Để Chấm Dứt Đàn Áp Chính Trị tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hội Nghị Rafto 2006 – Bergen, Norway
Để Chấm Dứt Đàn Áp Chính Trị tại Việt Nam

Kính thưa tiến sĩ Gunnar Sorbo,
Kính thưa quý vị Khôi Nguyên Rafto,
Kính thưa quý khách,

JPEG - 8.5 kb

Thật là một vinh dự cho tôi được phát biểu trước quý vị tại buổi trao giải thưởng của Rafto Foundation lần thứ 20. Tôi vô cùng hân hoan với sự tuyển chọn của Rafto Foundation cho Giải Thưởng Nhân Quyền Rafto 2006.

Hòa Thượng Thích Quảng Độ quả thật là ánh sáng hy vọng của nhân dân Việt Nam. Cuộc đời của ngài là biểu dấu của sự tranh đấu không ngừng nghỉ và là khát vọng của toàn dân tộc. Chúng ta có thể nhìn vào những thử thách mà Hòa Thượng Thích Quảng Độ và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đang phải đối diện để nhìn ra những phương cách nào cần phải huy động để chấm dứt chính sách đàn áp này.

Vào tháng Hai năm 2006, Hòa Thượng Thích Quảng Độ dự tính hướng dẫn một phái đoàn đến thăm viếng Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang đang lâm bệnh và trong tình trạng quản chế tại gia tại tỉnh Bình Dịnh. Khi phái đoàn đến trạm xe lửa Sài gòn để đi Bình Định, lực lượng công an đông đảo đã bủa vây và ngăn cản không cho phái đoàn lên đường.

Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã bị bắt mang đến phòng tra thẩm. Sự kiện này chỉ một vị dụ của nhiều lần Hòa Thượng Thích Quảng Độ bị bắt hay quản chế. Vào tháng 10 năm 2003, đại diện của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh và Công An đã thông báo đến Hòa Thượng Thích Quảng Độ rằng ngài đã bị quản chế vô thời hạn.

Dựa trên cơ sở pháp lý nào giới chức Nhà Nước CSVN lại có thể có một hành động tùy tiện như vậy? Tại sao Công An lại có thể hành động ngang nhiên như thế? Trong tình trạng này, có bao nhiêu người đang sống tại Việt Nam có thể biết về những hoạt động nhân bản của Hòa Thượng Thích Quảng Độ? Các câu trả lời này nằm tại cốt lõi của chế độ độc tài hiện nay tại Việt Nam, chúng tôi xin được lần lượt trình bày từng điểm một.

Hệ Thống Luật Pháp

Công cụ đàn áp chính trị thứ nhất tại Việt Nam là hệ thống luật pháp với 3 điểm mâu thuẫn sau đây:

Dựa trên cơ sở pháp lý nào giới chức Nhà Nước CSVN lại có thể có một hành động tùy tiện như vậy? Tại sao Công An lại có thể hành động ngang nhiên như thế? Trong tình trạng này, có bao nhiêu người đang sống tại Việt Nam có thể biết về những hoạt động nhân bản của Hòa Thượng Thích Quảng Độ?

- Đầu tiên là sự mâu thuẫn giữa Luật Quốc Tế và Hiến Pháp của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Thí dụ, nhà nước Việt Nam đã ký vào Công Ước Quốc Tế về Quyền Công Dân và Chính Trị bảo đảm có sự tự do chính trị, nhưng Hiến Pháp lại cho phép Đảng Cộng Sản vai trò lãnh đạo duy nhất trên toàn đất nước.

- Thứ hai là sự mâu thuẫn giữa Hiến Pháp và Luật Lệ. Hiến Pháp của nhà nước Việt Nam bảo đảm một số quyền “theo ấn địch của luật pháp”, nhưng luật lệ lại giới hạn quyền của công dân như đã hứa bởi Hiến Pháp.

- Thứ ba là sự mâu thuẫn giữa luật lệ và và sự thi hành luật pháp. Luật lệ của nhà nước Việt Nam đòi hỏi Công An phải có lệnh của toà án để bắt người, và sự bắt giữ phải tiến hành công khai với sự hiện diện của nhân chứng. Trên thực tế, sự đòi hỏi của pháp luật này hoàn toàn bị bác bỏ.

Như vậy chúng ta có thể làm được gì?

Để bắt đầu, hãy vạch trần những mẫu thuẫn căn bản này và đòi hỏi chế độ Hà Nội phải tôn trọng quy ước quốc tế và hiến pháp do chính họ lập ra. Đây là động cơ dẫn tới sự hợp tác giữa người Việt và những tổ chức nhân quyền quốc tế để cùng áp lực đòi chế độ Hà Nội phải thay đổi chính sách bắt giữ và quản chế.

