DCCT Báo Cáo Về Cuộc Tiếp Xúc Với UBND Quận Đống Đa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 28.4 kb

DÒNG CHÚA CỨU THẾ VIỆT NAM
Tu viện Thái Hà
180/2 Nguyễn Lương Bằng
Đống Đa, Hà Nội
Đt: 04. 8511 239

****

Hà Nội ngày 15 tháng 9 năm 2008

BÁO CÁO
VỀ CUỘC GẶP GIỮA UBND QUẬN ĐỐNG ĐA
VÀ GIÁO XỨ THÁI HÀ-DCCT HÀ NỘI

Kính gửi: Đức Tổng Giám Mục Hà Nội
Đồng kính gửi: Cha Bề Trên Giám Tỉnh DCCT Việt Nam

Kính thưa Đức Tổng Giám Mục và Cha Bề Trên Giám Tỉnh

Theo giấy mời của UBND Quận Đống Đa, ngày 12.09.2008, khoảng 15 giờ, các linh mục, tu sĩ và giáo dân Giáo xứ Thái Hà-DCCT Hà Nội chúng con có mặt ở Văn phòng UBND quận Đống Đa để trao đổi về một số vấn đề liên quan đến các sự kiện đang diễn ra ở Giáo xứ Thái Hà.

Tham dự buổi trao đổi: Phía Giáo xứ Thái Hà-DCCT Hà Nội có cha Matthêu Vũ Khởi Phụng, Bề trên-Chính xứ, cha Giuse Nguyễn Văn Thật, Phó Bề Trên và một số linh mục, tu sĩ , giáo dân khác trong cộng đoàn.

Phía UBND Quận có Ong Nguyễn Đức Lưu, Phó Chủ tịch UBND Quận, Phụ trách khối Văn-Xã, bà Chánh Văn phòng UBND Quận, ông Bình- Đội phó Đội An ninh CAQ Đống Đa và một số cán bộ khác- không nêu tên tuổi chức danh- làm việc chụp hình và ghi âm.

Ông Nguyễn Đức Lưu giới thiệu và khai mạc. Ông nói mục đích của cuộc gặp là trao đổi một số vấn đề xung quanh Giáo xứ Thái Hà. Cụ thể ông trình bày 3 điểm sau:

Thứ nhất: Trong thời gian gần đây tình hình khu vực Thái Hà có vẻ căng thẳng. Số lượng giáo dân về đông nên các ông ái ngại về vấn đề vệ sinh môi trường. Do đó, ông muốn linh mục Phụng làm sao cố gắng không làm cho tình hình căng thẳng thêm, “nói tóm lại là làm sao giảmg bớt lượng người về”.

Thứ hai: Ông đặt vấn đề với cha Bề trên-Chính xứ “làm thế nào động viên khuyên nhủ giáo dân chủ động giải quyết vấn đề như là ảnh tượng tranh ảnh để chúng ta có điều kiện làm những việc tiếp theo”.

Thứ ba: Ông PCT nói: “hôm nay chúng tôi muốn nghe thêm về phía giáo xứ, tình hình chung, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, của các linh mục trong vấn đề Thái Hà và cố gắng cùng với chính quyền chúng ta làm thế nào giải quyết việc này cho êm thấm và đồng thời đạt được nguyện vọng tốt đẹp”

Ông nói thêm: “ Hôm nay chỉ có ba vấn đề đó thôi, còn các vấn đề khác chúng ta đã biết cả rồi”.

Cuộc gặp trao đổi thoáng qua về vấn đề thứ nhất và tập trung vào vấn đề thứ ba. Còn vấn đề thứ hai thì chưa có thời gian bàn đến.

Sau khi nghe ông Nguyễn Đức Lưu trình bày, quý cha quý thầy và quý giáo dân đã phát biểu các ý kiến của mình. Hầu hết các ý kiến trao đổi tập trung vào vấn đề thứ nhất và thứ ba.

Về vấn đề thứ nhất: Vấn đề tập trung đông người và vệ sinh môi trường

Chúng con trình bày cho UBND Quận biết nguyên nhân chính của việc này là do thông tin của báo, đài, ti vi nhà nước. Cần đổi chiến dịch thông tin này thì mới mong giảm bớt lượng người về.

Chúng con cũng khẳng định Giáo xứ giữ trật tự và vệ sinh rất tốt. Cứ đến hiện trường thì thấy. Từ Nhà thờ ra Linh địa đường đi lối lại đều sạch sẽ. Ngay Linh địa cũng được giáo dân dọn cỏ rác cho bớt ô nhiễm.

