trung Quốc và kêu gọi nước này chấm dứt các mối đe dọa quân sự cũng như hăm dọa hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh luôn tuyên bố là lãnh thổ của mình.

“Tôi hy vọng rằng Trung Quốc sẽ đối mặt với thực tế về sự tồn tại của (Đài Loan), tôn trọng sự lựa chọn của người dân Đài Loan và với thiện chí, chọn đối thoại thay vì đối đầu,” ông Lại nói sau khi tuyên thệ nhậm chức.

Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: FB lao Ta

Ngày cuối cùng trên cương vị tổng thống Đài Loan

“Cảm ơn mọi người, đã cùng tôi tạo ra nhiều lần đầu tiên cho Đài Loan, để tự do dân chủ, công bằng chính nghĩa, tôn trọng bao dung, được sinh sôi nảy nở trên mảnh đất này, viết nên trang sử mới cho Đài Loan, cũng như thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia.” Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.