Nghị Định 31/CP của Nhà Nước CSVN cho phép Công An áp đặt quản chế tại gia người dân mà không cần đem ra Toà Án xét sử, thời gian quản chế là 2 năm và có thể gia hạn sau đó. Dưới áp lực mạnh mẽ của quốc tế và các nhà dân chủ trong nước, chính quyền Việt Nam sẽ phải hủy bỏ nghị định này.

Kế tiếp, hãy hỗ trợ cho những người Việt Nam đang là nạn nhân của hệ thống luật pháp tùy tiện này. Trong qúa khứ đã có những nhà hoạt động dân chủ trên Internet bị bắt với tội làm “gián điệp” chỉ vì gửi điện thư ra hải ngoại cho bạn bè hoặc bị kết án “tuyên truyền chống nhà nước” khi bày tỏ quan điểm một cách ôn hoà. Rất mong, nếu chuyện này tái diễn thì một mạng lưới luật sư quốc tế có thể can thiệp bằng cách cung cấp sự bảo vệ cho nạn nhân về pháp lý.

Ngoài ra, tại sao lại không gia tăng sức mạnh cho công dân Việt Nam bằng cách giúp cho họ biết về quyền của họ? Sự trợ giúp về giáo dục và kỹ thuật từ những tổ chức phi chính phủ quốc tế có thể đem lại cho người dân địa phương nhận thức về quyền công dân của họ. Dĩ nhiên, những tổ chức quốc tể cũng có những giới hạn, vì vậy, ưu tiên là cần phải hỗ trợ và đầu tư công sức vào những tổ chức phi chính phủ của người Việt Nam tại chính trong nước.

Tóm lại, chính hệ thống luật pháp đã được Nhà Nước sử dụng như những phương tiện chính trị, những phương tiện để đàn áp người dân.

Nghị Định 31/CP của Nhà Nước CSVN cho phép Công An áp đặt quản chế tại gia người dân mà không cần đem ra Toà Án xét sử, thời gian quản chế là 2 năm và có thể gia hạn sau đó. Dưới áp lực mạnh mẽ của quốc tế và các nhà dân chủ trong nước, chính quyền Việt Nam sẽ phải hủy bỏ nghị định này.

Lực Lượng Công An

Một công cụ đàn áp khác là lực lượng công an đang thì hành chính sách của chế độ Hà Nội. Nhưng lực lượng Công An là ai? Họ là những cá nhân, một số nhỏ được thúc đẩy bởi lý tưởng, đa số thi hành theo lệnh. Tất cả những người này hành động như những phần tử vô danh nấp sau một bộ máy hành chánh.

Theo những nhà hoạt động dân chủ kể lại thì những buổi thẩm vấn bởi Công An thường rất thô bạo, tuy nhiên cũng có khi, sau buổi thẩm vấn, sĩ quan công an lại yêu cầu những nhà hoạt động dân chủ đừng thù ghét họ. Những sĩ quan này, có người còn rất trẻ, tỏ ý mong mỏi rằng sau khi chế độ Hà Nội sụp đổ, hãy tha thứ cho những hành động của họ vì họ chỉ làm theo lệnh.

Những câu chuyện này cho thấy rằng chúng ta cần phải tách biệt những cá nhân ra khỏi guồng máy Công An tổng quát. Khi báo cáo tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, những tổ chức nhân quyền không nên chỉ báo cáo về các trường hợp, nhưng cũng nên báo cáo luôn cả những sĩ quan Công An có liên hệ trách nhiệm đến từng vụ việc.

Khi chúng ta công khai nhận diện trung tá Công An có trách nhiệm ra lệnh quản chế tuỳ tiện nhà dân chủ, hoặc một số Công An cố tình tạo ra tai nạn giao thông để hù dọa nhà đối lập, những Công An đã từng tra tấn nhà hoạt động dân chủ trong cuộc thẩm vấn, chúng ta sẽ cho những kẻ vi phạm nhân quyền thấy rằng họ không thể an toàn núp sau guồng máy hành chánh của chế độ.

Một điều rất rõ là giới lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam là thủ phạm của chính sách đàn áp chính trị hiện nay. Tuy nhiên, khả năng thực hiện chính sách này tùy thuộc vào sự tuân lệnh của lực lượng Công An.