Liên quan đến vấn đề vệ sinh, còn có hiện tượng thiếu nước sinh họat. Để khắc phục phần nào, Giáo xứ đã lấy nước từ căn nhà của mình nằm đối diện nhà thờ, nhưng UBND Phường Quang Trung lại đi phá ống dẫn và kêu công ty cấp nước cắt nước. Cha Thật, phụ trách điện nước, ta thán rằng: Phường Quang Trung “đã xây dựng UBND trên đất nhà thờ mà bây giờ lại còn không biết tạo điều kiện cho nhà thờ”.

Về vấn đề thứ ba: Những tâm tư nguyện vọng của giáo xứ Thái Hà

Chúng con, các linh mục, tu sĩ và giáo dân yêu cầu các cap chính quyền liên hệ trả lời các đơn thư khiếu nại của Giáo xứ liên quan đến vấn đề đất đai. Cụ thể là trả lời các phương diện luật pháp liên quan đến tính pháp lý của khu vực đất đai của nhà thờ Giáo xứ mà công ty May Chiến Thắng đang chiếm dụng.

Chúng con cũng trình bày những bức xúc của các linh mục, tu sĩ và giáo dân trong Giáo xứ: Bức xúc về việc pháp luật trên mảnh đất nhà thờ không được thực thi; bức xúc về việc chính quyền địa phương làm ngơ cho các cá nhân lấn chiếm đất nhà thờ và lấn đường giao thông công cộng; bức xúc về việc Công ty May Chiến Thắng bán đất chiếm dụng của nhà thờ và đập phá các cơ sở của nhà thờ trong khu đất…

Chúng con cũng nói rằng chìa khoá để giải quyết vấn đề đang nằm ở trong tay nhà nước. Chúng con trình bày cho UBND biết rằng để có thể giải quyết vấn đề, thì cần thiết nhà nước phải có những bước đi có tính cách “đột phá, sáng tạo” như Đức Tổng Giám Mục Hà Nội đã phát biểu với truyền thông, chứ không thể dùng các biện pháp bạo lực trấn áp linh mục, tu sĩ, giáo dân mà vấn đề lại được ổn thoả.

Chúng con cũng phản ảnh cho nhà nước biết các phương tiện truyền thông đã đưa tin sai lạc, xuyên tạc, quy chụp, kết án bất công. Vụ việc ở Thái Hà bản chất là chuyện tranh chấp đất đai và là chuyện nhỏ so với bao nhiêu chuyện khác quan trọng đang diễn ra trên đất nước, không hiểu vì lý do gì mà nhà nước lại cho báo đài ti vi làm lớn chuyện như vậy.

Chúng con cũng phản bác chuyện quy chụp chính trị liên quan đến vụ việc đang diễn ra ở Thái Hà và chúng con khẳng định rằng điều này sẽ được minh chứng khi chính quyền tôn trọng quyền lợi chính đáng của Giáo xứ và khi Giáo xứ được sử dụng mảnh đất của mình để phục vụ nhu cầu tôn giáo của đông đảo giáo dân.

Cuối cùng Giáo xứ chúng con có một số đề nghị với UBND các cấp:

1. Đề nghị chấm dứt vu cáo, xuyên tạc, mạ li, vu khống các linh mục, tu sĩ và giáo dân trên các phương tiện truyền thông.

2. Đề nghị chấm dứt bắt bớ dân lành vô tội, đồng thời đề nghị thả tự do cho những người đã bị bắt giam oan khuất.

3. Đề nghị giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở pháp lý liên quan đến mảnh đất của nhà thờ mà Công ty MCT đang chiếm dụng bất hợp pháp.

4. Đề nghị chính quyền cho Giáo xứ được trình bày trên báo đài, ti vi của nhà nước : Trình bày quan điểm và các bằng chứng liên quan đến khu đất bị chiếm dụng và những sự việc khác đang diễn ra liên quan đến khu đất này.

5. Đề nghị chính quyền cử cán bộ xuống gặp gỡ đối thoại với bà con giáo dân, giải thích cho bà con hiểu pháp luật liên quan đến việc Công ty May Chiến Thắng chiếm dụng đất đai của nhà thờ Thái Hà.

6. Đề nghị được đối thoại với các cấp có thẩm quyền giải quyết vấn đề và chấm dứt hiện tượng cứ đưa công an, cảnh sát đến áp lực buộc chúng tôi phải chấp nhận các yêu cầu và “quyết định” của nhà nước.

Khoảng 16 giờ 20 thì ông Phó Chủ Tịch UBND kết thúc cuộc gặp. Ông Phó Chủ tịch cũng nói cái gì thuộc trách nhiệm của Quận thì các ông sẽ giải quyết. Cái gì vượt cấp của Quận thì các ông sẽ tiếp thu để trao đổi với các cấp./.

Người làm báo cáo
LM Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT

Dòng Chúa Cứu Thế

JPEG - 77.9 kb

JPEG - 52 kb

JPEG - 49.4 kb

JPEG - 48.7 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.