Diễn binh 2015 ở Bắc Kinh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 03/09 tới đây, nhà cầm quyền Trung quốc sẽ tổ chức diễn binh trước quảng trường Thiên An Môn để gọi là kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng Đệ Nhị Thế Chiến.

Để chuẩn bị cho cuộc diễn binh này, từ ngày 1/8, Bắc Kinh đã ra lịnh cấm không cho bất cứ ai đến quảng trường Thiên An Môn, ngoài lực lượng công an chìm nổi. Ngoài ra, Bắc Kinh còn cho biết đã huy động khoảng 75 ngàn dân phòng, thanh niên xung phong giữ trật tự quanh khu vực.

Đặc biệt là từ ngày 22/8 đến hết ngày 3/9, Bắc Kinh còn ra lệnh cho tất cả các khách sạn, tiệm ăn, văn phòng làm việc nằm trên đường phố Trường An, đối diện với quảng trường Thiên An Môn phải đóng cửa.

Trung Quốc đã mời khoảng 10 nước gởi quân đến tham dự cuộc diễn binh, nhưng cho đến hôm nay chỉ có 5 nước nhận lời. Về quan khách danh dự thì chính tay ông Tập Cận Bình đã tự mình ký tên trong thư mời gởi tới 50 nguyên thủ quốc gia, nhưng hơn phân nửa từ chối tham dự. Hoa Kỳ và nhiều nước Âu châu trả lời thẳng thừng là trong những năm gần đây Trung Quốc đã và đang bành trướng sức mạnh quân sự nên nếu đến tham dự, ngồi trên hàng ghế danh dự xem diễn binh là coi như đồng tình với Bắc Kinh về chuyện này.

Nữ Tổng thống Hàn Quốc Phát Cận Huệ đã nhận lời mời, nhưng Washington đã yêu cầu bà Huệ không nên đi vì Trung Quốc sẽ lợi dụng sự hiện diện của bà Huệ trên khán đài danh dự để tuyên truyền rằng chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ sang Á châu-Thái Bình Dương đã bắt đầu rạn nứt.

Câu hỏi đã được các bình luận gia Hàn Quốc đặt ra là trong cuộc diễn binh này có sự tham dự của một đoàn quân Bắc Triều Tiên, vậy khi đoàn quân này đi qua mà trên khán đài danh dự lại có mặt nữ Tổng thống Hàn Quốc, chưa cần nói đến chuyện phải vỗ tay vì phép ngoại giao, chỉ cần hiện diện cũng đã không ổn. Do vấn đề này mà bà Huệ có thể sẽ không dự diễn binh nhưng tham dự buổi tiệc kỷ niệm 70 năm chiến thắng của quân giải phóng Trung Quốc chống lại quân đội phát xít Nhật.

Mặc dù Bắc Triều Tiên gởi quân đến tham gia diễn binh, nhưng lãnh tụ Kim Chính Ân lại từ chối lời mời tham dự của Tập Cận Bình với lý do rất “triều tiên” là vì có sự tham dự của nữ Tổng thống Hàn Quốc.

Riêng Nhật Bản, họ Tập dùng mồi “hội đàm song phương” vốn bị Bắc Kinh làm gián đoạn trong nhiều năm qua, gửi thư mời Thủ tướng Abe sang thăm Bắc Kinh để vừa dự lễ, vừa dự hội nghị Trung Nhật. Bộ Ngoại giao Nhật đã có văn thư chính thức trả lời cho Bắc Kinh là Thủ tướng Abe cũng muốn sớm nối lại hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình nhưng phải sau ngày 3/9 vì hiện nay quá bận rộn với nhiều cuộc thảo luận ở quốc hội liên quan đến việc sửa đổi điều 9 hiến pháp cho phép tự vệ đội Nhật có quyền phòng vệ tập thể. Trong khi đó, Đại sứ và sĩ quan tùy viên quân sự Nhật tại Bắc Kinh cũng chính thức thông báo cho bộ Ngoại giao Trung Quốc biết là họ không đến tham dự buổi diễn binh.

Được biết có 10 tân Thượng tướng mới vừa được ông Tập Cận Bình thăng chức vào đầu tháng 8 vừa qua sẽ có mặt trong buổi tiệc kỷ niệm 70 năm chiến thắng của quân giải phóng Trung Quốc. Trong số này có 4 nhân vật từng tham gia vào việc hoạch định các chiến dịch quân sự đánh Việt Nam vào năm 1979. Ông Trương Tấn Sang sẽ dẫn một số quân nhân đến quan sát cuộc diễn binh. Chắc chắn ông Sang sẽ gặp mặt 4 vị Thượng tướng này trong buổi tiệc và rồi cũng sẽ tay bắt mặt mừng như chẳng có chuyện gì xảy ra. Đó là một cái đểu nữa của ông Tập Cận Bình mà ông Sang cũng có thể biết nhưng chẳng làm gì được.

Sau cùng, Tập Cận Bình muốn dùng cuộc diễn binh để phô trương sức mạnh quân sự và sự hậu thuẫn của thế giới nhằm thuyết phục nội bộ đảng về cái gọi là “giấc mơ Trung Hoa” mà họ Tập đưa ra vào cuối năm 2013. Nhưng có hai tai nạn bất ngờ xảy ra đã ít nhiều làm cho kế hoạch diễn binh của họ Tập bị lu mờ:

– Khủng hoảng thị trường chứng khoán, kéo theo sự chao đảo của thị trường tài chánh sau vụ phá giá đồng nhân dân tệ đã làm cho sinh hoạt trong xã hội Trung Quốc trở nên ảm đạm. Đa số dân chúng không dám tiêu xài vì không biết là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện sẽ đổ ấp xuống Hoa Lục vào lúc nào.

– Vụ nổ tại nhà kho chứa chất hóa học độc hải ở cảng Thiên Tân với sức tàn phá tương đương 21 tấn TNT, đã trở thành một ác mộng cho người dân Trung Quốc sau 30 năm tăng trưởng kinh tế. Nhiều người dân cho rằng vụ nổ ở Thiên Tân là một báo hiệu cho sức bùng phá của xã hội sau gần 7 thập niên bị đè nén bởi sự cai trị độc tài và thoái hóa của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nói tóm lại, cuộc diễn binh mà họ Tập dàn dựng lần này có chủ đích là nhắm vào Nhật Bản để kích lên lòng ái quốc của người dân, hầu ủng hộ cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ và Nhật Bản hiện nay. Nhưng cái xui cho họ Tập là nền kinh tế cả nước đang đối diện nguy cơ khủng hoảng lớn; rốt cuộc quay sang chỉ trích họ Tập đã phung phí tiền chỉ để mua danh hão mà thôi.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.