Với guồng máy công an này, khi những cá nhân bị tách ra khỏi hệ thống, nguyên bộ máy sẽ dần dần bị vô hiệu hóa. Khi những sĩ quan Công An biết rằng thế giới bên ngoài và toà án quốc tế đang theo dõi hành động của họ, và những hành động này sẽ mang lại hậu quả cho chính họ thì họ sẽ nghĩ lại trước khi hành động, thay vì theo lệnh một cách máy móc để đàn áp những nhà hoạt động dân chủ.

Sự Trao Đổi Tin Tức

Một điều rất rõ là giới lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam là thủ phạm của chính sách đàn áp chính trị hiện nay. Tuy nhiên, khả năng thực hiện chính sách này tùy thuộc vào sự tuân lệnh của lực lượng Công An.

Công cụ sau cùng của chính sách đàn áp chính trị tại Việt Nam là sự kiểm soát thông tin. Nhiều lần, Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã yêu cầu chính quyền Cộng Sản Việt Nam để Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được xuất bản một tờ báo. Những yêu cầu này đã luôn luôn bị từ chối. Chính quyền Việt Nam muốn duy trì sự độc quyền truyền thông, nhưng họ đang phải đối diện với hai thực tế. Thực tế thứ nhất là việc Việt Nam gia nhập WTO với những trách nhiệm kèm theo. Sự hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng thương mại toàn cầu đã trở thành sự thật, sự thách đố của chúng ta là phải vận động Norway, Liên Hiệp Âu Châu, Hoa Kỳ và những quốc gia dân chủ khác để đẩy mạnh sự tiếp cận thị trường Việt Nam một cách song phương.

Khi những công ty tại Việt Nam có thể xuất khẩu tự do mọi mặt hàng theo ý muốn của họ, thì chính quyền Hà Nội cũng phải cho phép nhập cảng vào Việt Nam mọi loại hàng hoá bao gồm cả những ấn phẩm và báo chí. Một khi báo chí từ bên ngoài Việt Nam có thể lưu thông rộng rãi tại Việt Nam, chính quyền có lý do gì để giới hạn báo chí địa phương?

Thực tế thứ hai là hiện tình kỹ thuật thế giới mà tiêu biểu là sự hiện hữu của Internet. Việt Nam sẽ không thể hội nhập thế giới hiện đại và tiến tới nền kinh tế dựa trên kiến thức khi chính quyền phong toả những trang nhà và đòi hỏi dịch vụ Internet phải đăng ký người tiêu dùng. Sự hỗ trợ cho tự do Internet rất quan trọng để có được sự trao đổi thông tin và đẩy lui khả năng đàn áp chính trị.

Chúng ta phải bảo vệ quyền của công dân Việt Nam để họ có thể trao đổi thông tin và sáng kiến qua Internet. Như những công ty đa quốc gia đã từng hiểu trong thập niên 1990s rằng sự hoạt động của những tiệm may bóc lột công nhân là đi ngược lại với trách nhiệm xã hội. Ngày nay những công ty như Microsoft, Google, và Yahoo phải hiểu được trách nhiệm xã hợi của họ là không hỗ trợ nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam theo dõi công dân.

Vai Trò Của Xã Hội Công Dân

Kết luận, tôi xin đề nghị rằng để chấm dứt đàn áp chính trị tại Việt Nam, chúng ta cần phải chú trọng vào 3 công cụ đàn áp của chế độ này, đó là: Sự lạm dụng luật pháp, guồng máy công an, và khả năng kiểm soát thông tin.

Rafto Foundation và những tổ chức phi chính phủ có thể góp phần rất nhiều để đối phó với 3 công cụ này. Nhưng có một điều rất rõ, đó là chính nhân dân Việt Nam mới là thành phần chủ lực để chấm dứt sự đàn áp chính trị.

Như tuyên bố của Giải Thưởng Rafto đã công nhận, một phong trào tranh đấu cho dân chủ đang lớn mạnh tại Việt Nam. Bất kể sự đàn áp của chế độ, một xã hội công dân mới đang vươn lên và phát triển do nỗ lực của những công dân Việt Nam dũng cảm. Cộng đồng quốc tế cũng nên hỗ trợ những con người đang mang lại sự thay đổi tại Việt Nam.

Khi vinh danh Hòa Thượng Thích Quảng Độ, thì chính Rafto Foundation đã thực hiện điều đó. Xin cám ơn qúy vị đã bảo vệ nhân quyền tại đất nước Việt Nam của chúng tôi.

Hoàng Tứ Duy
Ngày 3 tháng 11 năm 2006

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.